Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 19: Kinh tế Hoa Kì
Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 19: Kinh tế Hoa Kì
-
204 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Nhằm mục đích phát triển bền vững trong công nghiệp năng lượng, Hoa Kì tập trung phát triển
Chọn D
Nhằm mục đích phát triển bền vững trong công nghiệp năng lượng, Hoa Kì tập trung phát triển năng lượng điện nhiệt.
Câu 2:
23/07/2024Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính, Hoa Kì chú ý biện pháp
Chọn B
Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính, Hoa Kì chú ý biện pháp đầu tư cơ sở vật chất máy móc và trang thiết bị, kĩ thuật hiện đại.
Câu 3:
23/07/2024Các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống (lâu đời) của Hoa Kì hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng
Chọn A
Vùng Đông Bắc là nơi phát triển công nghiệp sớm nhất của Hoa Kỳ, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời, như Phi-la-đen-phi-a, Niu Oóc, Si-ca-gô,...
Câu 4:
23/07/2024Ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì không phải là
Chọn D
Đóng tàu là ngành công nghiệp truyền thống, phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp ở Đông Bắc như Bô-xtơn, Niu-Óoc, Oa-sinh-tơn,…
Câu 5:
23/07/2024Công nghiệp của Hoa Kì chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành cần nhiều
Chọn A
Công nghiệp của Hoa Kì chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hiện đại cần nhiều tri thức, tạo ra giá trị sản xuất cao.
Câu 6:
23/07/2024Chọn A
Công nghiệp Hoa Kì tập trung phát triển các ngành đòi hỏi sử dụng nhiều tri thức khoa học như công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hóa dầu,…
Câu 7:
12/08/2024Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kì thay đổi theo hướng
Đáp án đúng là: B
Hiện nay, Hoa Kỳ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, mang hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao, như điện tử - tin học, hàng không - vũ trụ, hóa dầu,... nên tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng tăng và tạo động lực chính trong phát triển công nghiệp.
B đúng
- A sai vì giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp cao cấp, công nghệ và dịch vụ, thay vì khai thác và chế biến. Sự thay đổi chủ yếu phản ánh sự dịch chuyển từ các ngành sản xuất truyền thống sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.
- C sai vì Hoa Kỳ hiện đang chú trọng vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, thay vì các ngành truyền thống. Sự thay đổi chủ yếu phản ánh sự gia tăng trong các lĩnh vực công nghiệp hiện đại và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
- D sai vì Hoa Kỳ hiện đang tập trung vào việc mở rộng ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ, thay vì gia tăng khai thác và chế biến. Sự thay đổi chủ yếu phản ánh sự dịch chuyển từ ngành công nghiệp nặng sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.
*) Công nghiệp
♦ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp của thế giới.
♦ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18,4% GDP và thu hút khoảng 10% lực lượng lao động.
♦ Cơ cấu công nghiệp đa dạng, trong đó nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.
- Công nghiệp năng lượng:
+ Than chủ yếu khai thác ở khu vực phía đông (vùng núi A-pa-lát).
+ Dầu mỏ và khi tự nhiên khai thác chủ yếu ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-la-xca.
+ Sản lượng điện của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới với cơ cấu đa dạng: thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử,...
+ Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
- Công nghiệp chế biến: có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu. Các ngành công nghiệp truyền thống có xu hướng giảm tỉ trọng; trong khi các ngành công nghiệp hiện đại với công nghệ cao đang được đầu tư phát triển mạnh và tăng tỉ trọng.
+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ của Hoa Kỳ phát triển hàng đầu thế giới. Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh,... Các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô (Hao-xtơn, Đa-lát,...) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn,...) có công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển.
+ Ngành điện tử - tin học rất phát triển với các sản phẩm linh kiện điện tử, phần mềm, chất bán dẫn,... chiếm lĩnh thị trường thế giới; tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.
♦ Phạm vi phân bố:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc.
- Từ cuối thế kỉ XX, có sự chuyển dịch dần sản xuất công nghiệp về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt Trời.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 8:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?
Chọn D
Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD, năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại. Các trang trại có quy mô lớn, và sử dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại -> Nhận định: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước là sai.
Câu 9:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Hoa Kì?
Chọn C
Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD, năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại.
Câu 10:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Hoa Kì?
Đáp án đúng là: D
Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD, năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại.
D đúng
- A sai vì nền nông nghiệp hàng hóa ở Hoa Kỳ phát triển từ sớm nhờ vào sự ứng dụng sớm của công nghệ nông nghiệp tiên tiến, quy mô sản xuất lớn, và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sự phát triển này đã giúp Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà sản xuất nông sản hàng hóa hàng đầu thế giới.
- B sai vì ở Hoa Kỳ, nền nông nghiệp hiện đại đã chuyển dịch từ việc sản xuất nông sản cơ bản sang việc cung cấp các dịch vụ nông nghiệp như tư vấn kỹ thuật, quản lý và công nghệ cao. Sự tăng trưởng này phản ánh sự chuyên môn hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp.
- C sai vì nông nghiệp Hoa Kỳ tận dụng sự đa dạng về khí hậu và đất đai để sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Sự đa dạng hóa này giúp tăng cường khả năng chống chọi với rủi ro và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp.
*) Các ngành kinh tế
a) Nông nghiệp
- Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao.
- Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.
- Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
- Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
- Vị trí phân bố một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
+ Phía nam Ngũ Hồ là vùng chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.
+ Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô….
+ Phía nam và ven vịnh Mê-hi-cô, trồng lúa gạo, bông, đậu tương, cây ăn quả.
+ Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt,....
b) Lâm nghiệp
- Có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).
- Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.
- Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..
c) Thuỷ sản
- Khai thác thủy sản pphát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 11:
23/07/2024Hiện nay, ngành hàng không - vũ trụ của Hoa Kì phân bố tập trung ở khu vực nào sau đây?
Chọn C
Công nghiệp hàng không - vũ trụ của Hoa Kỳ phát triển hàng đầu thế giới. Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh,... Các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô (Hao-xtơn, Đa-lát,...) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn,...) có công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển.
Câu 12:
23/07/2024Ngành nào sau đây tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu ở Hoa Kì?
Chọn D
Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp của thế giới. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18,4% GDP. Tuy chỉ có hơn 10% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới. Đây là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.
Câu 13:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?
Chọn C
- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.
- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.
- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Câu 14:
06/01/2025Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.
- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.
- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...
*Tìm hiểu thêm: "Dịch vụ"
Chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2019 là 80% GDP.
a) Ngoại thương
- Đứng đầu thế giới.
b) Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
- Hoa Kì có nhiều sân bay nhất thế giới với hơn 30 hãng hàng không hoạt động.
- Các loại hình vận tải khác: ô tô, sắt, biển, ống cũng rất phát triển.
c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì.
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì – Tiết 2: Kinh tế
Câu 15:
23/07/2024Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kì?
Chọn B
- Nội thương Hoa Kỳ có quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.
- Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.
- Các mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng, các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 19: Kinh tế Hoa Kì (203 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La Tinh (489 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La- tinh (400 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 18: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư Hoa Kì (331 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á (298 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc (297 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 9: Liên minh Châu Âu (EU) (253 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi (248 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga (234 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản (234 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 24: Kinh tế Nhật Bản (221 lượt thi)