Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

  • 172 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

Xem đáp án

Chọn A

Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50% sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than. Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).


Câu 2:

Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là

Xem đáp án

Chọn C

Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp như: giao quyền sử dụng đất cho nông dân, xây dựng mới đường giao thông, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, xây dựng tu bổ hệ thống thủy lợi, phổ biến giống mới năng suất cao,…


Câu 3:

Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

Xem đáp án

Chọn C

Những thay đổi quan trọng và các thành tựu về kinh tế của Trung Quốc là kết quả của công cuộc hiện đại hóa.


Câu 4:

Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

Xem đáp án

Chọn B

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ và phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.


Câu 5:

Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?

Xem đáp án

Chọn D

Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.


Câu 6:

Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?

Xem đáp án

Chọn B

Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp dệt may nhờ tận dụng những nguồn lực sẵn có từ lao động, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.


Câu 7:

Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?

Xem đáp án

Chọn B

Trong phát triển chăn nuôi nhân tố hàng đầu là cơ sở thức ăn. Ở miền Tây Trung Quốc có nhiều đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên, bồn địa và thung lũng. Đồng thời, khu vực này cũng có diện tích rừng tự nhiên lớn của Trung Quốc -> Đây là thế mạnh để Trung Quốc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.


Câu 8:

Các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là

Xem đáp án

Chọn C

Các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là đồng bằng Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc và đồng bằng Đông Bắc.


Câu 9:

Các nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hoa Trung và Hoa Nam có khí hậu ấm áp và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng chè và bông. Chè được trồng nhiều ở các vùng đồi núi có khí hậu cận nhiệt đới, trong khi bông là cây công nghiệp phổ biến ở những vùng đất phù hợp. Đây là hai loại nông sản chính của các khu vực này.

B đúng.

- A sai vì mặc dù lúa gạo và ngô là cây trồng phổ biến, chúng không phải là nông sản chính đặc trưng của các đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- C sai vì lúa mì thường được trồng ở khu vực có khí hậu ôn đới, như Hoa Bắc. Hoa Trung và Hoa Nam không phải là vùng trồng lúa mì chủ yếu. Chè thì đúng, nhưng lúa mì không phù hợp với điều kiện khí hậu của Hoa Trung và Hoa Nam.

- D sai vì bông là cây công nghiệp chính ở nhiều vùng của Hoa Trung và Hoa Nam, nhưng lợn là sản phẩm chăn nuôi, không phải là nông sản chính.

* Ngành trồng trọt tại Trung Quốc:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp

+ Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...

+ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 27 (Kết nối tri thức): Kinh tế Trung Quốc

Giải Địa lí 11 Bài 27 (Kết nối tri thức): Kinh tế Trung Quốc


Câu 10:

Loại gia súc nào sau đây được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn C

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt, nhiều cao nguyên và bồn địa nên thích hợp chăn nuôi cừu và dê. Đặc biệt, khu vực này phát triển đàn cừu rất mạnh.


Câu 11:

Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp của miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông - Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

+ Địa hình: Miền Đông Trung Quốc chủ yếu là đồng bằng và các vùng đất thấp, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Trong khi đó, miền Tây Trung Quốc có địa hình chủ yếu là cao nguyên và núi non, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp quy mô lớn.

+ Khí hậu: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp đa dạng. Ngược lại, miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt hơn, khô hạn hơn, ít mưa, nên hạn chế về khả năng canh tác nông nghiệp.

A đúng.

- B sai vì sông ngòi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố chính tạo ra sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc. Khí hậu vẫn là yếu tố chính, nhưng sông ngòi không đóng vai trò lớn như địa hình.

- C sai vì khoáng sản và biển không liên quan trực tiếp đến sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp.

- D sai vì sinh vật không phải là yếu tố chính quyết định sự phân bố nông nghiệp. Địa hình đúng là một yếu tố quan trọng nhưng sinh vật không quyết định nhiều đến phân bố nông nghiệp như khí hậu.

* Nông nghiệp của Trung Quốc

- Trồng trọt:

+ Chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc còn trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.

+ Phát triển mạnh ở các đồng bằng (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

- Ngành chăn nuôi được quan tâm phát triển. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng; cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Giải SGK Địa lí 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc


Câu 12:

Nhận xét nào dưới đây đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn D

- Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc thuộc miền Bắc của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa mì, ngô, củ cải đường. Đây là những cây trồng thích hợp với khí hậu ôn đới và cận nhiệt (lúa mì, ngô) hoặc ôn đới (củ cải đường).

- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam thuộc miền Nam của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa gạo, mía, chè, bông. Đây là những cây trồng thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt: lúa gạo thích hợp nhất với khí hậu nhiệt đới (ngoài ra cũng trồng được ở vùng cận nhiệt), chè là cây trồng cận nhiệt; bông và mía là cây trồng miền nhiệt đới.

-> Như vậy, miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.


Câu 13:

Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là

Xem đáp án

Chọn A

Do chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường nên các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm không như thời gian trước bị khóa hoặc ép sản phẩm.


Câu 14:

Cây trồng nào dưới đây chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn C

Trung Quốc có dân số đông (trên 1,4 tỉ người) do đó để đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước thì việc chú trọng dành một diện tích đất để phát triển cây lượng thực là điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước -> Cây lương thực ở Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng về diện tích và sản lượng.


Câu 15:

Sản phẩm nào sau đây không phải phát minh quan trọng của Trung Quốc thời trung đại?

Xem đáp án

Chọn C

Giấy, in ấn, la bàn (kim chỉ nam) và thuốc súng là 4 phát minh quan trọng, được coi là "chất xúc tác" cho các nền văn minh vĩ đại - Đây là những phát minh của Trung Quốc. Còn máy hơi nước là phát minh của Anh vào thế kỉ 18.


Bắt đầu thi ngay