Tìm hiểu chung về bài thơ "Tây Tiến" (có đáp án)
Tìm hiểu chung về bài thơ "Tây Tiến" (có đáp án)
-
391 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Bài thơ "Tây Tiến" được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
22/07/2024Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
23/07/2024Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?
Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
21/07/2024Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
16/07/2024Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?
Ban đầu, bài thơ được Quang Dũng đặt tên là "Nhớ Tây Tiến". Ông sáng tác rất nhiều, nhưng không hiểu sao lại trăn trở nhất với riêng bài thơ này. Có lẽ Tây Tiến là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào, ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ. Cuối cùng, Quang Dũng lấy bút bỏ đi chữ “Nhớ”. Quang Dũng đã từng cho rằng: “Tây Tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
18/07/2024Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng?
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
21/07/2024Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”
Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Không gian mênh mông, mờ nhòe, ảo mộng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
19/07/2024Nội dung chính đoạn 3 bài thơ "Tây Tiến" là:
Đoạn 3: Hình tượng người lính Tây Tiến
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
17/07/2024Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Nghệ thuật:
- Nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hóa thân về với đất mẹ, là hóa thân với non sông, đất nước.
- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên”: dữ dội, hào hùng, âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương.
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Tây tiến (có đáp án) (675 lượt thi)
- Vài nét về Quang Dũng (có đáp án) (385 lượt thi)
- Tìm hiểu chung về bài thơ "Tây Tiến" (có đáp án) (390 lượt thi)
- Phân tích bài thơ "Tây Tiến" (467 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Phân tích bài thơ Bác ơi! (1262 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Sóng (có đáp án) (816 lượt thi)
- Tìm hiểu chung về bài thơ Việt Bắc (có đáp án) (805 lượt thi)
- Vài nét về nhà thơ Tố Hữu (có đáp án) (743 lượt thi)
- Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (554 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Người lái đò sông đà (có đáp án) (538 lượt thi)
- Vài nét về Nguyễn Duy (526 lượt thi)
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX (509 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (có đáp án) (499 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Thực hành một số phép tu từ cú pháp (có đáp án) (474 lượt thi)