Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 9: Liên minh Châu Âu (EU)
Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 9: Liên minh Châu Âu (EU)
-
237 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?
Chọn D
Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức (Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Công đồng nguyên tử châu Âu). Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu.
Câu 2:
23/07/2024Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?
Chọn B
Năm 1951 Cộng đồng than và thép châu Âu được thành lập; năm 1957 Cộng đồng kinh tế châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu) được thành lập; năm 1958 Cộng đồng nguyên tử châu Âu được thành lập và năm 1967 Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập.
Câu 3:
05/10/2024Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Mục đích của EU là xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
C đúng
- A sai vì nhằm tạo ra một thị trường chung, nơi hàng hóa có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên mà không bị rào cản thuế quan hoặc hạn chế, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển kinh tế.
- B sai vì nhằm tạo điều kiện cho công dân di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên, từ đó thúc đẩy sự kết nối văn hóa, kinh tế và xã hội.
- D sai vì nhằm tạo ra một thị trường tài chính thống nhất, cho phép các nhà đầu tư và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cần thiết.
Liên minh châu Âu (EU) được thành lập chủ yếu nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế, thương mại và chính trị giữa các nước thành viên, với các mục tiêu như tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn. Mặc dù an ninh và chính sách đối ngoại là một phần của hoạt động của EU, nhưng việc lưu thông vũ khí hạt nhân không nằm trong tầm nhìn và sứ mệnh chính của tổ chức này.
Thực tế, EU thường có xu hướng thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, và không khuyến khích việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Các quốc gia thành viên có thể có chính sách riêng về vũ khí hạt nhân, nhưng EU không phải là một liên minh quân sự như NATO, mà tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Hơn nữa, việc quản lý và kiểm soát vũ khí hạt nhân thường thuộc về các hiệp định quốc tế và các tổ chức khác, như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hay Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Giải Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Câu 4:
05/10/2024Kinh tế của Liên minh châu Âu phụ thuộc nhiều vào
Đáp án đúng là: C
Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại.
C đúng
- A sai vì EU bao gồm nhiều quốc gia thành viên có nền kinh tế đa dạng và phát triển khác nhau.
- B sai vì EU chủ yếu dựa vào sự hợp tác và thương mại giữa các quốc gia thành viên.
- D sai vì EU có nền kinh tế đa dạng và dựa vào nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp.
Hoạt động xuất - nhập khẩu của kinh tế Liên minh Châu Âu (EU) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chính sách thương mại chung, sự tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên, cũng như các hiệp định thương mại với các nước bên ngoài. EU là một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới, với thị trường chung giúp giảm thuế quan và rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất - nhập khẩu.
Ngoài ra, chính sách nông nghiệp chung và các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. EU cũng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và khu vực khác, giúp mở rộng thị trường cho hàng hóa của các nước thành viên. Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, tình hình kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu dùng cũng tác động đến hoạt động xuất - nhập khẩu.
Cuối cùng, chính trị và an ninh toàn cầu cũng là yếu tố không thể bỏ qua, vì những thay đổi trong quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng đến các dòng chảy thương mại giữa EU và các quốc gia khác. Tất cả những yếu tố này kết hợp tạo thành một mạng lưới phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất - nhập khẩu của EU.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Giải Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Câu 5:
23/07/2024Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của Liên minh châu Âu?
Chọn D
Lĩnh vực chính trị không phải là mục đích của EU.
Câu 6:
23/07/2024Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên?
Chọn B
Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 5,8% số dân và đóng góp 17,8% GDP toàn thế giới.
Câu 7:
23/07/2024Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là
Chọn B
Năm 1957 cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic Community) với 6 quốc gia thành viên, tên viết tắt là EEC.
Câu 8:
23/07/2024Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu?
Chọn A
Thụy Sỹ, tên đầy đủ là Liên bang Thụy Sỹ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Thụy Sĩ, một đất nước hòa bình, giàu có, nằm ở giữa trung tâm của châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là Thụy Sĩ.
Câu 9:
23/07/2024Quốc gia nào sau đây không tham gia thành lập nên Cộng đồng Than Thép châu Âu?
Chọn A
Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
Câu 10:
23/07/2024Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?
Chọn B
Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrích, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới.
Câu 11:
23/07/2024Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?
Chọn D
Mục tiêu của EU theo Hiệp ước Ma-xtrích là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên: tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc dẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 12:
23/07/2024Các quốc gia nào sau đây thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu?
Chọn A
Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các quốc gia: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
Câu 13:
23/07/2024Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất của những tổ chức nào sau đây?
Chọn A
Năm 1951, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu; sau đó thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957 và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958. Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên.
Câu 14:
01/10/2024Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về
Đáp án đúng là : D
- Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về trình độ phát triển.
Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước trong khu vực Liên minh châu Âu (sự chênh lệch này diễn ra giữa các nước Đông - Tây - Nam - Bắc Âu).
→ D đúng.A,B,C sai.
* Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU
1. Quy mô
- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên.
- Năm 1967, tổ chức này hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của EU).
- Ngày 1/11/1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, là cột mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.
=> Nhìn chung, trải qua quá trình phát triển lâu dài, quy mô của EU ngày càng mở rộng cả về số thành viên, diện tích, số dân và GDP. Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 17,8% GDP toàn thế giới.
2. Mục tiêu của EU
- Mục tiêu của EU khi thành lập được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993): EU xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.
=> Với ba trụ cột về kinh tế, chính trị và tư pháp, Hiệp ước hướng đến xây dựng EU thành khu vực tự do và liên kết chặt chẽ.
- Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.
3. Thể chế hoạt động của EU
- Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).
- Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:
+ Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.
+ Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.
+ Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
+ Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....
- Trải qua quá trình liên kết, quyền lực của EU ngày càng được tăng cường.
+ Các nước thành viên có hiến pháp riêng nhưng phải phù hợp với hiến pháp của EU.
+ EU có thể giao dịch với tư cách là một quốc gia với các quốc gia khác.
=> Như vậy, thể chế của EU ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Các mục tiêu toàn diện và thể chế minh bạch, dân chủ làm cho EU ngày càng đoàn kết, thịnh vượng và nâng cao vị thế trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Giải SBT Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Câu 15:
23/07/2024Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?
Chọn C
EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định khác có thành phần thương mại với nhiều nước.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 9: Liên minh Châu Âu (EU) (236 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La Tinh (457 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La- tinh (387 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 18: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư Hoa Kì (312 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á (278 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc (275 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi (233 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản (224 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga (220 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 24: Kinh tế Nhật Bản (209 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (198 lượt thi)