Câu hỏi:

01/10/2024 887

Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về

A. chính trị, xã hội.

B. trình độ văn hóa.

C. ngôn ngữ, tôn giáo.

D. trình độ phát triển.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về trình độ phát triển.

Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước trong khu vực Liên minh châu Âu (sự chênh lệch này diễn ra giữa các nước Đông - Tây - Nam - Bắc Âu).

→ D đúng.A,B,C sai.

* Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

1. Quy mô

- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên.

- Năm 1967, tổ chức này hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của EU).

- Ngày 1/11/1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, là cột mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.

=> Nhìn chung, trải qua quá trình phát triển lâu dài, quy mô của EU ngày càng mở rộng cả về số thành viên, diện tích, số dân và GDP. Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 17,8% GDP toàn thế giới.

2. Mục tiêu của EU

- Mục tiêu của EU khi thành lập được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993): EU xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

=> Với ba trụ cột về kinh tế, chính trị và tư pháp, Hiệp ước hướng đến xây dựng EU thành khu vực tự do và liên kết chặt chẽ.

- Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.

3. Thể chế hoạt động của EU

- Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:

+ Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.

+ Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.

+ Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.

+ Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....

- Trải qua quá trình liên kết, quyền lực của EU ngày càng được tăng cường.

+ Các nước thành viên có hiến pháp riêng nhưng phải phù hợp với hiến pháp của EU.

+ EU có thể giao dịch với tư cách là một quốc gia với các quốc gia khác.

=> Như vậy, thể chế của EU ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Các mục tiêu toàn diện và thể chế minh bạch, dân chủ làm cho EU ngày càng đoàn kết, thịnh vượng và nâng cao vị thế trên thế giới.

Xem thêm các  bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Giải SBT Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của Liên minh châu Âu?

Xem đáp án » 23/07/2024 553

Câu 2:

Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 286

Câu 3:

Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?

Xem đáp án » 23/07/2024 267

Câu 4:

Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên?

Xem đáp án » 23/07/2024 263

Câu 5:

Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là

Xem đáp án » 23/07/2024 227

Câu 6:

Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 221

Câu 7:

Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án » 05/10/2024 210

Câu 8:

Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu?

Xem đáp án » 23/07/2024 193

Câu 9:

Kinh tế của Liên minh châu Âu phụ thuộc nhiều vào

Xem đáp án » 05/10/2024 183

Câu 10:

Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất của những tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 179

Câu 11:

Các quốc gia nào sau đây thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu?

Xem đáp án » 23/07/2024 177

Câu 12:

Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 177

Câu 13:

Quốc gia nào sau đây không tham gia thành lập nên Cộng đồng Than Thép châu Âu?

Xem đáp án » 23/07/2024 175

Câu 14:

Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?

Xem đáp án » 23/07/2024 141