Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án
Dạng 4: Mệnh đề kéo theo có đáp án
-
1289 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
10/07/2024Cho hai mệnh đề P: “x là số chẵn” và Q: “x chia hết cho 2”.
Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q.
Đáp án đúng là: B.
Vì mệnh đề kéo theo được phát biểu dưới dạng là “Nếu P thì Q”.
Nên mệnh đề P kéo theo Q là “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”.
Câu 2:
20/07/2024Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề kéo theo nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B.
A. Giả sử a = 3, b = 5 đều là số lẻ.
Ta có a + b = 3 + 5 = 8.
Mà 8 là số chẵn nên mệnh đề ở câu A sai.
B. Ta thấy nếu a, b là số chẵn thì a.b là số chẵn là đúng.
Vì tích của hai số chẵn luôn là một số chẵn.
C. Giả sử a = 6 là số chẵn, b = 1 là số lẻ.
Ta có: a.b = 6.1 = 6.
Mà 6 là số chẵn nên mệnh đề ở câu C sai.
D. Giả sử a = 3 là số lẻ, b = 6 là số chẵn.
Ta có: a + b = 3 + 6 = 9.
Mà 9 là số lẻ nên mệnh đề câu D sai.
Câu 3:
10/07/2024Mệnh đề nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D.
A. Với x ∈ ℝ, x < 0;
Giả sử x = – 2 ⇒ x2 = (– 2)2 = 4 > 0.
Suy ra mệnh đề câu A sai.
B. Với x ∈ ℝ, x > – 1;
Giả sử x = 0 > – 1 ⇒ x2 = 0 > 0 là sai.
Do đó mệnh đề ở câu B sai.
C. Với x ∈ ℝ, x > 0;
Giả sử x = 1 ⇒ x2 = 12 = 1.
⇒ x = x2.
Do đó mệnh đề câu C sai.
D. Ta thấy mệnh đề ở câu D đúng vì với mọi x < 0, ta luôn có x2 > 0 (bình phương của một số âm luôn là một số dương).
Ví dụ: x = – 2 ⇒ x2 = (– 2)2 = 4 > 0.
Câu 4:
16/07/2024Cho các mệnh đề kéo theo dưới đây:
(1) “Nếu tam giác ABC vuông tại A thì AB2 + AC2 = BC2”.
(2) “Nếu ABCD là hình thoi thì ABCD cũng là hình vuông”.
(3) “Tam giác ABC đều thì tam giác ABC có AB = AC”.
Có bao nhiêu mệnh đề đúng?
Đáp án đúng là: C.
- Theo định lý Pythagore thì trong tam giác vuông, tổng các bình phương hai cạnh góc vuông bằng bình phương cạnh huyền.
Áp dụng cho tam giác ABC vuông tại A, ta có: AB2 + AC2 = BC2.
Do đó mệnh đề (1) đúng.
- Ta có nếu ABCD là hình vuông thì ABCD cũng là hình thoi, nhưng ngược lại, một tứ giác là hình thoi thì nó chưa chắc đã là hình vuông.
Do đó mệnh đề (2) sai.
- Mệnh đề (3) đúng vì tam giác đều có ba cạnh bằng nhau.
Vậy có hai mệnh đề đúng.
Câu 5:
14/07/2024Cho ba mệnh đề như sau:
A: “ABCD là hình chữ nhật”.
B: “AB = CD”.
C: “ABCD là hình bình hành”.
Mệnh đề nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: C.
A. Ta có mệnh đề A ⇒ B được phát biểu như sau:
“Nếu ABCD là hình chữ nhật thì AB = CD”.
Vì hình chữ nhật có hai cạnh đối bằng nhau nên AB = CD.
Do đó mệnh đề kéo theo ở câu A đúng.
B. Ta có mệnh đề A ⇒ C được phát biểu như sau:
“Nếu ABCD là hình chữ nhật thì ABCD là hình bình hành”.
Do một tứ giác là hình chữ nhật thì nó cũng là hình bình hành nên mệnh đề kéo theo ở câu B đúng.
C. Ta có mệnh đề B ⇒ C được phát biểu như sau:
“Nếu AB = CD thì ABCD là hình bình hành”.
Mệnh đề này sai do một tứ giác là hình bình hành khi và chỉ khi nó có hai cặp cạnh đối bằng nhau. Do đó chỉ có AB = CD thì chưa đủ để kết luận ABCD là hình bình hành.
D. Ta có mệnh đề C ⇒ B được phát biểu như sau:
“Nếu ABCD là hình bình hành thì AB = CD”.
Vì hình bình hành có hai cặp cạnh đối bằng nhau, nên ABCD là hình bình hành thì AB = CD.
Do đó mệnh đề kéo theo ở câu D đúng.
Câu 6:
12/07/2024Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Đáp án đúng là: D.
A. Ta thấy mệnh đề “(– 3) > (– 2)” sai do (– 3) < (– 2).
Theo lý thuyết ta có “Để xét tính đúng sai của mệnh đề P ⇒ Q, ta chỉ cần xét trường hợp P đúng” nên nếu mệnh đề P sai thì ta xem mệnh đề đó sai và ta không cần xét mệnh đề Q nữa.
Do đó mệnh đề ở câu A sai.
B. Với mệnh đề kéo theo ở câu B ta có:
Mệnh đề “3 là số lẻ” là đúng, tuy nhiên mệnh đề “3 chia hết cho 2” sai.
Theo lý thuyết “Mệnh đề P ⇒ Q sai khi P đúng và Q sai”
Nên mệnh đề ở câu B sai.
C. Xét mệnh đề kéo theo ở câu C ta có:
Mệnh đề “15 chia hết cho 9” là sai.
Giải thích tương tự câu A, ta có mệnh đề câu C sai.
D. Đặt P: “3 chia hết cho 1 và chính nó”, Q: “3 là số nguyên tố”.
Ta thấy khi P đúng thì Q cũng đúng nên mệnh đề P ⇒ Q đúng.
Câu 7:
13/07/2024Cho hai mệnh đề P: “x chia hết cho 9” và Q: “x chia hết cho 3”.
Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q nào dưới đây là sai?
Đáp án đúng là: D.
Đối với mệnh đề kéo theo P ⇒ Q, ta có một số cách phát biểu như sau:
+ Nếu P thì Q;
+ P kéo theo Q;
+ P suy ra Q;
+ P là giả thiết, Q là kết luận của định lý;
+ P là điều kiện đủ để có Q;
+ Q là điều kiện cần để có P.
Ta thấy mệnh đề ở câu D được kí hiệu là “Q là điều kiện đủ để có P”.
Cách phát biểu trên không nằm trong mấy cách phát biểu ở lý thuyết nên mệnh đề kéo theo ở câu D sai.
Câu 8:
20/07/2024Đáp án đúng là: A.
A. Ta thấy câu A vô lý vì để một số nguyên dương x tận cùng là 5 thì nó không cần có điều kiện là số đó phải chia hết cho 5, vì một số chia hết cho 5 có tận cùng là 0 hoặc 5 nên mệnh đề ở câu A sai.
Do đó câu A không phải là định lý.
B. Đặt P: “Hai tam giác bằng nhau”, Q: “Diện tích của hai tam giác ấy bằng nhau”.
Xét mệnh đề P ⇒ Q “Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích của hai tam giác ấy bằng nhau” là đúng.
Mà mệnh đề P ⇒ Q trên có thể viết lại là:
Điều kiện đủ của Q là P (là mệnh đề ở câu B).
Do đó mệnh đề ở câu B đúng và đó là định lý.
C. Đặt P: “Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3”, Q: “Hai đường thẳng ấy song song với nhau”.
Xét mệnh đề P ⇒ Q “Nếu hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì hai đường thẳng ấy song song với nhau” là đúng.
Mà mệnh đề P ⇒ Q trên có thể viết lại là:
Điều kiện đủ của Q là P (là mệnh đề ở câu C).
Do đó mệnh đề ở câu C đúng và đó là định lý.
D. Đặt P: “Một tứ giác là hình thoi”, Q: “Hai đường chéo của tứ giác ấy vuông góc với nhau”.
Xét mệnh đề P ⇒ Q “Nếu một tứ giác là hình thoi thì hai đường chéo của tứ giác ấy vuông góc với nhau” là đúng.
Mà mệnh đề P ⇒ Q trên có thể viết lại là:
Điều kiện đủ của Q là P (là mệnh đề ở câu D).
Do đó mệnh đề ở câu D đúng và đó là định lý.
Câu 9:
10/07/2024Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là một định lý?
Đáp án đúng là: B.
A. Vì hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối bằng nhau nên mệnh đề ở câu A sai.
Do đó mệnh đề trên không phải là định lý.
B. Mệnh đề ở câu B đúng do dấu hiệu để một số chia hết cho 5 là số đó có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Vì vậy mệnh đề câu B là định lý.
C. Ta có một số chia hết cho 9 thì nó cũng chia hết cho 3, tuy nhiên một số chia hết cho 3 thì nó chưa chắc chia hết cho 9.
Chẳng hạn số 3 chia hết cho 3 nhưng nó không chia hết cho 9.
Nên mệnh đề ở câu C sai và nó không phải là định lý.
D. Mệnh đề ở câu D sai do một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì chưa chắc nó đã là hình thoi.
Vì vậy mệnh đề trên không phải là định lý.
Câu 10:
16/07/2024Cho mệnh đề kéo theo sau: “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”.
Mệnh đề trên không thể viết là:
Đáp án đúng là: D.
Đối với mệnh đề kéo theo P ⇒ Q, ta có một số cách phát biểu như sau:
+ Nếu P thì Q;
+ P kéo theo Q;
+ P là giả thiết, Q là kết luận của định lý;
+ P là điều kiện đủ để có Q;
+ Q là điều kiện cần để có P.
Xét mệnh đề kéo theo “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”, ta có:
Đặt P: “Một tứ giác là hình thang cân”, Q: “Tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”.
Ta viết lại các mệnh đề ở các đáp án như sau:
A. P kéo theo Q.
B. P là điều kiện đủ để có Q.
C. Q là điều kiện cần để có P.
D. Q là điều kiện đủ để có P.
Ta thấy cách phát biểu ở câu D không nằm trong mấy cách phát biểu ở lý thuyết nên mệnh đề kéo theo ở câu D sai.
Bài thi liên quan
-
Dạng 1: Xác định mệnh đề, mệnh đề chứa biến có đáp án
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Dạng 2: Cách xét tính đúng sai của mệnh đề có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 3: Mệnh đề phủ định có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 5: Cách xác định mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 6: Cách sử dụng các kí hiệu với mọi, tồn tại có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 7: Phát biểu định lý, định lý đảo dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án (1288 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tập hợp có đáp án (798 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3: Các phép toán trên tập hợp có đáp án (603 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Hàm số bậc hai có đáp án (2420 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 4. Tích vô hướng của hai vectơ có đáp án (2338 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° có đáp án (1125 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án (1062 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Tích của một số với một vectơ có đáp án (997 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Số gần đúng và sai số có đáp án (989 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Hàm số và đồ thị có đáp án (813 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án (754 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lý côsin và định lý sin có đáp án (745 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu có đáp án (735 lượt thi)