Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Khí quyển, các yếu tố của khí hậu có đáp án

Trắc nghiệm Khí quyển, các yếu tố của khí hậu có đáp án

Trắc nghiệm Khí quyển, các yếu tố của khí hậu có đáp án

  • 276 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

03/11/2024

Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.

*Tìm hiểu thêm: "Nhiệt độ không khí"

a. Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ

- Thể hiện qua hình thành các vòng đai nhiệt: Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh, vòng đai băng giá vĩnh cửu.

- Ranh giới giữa các vòng đai dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 200C và đường đẳng nhiệt 100C, 00C của tháng nóng nhất.

b. Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương

- Do bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn, tỏa nhiệt nhanh hơn bề mặt nước nên vào mùa hạ, nhiệt độ ở lục địa cao hơn ở đại dương, vào mùa đông nhiệt độ ở lục địa thấp hơn ở đại dương. Các điểm sâu trong lục địa có biên độ nhiệt cao hơn các điểm gần đại dương.

- Điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều phân bố ở lục địa.

- Nhiệt độ còn có sự khác nhau giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của dòng biển.

c. Phân bố nhiệt độ theo địa hình

- Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu giảm dần theo độ cao, trung bình giảm 0.60C/100m

- Nhiệt độ không khí còn giảm theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc tới của tia sáng mặt trời tới bề mặt Trái Đất


Câu 2:

21/07/2024

Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.


Câu 3:

21/09/2024

Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Yếu tố kiến tạo,không thuộc ngoại lực

Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn, con người và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. Còn yếu tố kiến tạo thuộc về nội lực.

→ A đúng.B,C,D sai.

 * Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

- Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực.

- Các yếu tố: Khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.

II. Tác động của ngoại lực đến địa hình

- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

- Các quá trình ngoại lực không có ranh giới rõ ràng và chúng có thể đan xen lẫn nhau.

1. Quá trình phong hóa

- Khái niệm: Phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực.

- Phân loại:

+ Phong hoá lí học

+ Phong hoá hoá học

+ Phong hoá sinh học

a. Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là quá trình phá huỷ, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất.

- Điều kiện xảy ra: Xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng.

- Kết quả: Làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

b. Phong hóa hóa học

- Khái niệm: Là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước và sinh vật.

- Điều kiện xảy ra: Diễn ra mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

- Kết quả: Ở những nơi có đá dễ hoà tan (đá vôi, thạch cao,...), phong hoá hoá học thường tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ trên mặt và cac-xtơ ngầm rất độc đáo.

c) Phong hóa sinh học

- Khái niệm: Là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hoá học.

- Điều kiện xảy ra: Sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...

c. Phong hóa sinh học

- Khái niệm: Là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hoá học.

- Điều kiện xảy ra: Sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...

- Kết quả: Sản phẩm của quá trình phong hoá là vỏ phong hoá. Trên bề mặt Trái Đất, vỏ phong hoá dày ở vùng nhiệt đới ẩm và mỏng ở vùng khô hạn, lạnh giá.

2. Quá trình bóc mòn

- Khái niệm: Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban đầu.

- Phân loại: Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.

+ Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,...

+ Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...

+ Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...

+ Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng bằng, phi-o, đá lưng cừu,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất


Câu 4:

23/07/2024

Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là nội lực.


Câu 5:

15/07/2024

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hoá học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...


Câu 6:

17/07/2024

Ngoại lực có nguồn gốc từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.


Câu 7:

15/07/2024
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.


Câu 8:

19/07/2024

Các quá trình ngoại lực bao gồm có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình.


Câu 9:

10/10/2024

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng Bão, lụt và hạn hán.

Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống, hiện tượng biển tiến và biến thoái) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Hiện tượng bão, lụt, hạn hán,… là do tác động của ngoại lực gây ra.

- Các đáp án còn lại là tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

1. Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

2. Nguyên nhân

- Nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ trong Trái Đất.

- Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hoá học,... xảy ra bên trong Trái Đất.

2. Hiện tượng đứt gãy

- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).

- Kết quả:

+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ: như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phí đông lục địa Phi

3. Hoạt động núi lửa

a. Đặc điểm

- Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.

- Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.

- Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

b. Kết quả

- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.

- Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mác-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. Ví dụ: cao nguyên Bazan ở Tây Nguyên ở Việt Nam…

- Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất


Câu 10:

23/07/2024

Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho đất đá bị gãy, vỡ rồi bị di chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tạo thành các hẻm vực, các thung lũng, địa hào, địa luỹ,...


Câu 11:

25/09/2024

Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.

C đúng 

- A sai vì phong hóa phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi nhiệt độ, nước và sinh vật, chứ không chỉ đơn thuần là địa hình. Mặc dù có nước và độ cao, nhưng nếu không có sự thay đổi lớn về nhiệt độ và sinh vật phong phú, cường độ phong hóa sẽ không cao.

- B sai vì phong hóa chủ yếu do tác động của tự nhiên, như sự thay đổi lớn về nhiệt độ và nước. Sự tác động của sinh vật và con người chỉ hỗ trợ phong hóa, nhưng không phải là yếu tố tạo ra cường độ mạnh nhất.

- D sai vì các khu vực này thường có điều kiện ổn định, ít biến động nhiệt độ và độ ẩm hơn. Phong hóa mạnh thường xảy ra ở những nơi có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, nước và hoạt động sinh vật, không phải ở những vùng đất bằng phẳng và màu mỡ.

Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở nơi có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, nước, và sự phát triển của sinh vật vì những yếu tố này tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình phân hủy và phá vỡ các loại đá và khoáng chất.

  1. Nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm, hoặc theo mùa, làm cho các loại đá nở ra và co lại liên tục, dẫn đến nứt vỡ. Điều này gọi là phong hóa vật lý, rất phổ biến ở những khu vực có khí hậu khô và nóng ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm, như sa mạc.

  2. Nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học. Nước mưa, sông ngòi, và băng tuyết có thể thâm nhập vào các khe nứt của đá, gây ra phản ứng hóa học làm tan rã các khoáng chất. Ở những nơi ẩm ướt như rừng nhiệt đới, phong hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ nhất.

  3. Sinh vật: Cây cối, vi sinh vật, và động vật cũng góp phần vào quá trình phong hóa sinh học. Rễ cây có thể thâm nhập vào các khe đá, làm chúng nứt vỡ. Ngoài ra, sự phân hủy của các chất hữu cơ từ sinh vật cũng tạo ra axit hữu cơ, làm tan rã các khoáng chất trong đá.

Tóm lại, sự kết hợp của ba yếu tố này – nhiệt độ, nước và sinh vật – tạo ra môi trường phong hóa mạnh nhất, đặc biệt trong các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc nhiều mưa và sinh vật phong phú.


Câu 12:

18/07/2024

Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Lục địa được nâng lên hay hạ xuống; Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy; Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.


Câu 13:

17/07/2024

Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái hay nói cách khác là sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.


Câu 14:

19/07/2024

Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Quá trình phong hoá bao gồm: phong hoá vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Kết quả chung của quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá.


Câu 15:

16/07/2024

Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương