Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

  • 267 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển?

Xem đáp án

Chọn D

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…


Câu 2:

23/07/2024

Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…


Câu 3:

23/07/2024

Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan, Cáp Nhĩ Tân, Nam Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu, Thẩm Dương. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…


Câu 4:

23/07/2024

Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?

Xem đáp án

Chọn D

Ở Trung Quốc, vùng phía Tây chủ yếu là núi cao hiểm trở nên ngành công nghiệp ít phát triển. Chủ yếu là các điểm công nghiệp nhỏ, còn núi cao không có trung tâm công nghiệp.


Câu 5:

23/07/2024

Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào năm

Xem đáp án

Chọn C

Tàu Thần Châu V của Trung Quốc lần đầu tiên đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào tháng 10 năm 2003.


Câu 6:

23/07/2024

Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc là sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn. Đồng thời, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.

D đúng 

- A sai vì các hoạt động sản xuất và dịch vụ phát triển trong địa phương cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho người dân, giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

- B sai vì các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản và thủ công mỹ nghệ thường cần đến sự tham gia của lao động địa phương, giúp tạo việc làm và cải thiện năng suất kinh tế.

- C sai vì các hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cần sự tham gia lao động, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong cộng đồng.

*) Công nghiệp

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.

+ Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.

+ Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,..

- Cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao, đóng góp đáng kể vào thành công của quốc gia này trên thị trường công nghệ và lĩnh vực hàng không vũ trụ.

+ Công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc phát triển rất nhanh, chiếm hơn 32% tổng số ô tô được sản xuất toàn cầu. Trong đó, ô tô sử dụng năng lượng mới là sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân cao, dần trở thành thế mạnh của Trung Quốc so với thế giới.

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống, phát triển không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà còn phục vụ dân sinh như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại. Từ năm 2003, Trung Quốc đã phóng thành công các tàu vũ trụ Thần Châu lên quỹ đạo của Trái Đất. Ngoài ra, quốc gia này còn thực hiện nhiều chuyến thám hiểm Mặt Trăng, sao Hoả và nhiều thiên thể khác.

+ Nhiều sản phẩm công nghệ của Trung Quốc cũng chiếm phần lớn thị phần toàn cầu như: điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân, máy điều hoà...

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Giải Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc


Câu 7:

23/07/2024

Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

Xem đáp án

Chọn A

Công nghiệp luyện kim của Trung Quốc được coi trọng và đầu tư phát triển. Công nghiệp điện tử - tin học đang phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Trung Quốc. Các ngành công nghiệp này phát triển mạnh ở các thành phố, đô thị.


Câu 8:

23/07/2024

Các loại vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngành chăn nuôi cũng được quan tâm phát triển. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng; cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây.

  B đúng

- A, C, D sai vì những loại vật nuôi chủ yếu được phát triển trong nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn của nhiều quốc gia trên thế giới.

*) Nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp

+ Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...

+ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây.

- Chăn nuôi:

+ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,...

+ Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...

+ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Giải Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc


Câu 9:

23/07/2024

Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là

Xem đáp án

Chọn A

Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là cừu. Vì miền tây có khí hậu khắc nghiệt nên chỉ chăn nuôi được cừu và dê.


Câu 10:

23/07/2024

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc?

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Cây mía ở Trung Quốc được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Nam.

A sai.

- Cây chè ở Trung Quốc tập chung ở 4 khu vực là khu vực Giang Nam (bao gồm Chiết Giang, Giang Tây, một phần của An Huy và Hồ Nam), Trùng Khánh (Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc An Huy), Hồ Nam (Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hải Nam) và Tây An (Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu).

B sai.

- Ở Trung Quốc, bông được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.

C sai.

Loại cây được trồng nhiều nhất ở đồng bằng Hoa Bắc là cây Ngô.

D đúng.

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc?  A. Mía. B. Chè. C. Bông.  D. Ngô. (ảnh 1)

* Phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc

- Trồng trọt:

+ Chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc còn trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.

+ Phát triển mạnh ở các đồng bằng (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

- Ngành chăn nuôi được quan tâm phát triển. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng; cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây.

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc?  A. Mía. B. Chè. C. Bông.  D. Ngô. (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc


Câu 11:

23/07/2024

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc?

Xem đáp án

Chọn D

Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.


Câu 12:

23/07/2024

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung?

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở Trung Quốc lúa mì và củ cải đường trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc. → A, B sai.

Cây mía ở Trung Quốc được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Nam. → C sai.

Ở Trung Quốc, bông được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam. → D đúng.

Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc?  A. Mía. B. Chè. C. Bông.  D. Ngô. (ảnh 1)

*Phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc:

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp.

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

+ Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được nuôi ở các vùng đồng bằng; cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Xem thêm các bài viết liên quan, chi tiết tại:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế Trung Quốc

Giải SGK Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

 

Câu 13:

23/07/2024

Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lúa gạo là cây trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Trường Giang (sông Dương Tử). Vùng này có khí hậu ấm áp và lượng mưa dồi dào, rất thuận lợi cho việc trồng lúa gạo.

A đúng.

- B sai vì lúa mì là cây trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hoàng Hà. Vùng này có khí hậu khô hơn và thích hợp cho việc trồng lúa mì, một loại cây trồng chịu hạn tốt.

- C sai vì lạc (đậu phộng) không phải là cây trồng chủ yếu ở cả hai đồng bằng này mà thường được trồng ở các khu vực khác nhau trên khắp Trung Quốc.

- D sai vì đỗ tương cũng không phải là cây trồng chủ yếu đặc trưng của hai khu vực này. Nó được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước.

* Ngành trồng trọt tại Trung Quốc:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp

+ Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...

+ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26 (Cánh diều) : Kinh tế Trung Quốc

Giải Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc


Câu 14:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2014

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

54,5

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

45,5

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2014?

Xem đáp án

Chọn D

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

Trong giai đoạn 1985 - 1995:

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 - 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%).

+ Giai đoạn 1995 - 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%).

+ Giai đoạn 2004 - 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%).

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 - 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%).

+ Giai đoạn 1995 - 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%).

+ Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%).


Câu 15:

23/07/2024

Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2014

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

54,5

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

45,5

Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Chọn C

- Căn cứ vào bảng số liệu, đơn vị (%), số mốc năm (4 mốc năm), đối tượng,...

- Dựa vào yêu cầu đề bài: thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu,…

-> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2014.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương