Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương

  • 226 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
 "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu giữa những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân ở Gia Định.


Câu 2:

23/07/2024
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.


Câu 3:

23/07/2024
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo đức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.


Câu 4:

23/07/2024
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.


Câu 5:

23/07/2024
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái của Nam Bộ, bình dị, chân chất.


Câu 6:

23/07/2024
Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu là sáng tác ở giai đoạn đầu


Câu 7:

23/07/2024
Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu vừa là nhà thơ, thầy đồ, thầy thuốc. Đồng thời, ông cũng là một sĩ phu yêu nước chân chính.


Câu 8:

18/07/2024
Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.


Câu 9:

23/07/2024
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho.


Câu 10:

23/07/2024
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).


Câu 11:

23/07/2024
"Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm.


Câu 12:

23/07/2024
Thể loại của "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là:
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên thuộc loại truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian. Ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi


Câu 13:

23/07/2024
Nội dung sau đúng hay sai? “Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi”
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: - Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.


Câu 14:

18/07/2024
Ông Quán là biểu tượng của tình cảm yêu ghét, phân minh trong sáng của ai?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng.


Câu 15:

23/07/2024
 "Truyện Lục Vân Tiên" được viết bằng thể thơ nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tác phẩm được viết bằng thể thơ lục bát, thể thơ của văn học dân gian.


Câu 16:

22/07/2024
Vị trí của đoạn trích "Lẽ ghét thương" trong tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm Lục Vân Tiên.


Câu 17:

23/07/2024
Đoạn trích "Lẽ ghét thương" được trích từ tác phẩm nào?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)


Câu 18:

23/07/2024
 Thể loại của "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là:
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên thuộc loại truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian. Ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi


Câu 19:

23/07/2024
 "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm.


Câu 20:

23/07/2024
 "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu giữa những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân ở Gia Định.


Câu 21:

23/07/2024
Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Điệp ngữ “nửa phần”

- Nghệ thuật tiểu đối “thương”, “ghét”

=> Tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.


Câu 22:

23/07/2024
“Các danh sĩ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu”  Đúng hay sai?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Các danh sĩ là những người cũng đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn giúp đời, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, lại thêm thời thế đầy nhiễu nhương.


Câu 23:

23/07/2024
Những danh sĩ trong sử sách được tác giả nhắc đến, họ đều có đặc điểm chung là gì?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Điểm chung giữa các danh sĩ trong sử sách: Họ đều là những người có tài, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.


Câu 24:

23/07/2024
Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.


Câu 25:

23/07/2024
Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm”, “Ghét đời U, Lệ đa đoan”; “Ghét đời Ngũ bá phân vân”; “Ghét đời thúc quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Điểm giống nhau: Vua chúa không chăm lo đến đời sống của nhân dân, khiến nhân dân lầm than.


Câu 26:

23/07/2024

Nghệ thuật không được sử dụng trong bốn câu thơ sau là :

 “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Nghệ thuật được sử dụng:

- Điệp từ “ghét”, “đời”, “dân”.

- Liệt kê các điển cố : Kiệt, Trụ, U, Lệ

- Nghệ thuật đối giữa vua quan với dân

=> Tác dụng: Tác giả nhấn mạnh nỗi căm ghét những tên vua dâm ác, tàn bạo, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng thương xót sâu sắc đối với người dân vô tội


Câu 27:

23/07/2024
Những triều đại mà ông Quán ghét, được liệt kê trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
Xem đáp án

Đáp án: E

Giải thích:

Các thế lực cầm quyền bạo tàn:

- Đời Kiệt, Trụ mê dâm

- Đời U, Lệ đa đoan


Câu 28:

23/07/2024
Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân sâu sắc nên ghét những kẻ làm hại dân.


Câu 29:

18/07/2024
Câu thơ nào dưới đây chĩ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Biết ghét vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét của mình.

=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.


Câu 30:

23/07/2024
Nhân vật ông Quán là:
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính (trên đường đi tìm chính nghĩa). Ông Quán có phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.


Bắt đầu thi ngay