Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

  • 180 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

25/09/2024

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ).

C đúng 

- A sai vì điều này cho thấy sự quay trở lại với sản xuất nông nghiệp truyền thống, làm giảm khả năng phát triển bền vững và hiện đại hóa nền kinh tế.

- B sai vì điều này có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng trong phát triển kinh tế, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ổn định.

- D sai vì điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm tổng thể trong hoạt động kinh tế, giảm khả năng tạo ra giá trị và việc làm.

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang diễn ra sự chuyển biến rõ rệt với xu hướng giảm tỷ trọng khu vực I (nông nghiệp), trong khi tỷ trọng khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ) ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được giải thích như sau:

  1. Công nghiệp hóa: Nhiều quốc gia trong khu vực đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa để nâng cao năng suất và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, dẫn đến tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp.

  2. Đô thị hóa: Sự phát triển đô thị đang thúc đẩy nhu cầu cho các dịch vụ như thương mại, tài chính, và du lịch, làm tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong nền kinh tế.

  3. Thay đổi thói quen tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại hơn, dẫn đến sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

  4. Đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài thường ưu tiên vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, điều này không chỉ tạo ra việc làm mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.

  5. Cải cách chính sách: Nhiều quốc gia đã thực hiện các chính sách cải cách kinh tế, khuyến khích đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu.

Sự chuyển đổi này phản ánh xu hướng phát triển kinh tế hiện đại, giúp các quốc gia Đông Nam Á nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á


Câu 2:

23/07/2024

Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

Xem đáp án

Chọn A

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Tuy tỉ trọng ngày càng giảm đi trong cơ cấu GDP nhưng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.


Câu 3:

23/07/2024

Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

Xem đáp án

Chọn B

Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. Thái Lan và Việt Nam đã trở thành hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.


Câu 4:

09/10/2024

Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngày nay, các nước Đông Nam Á đang hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, sử dụng ít nguyên liệu, tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo... nhằm tiến tới tăng trưởng xanh trong công nghiệp.

B đúng

- A sai vì các nước này tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- C sai vì các nước này chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, gia công, chế biến và lắp ráp nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp.

- D sai vì các quốc gia này tập trung vào việc hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn.

*) Tình hình phát triển kinh tế

♦ Tình hình phát triển

- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

- Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

 

- Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

 

- Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

♦ Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á


Câu 5:

23/07/2024

Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

Xem đáp án

Chọn A

Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước ở khu vực Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á còn trồng là khu vực trồng nhiều cây cao su, cà phê, dừa, hồ tiêu, mía...


Câu 6:

23/07/2024

Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

Xem đáp án

Chọn B

Đông Nam Á một trong những cái nôi có nền văn minh lúa nước lâu đời. Ở khu vực Đông Nam Á, lúa gạo trở thành cây lương thực chính và được trồng nhiều ở nhiều nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…


Câu 7:

23/07/2024

Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đứng đầu về sản lượng lúa gạo?

Xem đáp án

Chọn D

Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a. Tiếp đến là Thái Lan, Việt Nam,…


Câu 8:

23/07/2024

Về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh có điểm giống nhau nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.


Câu 9:

23/07/2024

Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

Xem đáp án

Chọn B

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nhiều quốc gia còn xuất khẩu gạo nhằm thu ngoại tệ, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.


Câu 10:

24/10/2024

Cây cao su được trồng nhiều ở các quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Các cây công nghiệp nhiệt đới được trồng chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, cọ dầu,...; Trong đó, cây cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan; Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

A sai vì Xingapo ít trồng cây công nghiệp nhiệt đới

C, D sai vì Campuchia chủ yếu là lúa

=> A, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "Trồng trọt"

- Là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á.

- Các cây trồng chính là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.

+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

 


Câu 11:

23/07/2024

Quốc gia nào sau đây đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây?

Xem đáp án

Chọn D

Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a,...


Câu 12:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?

Xem đáp án

Chọn A

Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á nhưng so với ngành trồng trọt, tỉ trọng còn khá khiêm tốn.


Câu 13:

23/07/2024

Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á nuôi nhiều gia súc lớn?

Xem đáp án

Chọn B

Ngành này góp phần giải quyết tốt vấn đề thực phẩm của khu vực và tạo mặt hàng xuất khẩu. Vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là: lợn, trâu, bò,... Các nước nuôi nhiều là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.


Câu 14:

23/07/2024

Cây hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Chọn D

Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.


Câu 15:

23/07/2024

Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?

Xem đáp án

Chọn B

Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải,… Như vậy, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.


Bắt đầu thi ngay