Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
-
155 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
Chọn A
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 2:
23/07/2024Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?
Chọn C
Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
Câu 3:
23/07/2024Cho đến năm 2020, quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
Chọn A
Sau năm 1967, ASEAN tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác là: Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999). Tính đến năm 2020, đã có 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Ngày 11-11-2022, ASEAN đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Ti-mo Lét-xtê là thành viên thứ 11 của hiệp hội.
Câu 4:
23/07/2024Cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN không phải là
Chọn D
Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng:
- Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế ASEAN.
- Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
- Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải.
Câu 5:
23/07/2024Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là
Chọn A
Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng môi trường phát triển hòa bình, ổn định trong khu vực. Sự ổn định không chỉ là điều kiện các quốc gia tự lực phát huy các tiềm năng trong nước mà còn nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới.
Câu 6:
23/07/2024Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là
Chọn C
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 7:
14/12/2024Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
Đáp án đúng là: D
Ở các quốc gia trong ASEAN còn nhiều vấn đề xã hội - môi trường cần phải giải quyết, đó là sự đa dạng về tôn giáo, sự hòa hợp giữa các dân tộc ở mỗi quốc gia (tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột tộc người); vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều nan giải và khai thác chưa hợp lí, nhiều tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái. Đồng thời, nạn thất nghiệp, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai cũng khiến nhiều quốc gia gặp rất nhiều khó khăn.
→ D đúng
- A sai vì nó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và phát triển bền vững. Các vấn đề xã hội và môi trường đòi hỏi ASEAN hợp tác để duy trì sự đoàn kết và giải quyết hiệu quả những thách thức này.
- B sai vì ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các nước ASEAN cần hợp tác để tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
- C sai vì sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lý gây ra suy thoái môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Các nước ASEAN cần hợp tác để quản lý tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
-
Sự đa dạng văn hóa là điểm mạnh, không phải vấn đề cần giải quyết:
- ASEAN là khu vực có nền văn hóa đa dạng với nhiều truyền thống, phong tục, và tập quán đặc sắc. Đây là một yếu tố tạo nên bản sắc riêng của từng quốc gia và sự phong phú cho toàn khu vực.
- Sự đa dạng văn hóa không phải là vấn đề cần giải quyết mà ngược lại, nó là cơ hội để thúc đẩy hợp tác, giao lưu, và phát triển du lịch giữa các nước thành viên.
-
Vấn đề xã hội và môi trường thực sự cần giải quyết:
- Các nước ASEAN phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và môi trường nghiêm trọng, như ô nhiễm không khí, rác thải nhựa, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên không bền vững, và bất bình đẳng xã hội.
- Ví dụ: Hiện tượng haze (khói mù) do cháy rừng và khai thác nông nghiệp ở một số quốc gia gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho cả khu vực.
-
Tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác khu vực:
- ASEAN cần tập trung vào các vấn đề toàn cầu và khu vực có ảnh hưởng lớn, như biến đổi khí hậu, khủng hoảng nhân đạo, di cư lao động, và bất bình đẳng.
- Các vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, chứ không liên quan đến sự khác biệt văn hóa.
Như vậy, nhận định về sự đa dạng văn hóa là vấn đề cần giải quyết không chính xác, bởi đây không phải là trở ngại mà là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và gắn kết của các nước ASEAN.
Câu 8:
23/07/2024Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
Chọn C
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã chủ động và tham gia hợp tác có hiệu quả với các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng,... Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Câu 9:
23/07/2024Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN
Chọn D
Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác ở tất cả các lĩnh vực của ASEAN như kinh tế, văn hóa, khai thác tài nguyên và môi trường, an ninh khu vực,...
Câu 10:
23/07/2024Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?
Chọn A
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD) và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 11:
23/07/2024Nhận định nào sau đây đúng với thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN?
Chọn B
Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, cũng như giữa ASEAN với các nước ngoài khối. Các nền kinh tế trong khu vực đã có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực. Trong giai đoạn 2000 - 2020, tổng GDP của khu vực tăng từ 614,3 tỉ USD lên 3 081,45 tỉ USD, tăng trưởng GDP trung bình năm đạt 5,3%.
Câu 12:
23/07/2024Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt
Chọn C
Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt kinh tế.
Câu 13:
23/07/2024Cơ chế hợp tác của ASEAN không có biểu hiện nào sau đây?
Chọn B
Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN. Đó là, thông qua các diễn đàn, kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”,… Không có tổ chức hay liên kết sản xuất các loại vũ khí.
Câu 14:
23/07/2024Quốc gia nào sau đây là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
Chọn C
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.
Câu 15:
23/07/2024Thách thức nào sau đây thường không xuất hiện ở các nước ASEAN hiện nay?
Chọn B
Các thách thức của ASEAN hiện nay là:
- Về kinh tế, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.
- Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. Bên cạnh đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.
- Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ la tinh (862 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi (369 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi (290 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản (275 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (253 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga (247 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (216 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga (206 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kì (203 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 17: Kinh tế Hoa Kì (195 lượt thi)