Câu hỏi:
08/10/2024 202
Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
A. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
A. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
D. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực,không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam. - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam). Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.
- Các đáp án còn lại là đặc điểm lượng mưa trên Trái Đất
→ A đúng.B,C,D sai.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Áp thấp
+ Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa.
+ Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.
- Áp cao
+ Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.
+ Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mua ít.
2. Gió
- Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.
- Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.
3. Frông
- Khái niệm: Là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.
- Phân loại: frông nóng và frông lạnh.
- Nguyên nhân: Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.
- Dải hội tụ nhiệt đới
+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ.
+ Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.
4. Dòng biển
- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.
- Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao. Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; tới 1 độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều.
- Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.
II. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới
1. Phân bố mưa theo vĩ độ
- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do có áp thấp, nhiệt độ và độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt.
+ Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít do có khí áp cao cận chí tuyến, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.
+ Hai khu vực ôn đới có mưa nhiều do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
+ Hai khu vực cực mưa ít nhất do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.
2. Phân bố mưa trên lục địa
- Phân bố: Lượng mưa trên lục địa không giống nhau giữa các khu vực và hai bán cầu.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của biển và đại dương, dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Ở những nơi gần biển hoặc có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều hơn, những nơi sâu trong lục địa hoặc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh thường mưa ít.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
Câu 8:
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?