Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2)

  • 410 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

26/10/2024

Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: A sai vì Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.

B sai vì Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.

C sai vì Đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng.

*Tìm hiểu thêm: "Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi"

- Đặc điểm

+ Có độ cao từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam).

+ Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.

- Độ cao 600-700m đến 1600-1700m

+ Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng.

+ Đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng.

+ Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

+ Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.

- Độ cao trên 1600-1700m

+ Khí hậu lạnh, đất mùn.

+ Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.

+ Xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.


Câu 2:

23/07/2024

Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B


Câu 3:

01/12/2024

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, do đây là khu vực có nhiều dãy núi thấp, bị bóc mòn, tạo thành địa hình đồi núi và các hệ thống sông, thung lũng chạy theo hướng vòng cung.

→ A đúng 

- B sai vì đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và một phần Đông Bắc Bắc Bộ, nơi còn có nhiều dạng địa hình khác như đồng bằng, đồi, và núi thấp.

- C sai vì vùng Tây Bắc cũng có địa hình tương tự, với các dãy núi cao và phân hóa rõ rệt theo độ cao, tạo thành các đai cao khác nhau.

- D sai vì chủ yếu phân bố ở miền Trung và Tây Nguyên, nơi có địa hình núi cao, đồi, đồng bằng và các thung lũng.

*) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.

Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.

+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.

- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.

Khí hậu:

+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.

+ Có nhiều biến động thời tiết.

- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.

- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.

- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.

- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

Giải Địa lí 12Bài 12:Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)


Câu 4:

23/07/2024

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 5:

23/07/2024

Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B


Câu 6:

23/07/2024

Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 7:

23/07/2024

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 8:

23/07/2024

Đặc điểm vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án C.

Đặc điểm chủ yếu vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là có nhiều cồn cát ven biển (cồn cát ở Quảng Bình rất rộng, trải dài và ngày càng mở rộng), nhiều đầm phá lớn (nổi bật nhất là phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rộng khoảng 52km2, được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á).


Câu 9:

23/07/2024

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình nào dưới đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 - 55 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 10:

23/07/2024

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang tính chất cận Xích đạo gió mùa với 1 mùa mưa và khô sâu sắc trong năm. Nguyên nhân chủ yếu khu vực này có khí hậu cận Xích đạo gió mùa là do nằm gần đường Xích đạo, nhận được lượng nhiệt lớn trong năm.


Câu 11:

23/07/2024

Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây khiến vùng núi Tây bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất cả nước + chạy hường TB – ĐN ⇒ tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản gió mùa ĐB xâm nhập mạnh và tràn sang phía Tây ⇒ Vùng có mùa đông ấm hơn so với Đông Bắc.


Câu 12:

23/07/2024

Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương