Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ (có đáp án)

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ (có đáp án)

Trắc nghiệm Bài 42: Luyện tập nhận biết một số hợp chất vô cơ

  • 464 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:
Xem đáp án

Đáp án A

Trích mẫu thử của ba dung dịch ra ba ống nghiệm có đánh số.

Cho một ít bột Cu vào ba mẫu thử.

+ Dung dịch không hòa tan được Cu là HCl.

+ Dung dịch hòa tan Cu và giải phóng khí mùi hắc là H2SO4 đặc nguội.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

+ Dung dịch hòa tan Cu và giải phóng khí màu đỏ nâu là HNO3 đặc nguội.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)


Câu 2:

23/07/2024
Để nhận ra 3 chất rắn NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong các ống nghiệm riêng biệt ta làm theo thứ tự nào sau đây:
Xem đáp án

Đáp án B

A. Dùng H2O, dung dịch H2SO4

+ Dùng nước để hòa tan các chất rắn tạo thành dung dịch.

+ Sử dụng dung dịch H2SO4 làm thuốc thử để nhận biết các dung dịch thì chỉ nhận biết được dung dịch CaCl2 do xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit dư: CaCl2 + H2SO4  CaSO4 + 2HCl

B. Dùng H2O, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3

+ Dùng H2O để hòa tan các chất rắn tạo dung dịch.

+ Dùng dung dịch NaOH nhận biết được MgCl2 do có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng:

MgCl2 + 2NaOH  Mg(OH)2+ 2NaCl

+ Dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được CaCl2 do có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng:

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3+ 2NaCl

Do đó chất còn lại là NaCl.

C. Dùng H2O, dung dịch Na2CO3

+ Dùng nước hòa tan các chất rắn tạo thành dung dịch

 + Dùng dung dịch Na2CO3 làm thuốc thử nhận biết các dung dịch, ta chỉ nhận biết được dung dịch HCl vì khi đổ lần lượt dung dịch Na2CO3 vào các mẫu thử thì dung dịch NaCl không có hiện tượng gì còn 2 dung dịch MgCl2 và CaCl2 phản ứng tạo kết tủa trắng:

MgCl2 + Na2CO3  MgCO3 + 2NaCl

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl

D. Dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3

Chỉ sử dụng được dung dịch Na2CO3 để nhận biết được dung dịch NaCl: Khi hòa tan các chất rắn vào dung dịch Na2CO3 thì:

+ NaCl tan.

+ CaCl2 và MgCl2 tan và phản ứng tạo kết tủa màu trắng:

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl

MgCl2 + Na2CO3  MgCO3 + 2NaCl


Câu 3:

18/07/2024
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
Xem đáp án

Đáp án D

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Phương trình phản ứng:

Al2O3 + 2NaOH dư → 2NaAlO2 + H2O

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

2Al(OH)3 t° Al2O3 + 3H2O

Trong những bài tách chất như thế này, các hóa chất dùng cho quá trình tách đều cần dùng dư vì chúng ta không biết tạp chất chiếm bao nhiêu hay lượng cụ thể như thế nào.


Câu 4:

22/07/2024
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít hơi nước và khí hiđroclorua. Để có CO2 tinh khíết nên cho hỗn hợp khí này lần lượt qua các bình chứa:
Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình phản ứng:

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

A. Khi ban đầu cho qua dung dịch Na2CO3 thì CO2 có thể phản ứng theo phương trình:

Na2CO3 + CO2 + H2 2NaHCO3

→ Do đó không sử dụng được Na2CO3.

B. Ban đầu cho qua dung dịch NaHCO3 → hấp thụ được HCl, sau đó cho qua CaO khan thì CO2 có thể bị hấp thụ:

CaO + CO2  CaCO3  

→ Do đó không sử dụng được CaO.

C. Dùng P2O5 hấp thụ được H2O và dùng dung dịch NaCl hấp thụ được HCl nhưng sau khi cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaCl thì có thể lẫn thêm nước từ dung dịch. Do đó cách làm này chưa hoàn toàn hợp lí.

D. Cho hỗn hợp khí và hơi  qua bình đựng dung dịch NaHCO3 dư, hiđroclorua bị giữ lại.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Tiếp tục cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc, hơi nước bị hấp thụ. Ta thu được CO2 tinh khiết.


Câu 5:

17/07/2024
Nhận biết cation Ba2+ bằng dung dịch K2CrO4 cho hiện tượng gì?
Xem đáp án

Đáp án B

Nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch Na2CrO4  cho kết tủa màu vàng tươi.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)


Câu 6:

22/07/2024
Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2.
Xem đáp án

Đáp án A

Trích mẫu thử của 4 dung dịch ra 4 ống nghiệm có đánh số

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng mẫu thử để nhận biết

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa trắng là HCl:
AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng đậm là KI:

AgNO3 + KI  AgI + KNO3

+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng nhạt là ZnBr2:

2AgNO3 + ZnBr2  Zn(NO3)2 + 2AgBr

+ Dung dịch khi cho AgNO3 không có hiện tượng gì là Mg(NO3)2


Câu 7:

23/07/2024
Chỉ được dùng nước, nhận biết được từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

C. Cả Mg, Ag và Cu đều không tan trong nước → Không nhận biết được.


Câu 8:

22/07/2024
Một hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khíết bằng cách nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án B

Chỉ có MgO và Al2O3 tan trong dung dịch HCl

Chú ý: Trong 3 chất trên, chỉ có SiO2 tan được trong dung dịch NaOH đun nóng, tuy nhiên nếu chọn đáp án A, ta chưa có bước tái tạo lại SiO2 ban đầu. Để tái tạo lại SiO2 ta có thể thực hiện các quá trình theo các phương trình phản ứng sau:

SiO2 + 2NaOH to Na2SiO3 + H2O

Na2SiO3 + CO2 + H2O  H2SiO3 + Na2CO3

H2SiO3 to SiO2 + H2O


Câu 9:

23/07/2024
Chỉ dùng một dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch sau: KCl, K3PO4, KNO3, K2S.
Xem đáp án

Đáp án C

Trích mẫu thử của mỗi dung dịch ra các ống nghiệm có đánh số.

Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử:

- Xuất hiện kết tủa trắng: KCl

KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl (↓ trắng)

- Xuất hiện kết tủa vàng: K3PO4

K3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4 (↓ vàng) + 3KNO3

- Xuất hiện kết tủa đen: K2S

K2S + 2AgNO3 → Ag2S (↓ đen) + 2KNO3

- Không có hiện tượng gì: KNO3


Câu 10:

21/07/2024
Có 2 chất rắn là FeCl2 và FeCl3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để nhận biết được 2 chất rắn đó.
Xem đáp án
Đáp án A

A. FeCl2 + 2NaOH  2NaCl + Fe(OH)2¯ trắng xanh.

FeCl3 + 3NaOH  3NaCl + Fe(OH)3¯ đỏ nâu.

B. Mặc dù ion Fe2+ phản ứng được vói dung dịch KMnO4 / H+ nên làm mất màu dung dịch KMnO4 còn Fe3+ thì không nhưng cả hai muối cần nhận biết ở đây đều là muối clorua có gốc Cl- cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit đặc nên đều quan sát được hiện tượng: màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt dần.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

C. Hiện tượng quan sát được với cả hai mẫu thử: Xuất hiện kết tủa trắng (AgCl).

D. Cả hai mẫu thử đều không có hiện tượng gì.


Câu 11:

19/07/2024
Có 3 chất rắn là FeCl2, Fe(NO3)2 và FeSO4. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để phân biệt được 3 chất rắn đó.
Xem đáp án

Đáp án B

Cả 3 mẫu thử đều có hiện tượng chung là làm mất màu dung dịch KMnO4/H+ do cả 3 mẫu thử đều có chứa Fe2+:

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Ngoài ra, ta còn quan sát được các hiện tượng khác nhận biết như sau:

+ Mẫu thử phản ứng giải phóng khí màu vàng lục, mùi xốc là FeCl2:

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

+ Mẫu thử phản ứng giải phóng khí không màu, sau đó hóa nâu trong không khí là Fe(NO3)2:

3Fe2++4H+NO33Fe3++NO+2H2O

2NO + O2  2NO2 (nâu đỏ)

+ Mẫu thử phản ứng không xuất hiện khí là FeSO4


Câu 12:

23/07/2024
Thuốc thử nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn sau: Al, Al2O3, Mg.
Xem đáp án

Đáp án B

Trích mẫu thử của ba chất rắn ra ba ống nghiệm có đánh số

Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào từng mẫu thử.

Hiện tượng khi cho các mẫu thử vào dung dịch NaOH:

+ Tan và tạo khí không màu → Al

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

+ Tan và không có khí → Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

+ Không tan → Mg


Câu 13:

19/07/2024

Có các chất rắn: CaO, Ca, Al2O3 và Na. Chất nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn đó.

Xem đáp án

Đáp án A

Trích mẫu thử của 4 chất rắn ra 4 ống nghiệm có đánh số.

Hòa tan 4 mẫu thử bằng nước

Hiện tượng quan sát được khi hòa tan các mẫu thử vào nước:

+ Tan tạo dung dịch đục → CaO.

CaO + H2O  Ca(OH)2

+ Tan tạo dung dịch đục đồng thời giải phóng khí không màu → Ca

Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2

+ Không tan → Al2O3

+ Tan tạo dung dịch trong, giải phóng khí không màu → Na

2Na + 2H2 2NaOH + H2

Nguyên nhân khi sản phẩm tạo thành là dung dịch Ca(OH)2 thì hiện tượng quan sát được là dung dịch vẩn đục là Ca(OH)2 chỉ tan một phần trong nước tạo dung dịch và chính phần không tan này làm cho dung dịch vẩn đục.


Câu 14:

23/07/2024
Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:
Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có lọ đựng FeO + Fe2O3 phản ứng với HCl hoặc H2SO4 loãng không giải phóng khí. Các lọ còn lại chứa Fe phản ứng với HCl hoặc H2SO4 loãng giải phóng khí:

Fe + 2H+  Fe2+ + H2↑.

Còn với dung dịch HNO3 đặc thì cả 3 mẫu thử đều tan và giải phóng khí đỏ nâu.


Câu 15:

22/07/2024
Có 4 kim loại ở 4 lọ mất nhãn: Al, Fe, Mg, Ag. Hãy dùng 2 thuốc thử để nhận biết. Hai thuốc thử đó là:
Xem đáp án

Đáp án B

Đầu tiên, dùng H+ nhận biết được Ag không tan còn các kim loại kia đều tan và giải phóng khí không màu.

2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2

Mg + 2H+ → Mg2+ + H2

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

Dùng dung dịch NaOH nhận biết kim loại từ các dung dịch thu được khi phản ứng với H+:

+ Dung dịch xuất hiện kết tủa keo trắng, tan trong OH dư là dung dịch chứa Al3+. Kim loại ban đầu là Al.

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

+ Dung dịch xuất hiện kết trắng xanh là dung dịch chứa Fe2+. Kim loại ban đầu là Fe.

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch chứa Mg2+. Kim loại ban đầu là Mg.

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2


Câu 16:

18/07/2024
Cho các bột trắng K2O, MgO, Al2O3, Al4C3. Để phân biệt các chất trên chỉ cần dùng thêm
Xem đáp án

Đáp án B

Trích các mẫu thử của 4 chất rắn ra 4 ống nghiệm có đánh số.

Hòa tan 4 mẫu thử này bằng H2O

+ Mẫu thử tan trong H2O là K2O

K2O + H2O → 2KOH

+ Mẫu thử không tan trong H2O là MgO, Al2O3

+ Mẫu thử tan tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 và giải phóng khí là Al4C3

A14C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4

Sau đó lấy dung dịch KOH thu được từ bước nhận biết trên cho vào hai mẫu thử không tan trong nước, mẫu thử tan trong dung dịch KOH là Al2O3, mẫu thử không tan là MgO.

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O


Câu 17:

19/07/2024
Cho dung dịch có chứa các ion: Na+, NH4 +, CO3 2-, PO43, NO3, SO42. Dùng hóa chất nào để loại được nhiều anion nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Trong dung dịch có anion NO3 tạo thành muối tan với mọi cation, còn lại 3 anion là PO43, CO32 và SO42 ta lựa chọn hóa chất nào đó để kết hợp với tối đa 3 anion này để tạo thành kết tủa đồng thời hạn chế tối đa đưa thêm anion lạ vào dung dịch. Do đó sử dụng Ba(NO3)2 ta loại bỏ được cả 3 anion (hình thành kết tủa) và không đưa thêm anion lạ vào dung dịch.

Ba2+ + CO32 → BaCO3

3Ba2+ + 2PO43 → Ba3(PO4)2

Ba2+ + SO42 → BaSO4 


Câu 19:

19/07/2024
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
Xem đáp án

Đáp án C

- Dung dịch Na2SO4, KCl có pH = 7, môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu.

- Dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dung dịch kiềm NaOH có pH > 7, môi trường bazơ → làm quỳ tím hóa xanh


Câu 20:

22/07/2024
Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba?
Xem đáp án

Đáp án B

- Trích mẫu thử. Cho lần lượt các mẫu thử vào dung dịch H2SO4.

+ Mẫu thử sủi bọt khí không màu đồng thời xuất hiện ↓ trắng là Ba

Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2

+ Mẫu thử chỉ sủi bọt khí không màu là Mg, Zn và Fe.

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Cho tiếp Ba dư vào rồi lọc bỏ kết tủa → thu được dung dịch chỉ chứa Ba(OH)2

- Lấy dung dịch này cho từ từ đến dư vào các dung dịch sản phẩm phía trên:

+ Dung dịch cho ↓ trắng → dung dịch là MgSO4 → mẫu thử là Mg.

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

+ Dung dịch cho ↓ xanh trắng → dung dịch là FeSO4 → mẫu thử là Fe.

Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4+ Fe(OH)2

+ Dung dịch cho ↓ keo trắng lẫn kết tủa trắng rồi tan một phần → dung dịch là ZnSO4 → mẫu thử là Zn.

Ba(OH)2 + ZnSO4 → BaSO4 + Zn(OH)2

Zn(OH)2 + Ba(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O


Câu 21:

23/07/2024
Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là:
Xem đáp án

Đáp án B

Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là dung dịch Ba(HCO3)2 . Ta có cách nhận biết như sau:

+ Khi cho lần lượt dung dịch Ba(HCO3)2 vào các mẫu thử thì:

Mẫu thử phản ứng giải phóng khí là dung dịch HCl:

Ba(HCO3)2 + 2HCl  BaCl2 + 2CO2­ + 2H2O

Mẫu thử phản ứng tạo kết tủa trắng là NaOH:

2NaOH + Ba(HCO3)2  Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O

Mẫu thử phản ứng tạo kết tủa trắng đồng thời giải phóng khí là:

Ba(HCO3)2 + H2SO4  BaSO4 + 2CO2­ + 2H2O

Mẫu thử không hiện tượng là dung dịch NaCl.


Câu 22:

17/07/2024

Để phân biệt Al3+ và Zn2+  không dùng thuốc thử

Xem đáp án

Đáp án B

Al3+ và Zn2+  đều tạo kết tủa keo và tan trong NaOH dư

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O


Câu 23:

21/07/2024
Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch:
Xem đáp án

Đáp án C

Dùng Ba(OH)2 thì:

+) NH4Cl: khí mùi khai

NH4+ + OH- → NH3­ + H2O

+) AlCl3: Kết tủa keo sau đó tan

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

+) FeCl3: Kết tủa nâu đỏ

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

+) Na2SO4: kết tủa trắng

Ba2+ + SO42 → BaSO4

+) (NH4)2SO4: kết tủa trắng + khí mùi khai

Ba2+ + SO42 → BaSO4

NH4+ + OH- → NH3­ + H2O

+) NaCl: không có hiện tượng gì


Câu 24:

21/07/2024
Có 2 dung dịch HCl và Na2CO3. Cách nào sau đây không xác định được từng dung dịch?
Xem đáp án

Đáp án D

Dung dịch AgNO3 không phân biệt được 2 dung dịch vì đều tạo kết tủa trắng.

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Na2CO3 + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2CO3


Câu 25:

22/07/2024
Để nhận biết dung dịch KCl, người ta dùng hóa chất nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Sử dụng hóa chất: AgNO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

Phương trình hóa học minh họa:

KCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + KNO3


Câu 26:

23/07/2024
Để phân biệt hai dung dịch NaHCO3 và Na2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

- Trích mẫu thử của mỗi chất cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự

- Nhỏ từ từ dung dịch HCl và từng mẫu thử.

+ Xuất hiện bọt khí: NaHCO3

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O

+ Không có hiện tượng gì: Na2SO4


Câu 27:

23/07/2024
Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên:
Xem đáp án

Đáp án B

A. Sử dụng dung dịch BaCl2 làm thuốc thử thì ta chỉ nhận biết được dung dịch Na2CO3 do có phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng:

BaCl2 + Na2CO3  BaCO3+ 2NaCl

B. Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử thì ta nhận biết được các chất như sau:

+ Dung dịch phản ứng với thuốc thử làm xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3:

 Na2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3+ 2NaOH

+ Dung dịch phản ứng với thuốc thử giải phóng khí mùi khai là NH4NO3:

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

+ Dung dịch mà khi cho thuốc thử vào chuyển sang màu đỏ là phenolphatlein.

+ Dung dịch mà khi cho thuốc thử vào không có hiện tượng là NaNO3.

C. Sử dụng dung dịch HCl làm thuốc thử thì ta chỉ nhận biết được dung dịch Na2CO3 do khi tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí không màu: Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2­ + H2O.

Với đáp án A và C; sau khi cùng nhận biết được dung dịch Na2CO3 thì có thể dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết dung dịch phenolphtalein (do dung dịch Na2CO3 có tính kiềm) nhưng không thể tiếp tục nhận biết hai dung dịch còn lại là NH4NO3 và NaNO3.


Câu 28:

17/07/2024
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
Xem đáp án

Đáp án D

Do có phản ứng:

4Ag + 2H2S + O2 → 2H2O + 2Ag2Sđen


Câu 29:

21/07/2024
Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?
Xem đáp án

Đáp án A

Muối Cr2O72 có màu da cam


Câu 30:

20/07/2024
Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
Xem đáp án

Đáp án C

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS↓

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.

HgS là chất rất bền, khó tan trong axit nên đươc thu gom lại dễ dàng.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương