Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
-
275 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
Chọn C
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản -> Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Nhật Bản về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
Đáp án đúng là: D
Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn. Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.
D đúng
- A sai vì quốc gia này chịu ảnh hưởng của gió mùa và có địa hình đa dạng, dẫn đến lượng mưa phong phú quanh năm, đặc biệt là trong mùa hè và mùa mưa bão.
- B sai vì nước này kéo dài theo chiều dọc, dẫn đến sự khác biệt lớn về khí hậu: miền bắc có mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, trong khi miền nam có khí hậu cận nhiệt đới và ấm áp hơn quanh năm.
- C sai vì nước này có bốn mùa rõ rệt: mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng và ẩm, mùa thu mát mẻ và khô ráo, và mùa đông lạnh giá, với sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa đáng kể giữa các mùa.
*) Khí hậu
- Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam.
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới gió mùa; mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết, mùa hạ ấm áp.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới; mùa đông không lạnh; mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
- Nhật Bản có mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, cá biệt có nơi mưa đến 4000 mm.
=> Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Giải Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Câu 3:
23/07/2024Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở
Chọn B
Đảo Kiu-xiu nằm ở phía Nam của Nhật Bản, có khí hậu cận nhiệt đới nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng và thường có mưa to, bão,…
Câu 4:
23/07/2024Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
Chọn A
Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới nhưng có gió mùa điển hình nên mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm.
Câu 5:
23/07/2024Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của
Chọn A
Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
Câu 6:
23/07/2024Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?
Chọn B
Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Câu 7:
23/07/2024Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành
Chọn B
Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành giao thông vận tải biển, đặc biệt trong việc xây dựng các cảng biển.
Câu 8:
23/07/2024Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh.
A đúng
- B sai vì sông ngòi ở Nhật Bản thường ngắn, dốc và có diện tích lưu vực nhỏ do địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
- C sai vì sông ngòi Nhật Bản thường có lưu lượng nước lớn, nhất là vào mùa mưa và khi có bão, do lượng mưa hàng năm cao và địa hình dốc.
- D sai vì Nhật Bản có nhiều sông ngắn và dốc, thường chảy nhanh và không có nhiều sông lớn dài như ở các lục địa khác.
*) Sông, hồ
- Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô. Sông ít có giá trị giao thông nhưng có giá trị về thuỷ điện và cung cấp nước.
- Nhật Bản có nhiều hồ, nhiều thác nước và suối khoáng nóng… có giá trị cao đối với du lịch.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Giải Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Câu 9:
23/07/2024Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
Chọn B
Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
Câu 10:
23/07/2024Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là
Chọn C
Các đảo của Nhật Bản lần lượt từ Nam lên Bắc là đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su và đảo Hô-cai-đô.
Câu 11:
23/07/2024Núi Phú Sĩ nằm trên đảo nào dưới đây của Nhật Bản?
Chọn B
Đỉnh núi Phú Sĩ nằm ở phía đông nam đảo Hôn-su. Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản với độ cao 3776 m.
Câu 12:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Năm Độ tuổi |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
2010 |
2014 |
Dưới 15 tuổi |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
13,3 |
12,9 |
Từ 15 - 64 tuổi |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
63,8 |
60,8 |
Trên 65 tuổi |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
22,9 |
26,3 |
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
Chọn C
Nhìn chung, giai đoạn 1950 - 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian
- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%.
- Nhóm tuổi 15 - 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8%.
- Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3%.
Câu 13:
04/10/2024Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản.
*Tìm hiểu thêm: "Vị trí địa lí"
♦ Đặc điểm
- Nhật Bản là một quốc đảo, có diện tích khoảng 378,0 nghìn km2, nằm ở phía đông châu Á, kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°25′B đến khoảng vĩ độ 45°33′B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến khoảng kinh độ 154°Đ.
- Lãnh thổ Nhật Bản gồm bốn đảo lớn là: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, trải theo một vòng cung dài khoảng 3800 km.
- Nhật Bản nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần với Liên bang Nga và Trung Quốc, là những nền kinh tế lớn trên thế giới.
♦ Ảnh hưởng
- Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.
- Tuy nhiên, Nhật Bản nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa và sóng thần,... gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống người dân.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Câu 14:
23/07/2024Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ là do
Chọn B
Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do vị trí địa lí Nhật Bản nằm trên vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải - Thái Bình Dương nên hiện nay vẫn có 80 núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản. Nhiều trận động đất kèm theo sóng thần gây thiệt hại rất lớn về người, các công trình công cộng và nhà cửa, tài sản của người dân.
Câu 15:
23/07/2024Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là
Đáp án đúng là: C
Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, chủ yếu là than đá và đồng -> Nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế. Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu các nguồn nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển. Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.
C đúng
- A sai vì nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ và có các chính sách ổn định kinh tế, công nghiệp có độ cạnh tranh cao và sự đa dạng hóa sản phẩm, giúp giảm thiểu tác động của biến động thị trường.
- B sai vì nước này có thị trường tài chính phát triển, có khả năng hấp thu vốn đầu tư nội địa và nước ngoài một cách hiệu quả, đồng thời áp dụng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư công nghiệp.
- D sai vì nước này đã có truyền thống đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời có hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao trong công nghiệp hiện đại.
*) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
a) Địa hình, đất
- Đặc điểm:
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000m (Phú Sĩ cao 3776 m). Có nhiều đất đỏ.
+ Đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, lớn nhất là đồng bằng Can-tô, chủ yếu là đất pốt dôn, đất phù sa.
b) Khí hậu
- Đặc điểm:
+ Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, có nơi lên đến 4000 mm.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô.
+ Có nhiều hồ (Bi-oa, Ca-xu-mi…), nhiều thác nước (Ka-mui-oa-ka, Fu-ku-rô-da…), suối khoáng nóng (I-u-phu-in, Ha-kô-ne…)
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
+ Vùng biển giàu hải sản, chiếm 25% số loài cá biển trên toàn thế giới.
+ Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá: ngừ, thu, mòi, trích, hồi.
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ) với nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm.
+ Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Nghèo khoáng sản, một số loại khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì, kẽm với trữ lượng nhỏ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Giải Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản (274 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ la tinh (861 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi (368 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi (290 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (253 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga (247 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (216 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga (206 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kì (203 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 17: Kinh tế Hoa Kì (195 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 9: EU- Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới (189 lượt thi)