Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3 (có đáp án): Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời kì hậu trung đại ở Châu Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3 (có đáp án): Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời kì hậu trung đại ở Châu Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3 ( có đáp án): Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời kì hậu trung đại Châu Âu (phần 2)

  • 623 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Xem đáp án

Lời giải:

Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là Italia. Do từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa I-ta-li-a là quê hương của văn minh Hi Lạp- Rô ma. Ở đây vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị của nền văn minh này.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

21/07/2024

Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là

Xem đáp án

Lời giải:

Trong thời kì Phục hưng, sự xuất hiện của rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là “những con người khổng lồ về tư tưởng và sự uyên bác trong lịch sử nhân loại:

- Ph. Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học lớn.

- R. Đê-các-tơ không những là nhà toán học xuất sắc mà còn là nhà triết học lớn.

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ thiên tài, cũng là kĩ sư nổi tiếng.

- N. Cô-péc-ních, Ga-li-lê là những nhà thiên văn có nhiều cống hiến lớn cho ngành thiên văn học, ….

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

19/07/2024

Phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu do ai khởi xướng?

Xem đáp án

Lời giải:

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

28/11/2024

Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

→ A đúng 

- B, C, D sai vì các tôn giáo này phát triển chủ yếu ở châu Á và không có ảnh hưởng lớn đến hệ tư tưởng phong kiến châu Âu, nơi mà Kitô giáo, đặc biệt là đạo Công giáo, mới là tôn giáo chủ yếu.

Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là giáo lý đạo Ki-tô, đặc biệt là đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo La Mã). Đạo Ki-tô đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và củng cố hệ thống phong kiến châu Âu trong suốt thời Trung Cổ. Dưới đây là những lý do cơ bản:

  1. Ảnh hưởng của Giáo hội:

    • Giáo hội Ki-tô, đặc biệt là Giáo hội Công giáo, không chỉ là một tổ chức tôn giáo mà còn có quyền lực chính trị mạnh mẽ. Các giáo sĩ, đặc biệt là Giáo hoàng, có ảnh hưởng lớn đến các vua chúa và quý tộc phong kiến. Giáo hội trở thành người bảo vệ và xác nhận quyền lực của các lãnh chúa, cũng như duy trì trật tự xã hội.
  2. Thần quyền và thế quyền:

    • Giáo lý Ki-tô giáo trong thời kỳ này đã tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa thần quyền (quyền lực của Giáo hội) và thế quyền (quyền lực của các vua chúa, lãnh chúa). Sự thừa nhận của Giáo hội đối với quyền lực của các vua, lãnh chúa là một yếu tố quan trọng trong việc hợp pháp hóa quyền lực của giai cấp phong kiến.
  3. Khái niệm về xã hội:

    • Giáo lý Ki-tô giáo trong thời kỳ phong kiến đã củng cố thứ bậc xã hội, với tầng lớp nông dân, thợ thủ công, và nô lệ được xem là người hạ đẳng, có nhiệm vụ phục vụ cho tầng lớp quý tộc và giáo sĩ. Tư tưởng này tạo ra một xã hội phân chia rõ rệt, nơi quyền lực chính trị và kinh tế nằm trong tay của những người thuộc tầng lớp thượng lưu (vua, lãnh chúa, giáo sĩ).
  4. Giáo lý về "tội lỗi" và "đức tin":

    • Ki-tô giáo dạy rằng cứu rỗi linh hồn chỉ có thể đạt được qua đức tin và sự phục tùng Thiên Chúa. Điều này góp phần duy trì trật tự và sự ổn định trong xã hội phong kiến, khi người dân tin tưởng vào việc tuân theo các quy định của giáo lý sẽ giúp họ đạt được sự cứu rỗi trong cuộc sống vĩnh hằng.
  5. Giáo hội là trung tâm văn hóa:

    • Giáo hội không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm giáo dục và văn hóa. Các trường học, thư viện và các tác phẩm văn học chủ yếu do các giáo sĩ duy trì và sáng tác, củng cố tư tưởng phong kiến và làm thấm nhuần các giá trị này vào đời sống xã hội.

Như vậy, giáo lý đạo Ki-tô, đặc biệt là Công giáo, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và nền tảng chính trị, xã hội của giai cấp phong kiến châu Âu trong suốt thời Trung Cổ.


Câu 5:

19/07/2024

Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?

Xem đáp án

Lời giải:

Sự phát triển của phong trào cải cách tôn giáo đã khiến cho đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

19/07/2024

Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là  

Xem đáp án

Lời giải:

Cuộc chiến tranh nông dân Đức là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

19/09/2024

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp,không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng

Lời giải:

Những nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng:

- Sự tồn tại của chế độ phong kiến cùng với những quan điểm lỗi thời của giáo hội Ki-tô đã kìm hãm sự phát triển của xã hội

- Giai cấp tư sản ra đời ở giai đoạn hậu kì trung đại, tuy có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.

=> Đáp án D: trào lưu triết học ánh sáng đến thế kỉ XVII mới xuất hiện và phát triển ở châu Âu nên không phải là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu.

→ D đúng. A, C, D sai.

* Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng

- Từ thế kỉ XIV – XVII lịch sử đã chứng kiến những sáng tạo của con người diễn ra trên nhiều lĩnh vực:

* Văn học:

+ Nổi bật là tác phẩm Hài kịch thần thánh của Đan-tê, Đôn ki-hô-tê của nhà văn M. Xéc-van-téc.

+ Đỉnh cao là vở kịch của W.Sếch-xpia, các vở kịch nổi tiếng của ông như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,..

=> Nội dung của những tác phẩm lên án tàn bạo, tham lam của phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.

* Nghệ thuật kiến trúc: Thế kỉ XVI là đỉnh cao nghệ thuật Phục hưng gắn liền với 2 danh họa nổi tiếng:

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi với bức họa: Bữa ăn tối cuối cùng, La-Giô-công-đơ .

+ Mi-ken-lăng-giơ với tác phẩm: Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Rôma, tượng Đa-vit, người nô lệ bị trói,…

 Khoa học – kĩ thuật: Xuất hiện nhiều nhà khoa học chống lại quan điểm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái đất, vũ trụ, tiêu biểu như: N. Cô-péc- nich, G. Bru-nô, G. Ga-li-lê,…

3. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu

a. Ý nghĩa

- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học – kĩ thuật.

- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến

- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.

b. Tác động

Phong trào văn hóa Phục hưng đã làm xuất hiện những “ con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa Phục hưng - Chân trời sáng tạo


Câu 8:

08/10/2024

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: - Lên án nghiên khắc giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến. 

- Đề cao giá trị chân chính của con người thay cho thần thánh

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. 

*Tìm hiểu thêm: "Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu"

- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dan tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

 


Câu 9:

09/12/2024

Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích chính là xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. Đó là nền văn học được xây dựng trên nền tảng khôi phục những tinh hoa của văn hóa Hi Lạp và Rô -ma và chú trọng khoa học – kĩ thuật, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân. Nó đối lập hoàn toàn với quan điểm của giáo hội Ki-tô

*Tìm hiểu thêm: "Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI"

- Kinh tế:

+ Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và giàu có

+ Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.

- Xã hội:

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị, xã hội tương xứng. Họ đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa đương thời.

+ Giai cấp tư sản chủ trương khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp – La Mã trước đây; đồng thời hình thành một nền văn hoá mới tiến bộ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

 


Câu 10:

21/07/2024

Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách tôn giáo của Lu-thơ?  

Xem đáp án

Lời giải:

Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương:

- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 11:

19/07/2024

Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? 

Xem đáp án

Lời giải:

Phong trào Văn hóa Phục hưng là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” vì:

- Đánh bại hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, giải phóng con người khỏi áp bức, nô dịch của giáo hội Ki-tô.

- Xây dựng một nền văn hóa mới tiến bộ trong đó đề cao giá trị chân chính của con người, khoa học tự nhiên và thế giới quan tiến bộ

- Dọn đường cho sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản ở giai đoạn sau

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

19/07/2024

Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng do giai cấp tư sản tiến hành để chống lại chế độ phong kiến suy tàn (trước hết là các giáo lý của giáo hội Ki-tô)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

19/07/2024

Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đưa ra được thuyết nhật tâm thay cho thuyết địa tâm của giáo hội Ki-tô?

Xem đáp án

Lời giải:

Cô-péc-ních là người đầu tiên đưa ra được thuyết nhật tâm- mặt trời là trung tâm, trái đất và các hành tinh khác đều quay xung quanh mặt trời thay cho thuyết địa tâm- trái đất là trung tâm của giáo hội Ki-tô.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay