Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27 (có đáp án): Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27 (có đáp án): Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

  • 279 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là độc lập dân tộc.


Câu 2:

ừ năm 1919 - 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Từ năm 1919 - 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm: Pháp (1919-1954) , Nhật (1940-1945) , Mĩ (1954-1975), Trung Quốc (1979), tập đoàn Pôn Pốt (1978).


Câu 3:

Tính chung trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1954 - 1975, đế quốc Mĩ đã thực hiện
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Bốn chiến lược: chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh.

- Trải qua 5 đời tổng thống: Aixenhao, Kennodi, Jonxon, Nichxon, Ford.


Câu 4:

Với chiến thắng nào sau đây nhân dân Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Với chiến thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.


Câu 5:

Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.


Câu 6:

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với lực lượng xã hội nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.


Câu 7:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.


Câu 8:

Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là tàn dư của chế độ thực dân mới còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.


Câu 9:

Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Câu 10:

Nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam trong những năm 1945-1954 là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 SGK Lich Sử 12, tr218.


Câu 11:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 SGK Lich Sử 12, tr218.


Câu 12:

Ngày 7 - 11 - 2007, diễn ra sự kiện gì gắn với sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Ngày 7 - 11 - 2007, Việt Nam trở thành thành viện thứ 150 của WTO.


Câu 13:

Ngày 28-7-1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).


Câu 14:

Ngày 13/01/1941, binh lính đồn  Chợ Rạng  (Nghệ An) đã nổi  dậy  chiếm đồn, đánh chiếm Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh. Cuộc binh biến này do ai lãnh đạo?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Cuộc binh biến ở Đô Lương do Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) chỉ huy. SGK Lịch Sử 12, tr107.


Câu 15:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có thái độ như thế nào đối với cách mạng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Giai cấp tư sản (dân tộc) sau chiến tranh thế giới thứ nhất là có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháo cho một số quyền lợi.


Câu 16:

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tác phẩm Đường Kách mệnh và báo Thanh niên khi được truyền bá về Việt Nam đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước, cách mạng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tác phẩm Đường Kách mệnh và báo Thanh niên khi được truyền bá về Việt Nam đã góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.


Câu 17:

Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.


Câu 18:

Trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc, chống phong kiến.   


Câu 19:

Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : "Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho ... của Tổ quốc".
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 "Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho độc lập và tự do của Tổ quốc".


Câu 20:

Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là thực dân Pháp. 


Câu 21:

Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).


Câu 22:

Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.


Câu 23:

Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.


Câu 24:

Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

So với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có điểm khác biệt là: kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến dịch Điện Biên Phủ => kí kết Hiệp định Giơnevơ).


Câu 25:

Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức: khó khăn trong vấn đề nâng cao dân trí.


Bắt đầu thi ngay