Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án):Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án):Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Thông hiểu)

  • 6186 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/08/2024
Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt của đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng cây lương thực tăng tỷ trọng cây thực phẩm.

Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Bởi nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Đồng thời, cây công nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp lâu năm có vai trò nổi bật là đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Các định hướng khác,không phải của đồng bằng sông Hồng

→ A đúng.B,C,D sai.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

a) Thực trạng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng


Câu 2:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng?
Xem đáp án

Đáp án: A

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực 1 ở Đồng bằng sông Hồng là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt tăng chăn nuôi và thủy sản.


Câu 3:

20/07/2024
Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do nguyên nhân trực tiếp nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân chính cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là: do thực trạng cơ cấu kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế chưa hợp lý. Trong cơ cấu kinh tế theo ngành (năm 2005): nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

B đúng.

- A sai vì đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, vai trò quan trọng này không phải là nguyên nhân trực tiếp buộc vùng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

- C sai vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế chắc chắn sẽ giúp phát huy tốt các thế mạnh của vùng, nhưng đây là kết quả của quá trình chuyển dịch chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.

- D sai vì sức ép dân số là một trong những thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng, nhưng nó không phải là nguyên nhân trực tiếp bắt buộc vùng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

a) Thực trạng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng


Câu 4:

23/07/2024
Tỉnh có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thái Bình là tỉnh nổi tiếng với truyền thống thâm canh lúa nước và luôn nằm trong nhóm các tỉnh có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Người dân Thái Bình áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa, từ đó giúp đạt được năng suất lúa cao.

B đúng, A, C, D sai.

* Nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng

NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC (tạ/ha)

Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

Rau màu vụ đông được đẩy mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển:

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Hà Nội phát triển mạnh

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)


Câu 5:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây không phải là thế mạnh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?
Xem đáp án

Đáp án: D

Đồng bằng sông Hồng là vùng không thật phong phú về TNTN, việc phát triển công nghiệp phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.

* Các thế mạnh chủ yếu của vùng

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

* Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1420 người/km2, gấp 4,9 lần mật độ cả nước (2019), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt,...) bị suy thoái.

- Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến. => Chọn D

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

Xem thêm các bài viết hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Giải Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng


Câu 6:

22/07/2024
Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?
Xem đáp án

Đáp án: C

Nhiều vũng vịnh, biển sâu không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng.


Câu 7:

23/07/2024
Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là
Xem đáp án

Đáp án: A

Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước


Câu 8:

22/07/2024
Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do điều kiện chủ yếu nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho trồng lúa và các loại cây lương thực, thực phẩm khác. Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng và hệ thống sông ngòi giúp cung cấp đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi này là cơ sở để phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

C đúng.

- A sai vì mặc dù lịch sử khai thác lâu đời giúp hình thành và phát triển các kỹ thuật canh tác, nhưng không phải là yếu tố chủ yếu để trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm. Điều này chỉ là một yếu tố hỗ trợ.

- B sai vì diện tích rộng lớn và dân cư đông đúc có thể hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhưng không phải là yếu tố chủ yếu. Diện tích rộng giúp có nhiều đất canh tác, và dân cư đông đúc cung cấp lực lượng lao động, nhưng các yếu tố này cần kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- D sai vì vị trí địa lý thuận lợi và nhiều đô thị lớn có thể giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn, nhưng không phải là điều kiện chủ yếu để trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm. Đây là các yếu tố hỗ trợ sau khi sản phẩm đã được sản xuất.

* Các thế mạnh chủ yếu của đồng bằng sông Hồng

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng


Câu 9:

07/10/2024
Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là ... diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

*Tìm hiểu thêm: "Tài nguyên thiên nhiên"

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

 


Câu 10:

23/07/2024
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Việc tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu là:

+ tăng trưởng kinh tế nhanh vì tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng.

+ giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và môi trường. Dân số đông cần giải quyết vấn đề việc làm, môi trường và tài nguyên bị tàn phá.

A đúng.

* Các định hướng chính chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng


Câu 11:

19/10/2024
Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển.

Đồng bằng sông Hồng có dân số đông cộng thêm nguồn lao động từ các vùng khác đến nên vùng có nguồn lao động rất lớn. Trong khi kinh tế của vùng còn chậm phát triển, số việc làm tạo ra không đủ để đáp ứng cho số lao động trong vùng dẫn đến nhiều nhiều vấn đề việc làm trong vùng.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Các thế mạnh chủ yếu của vùng

 

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1420 người/km2, gấp 4,9 lần mật độ cả nước (2019), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt,...) bị suy thoái.

- Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

 


Câu 12:

22/07/2024
Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
Xem đáp án

Đáp án: B

Đồng bằng sông Hồng có dân số đông khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm vì vậy phát triển nghề thủ công truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết sức ép về vấn đề việc làm của vùng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương