Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3: Các phép toán trên tập hợp có đáp án
Dạng 1: Xác định hợp và giao của hai tập hợp có đáp án
-
544 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
12/07/2024Cho các tập hợp:
A = {x ∈ ℤ | – 5 < x < 6};
B = {x ∈ ℤ | 1 < x < 6}.
Xác định tập hợp X = A ∩ B.
Đáp án đúng là: B.
Ta có:
+ Tập hợp A gồm các phần tử là – 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5.
⇒ A = {– 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}.
+ Tập hợp B gồm phần tử là 2; 3; 4; 5.
⇒ B = {2; 3; 4; 5}.
Vì giao của hai tập hợp là các phần tử thuộc tập hợp này cũng là phần tử thuộc tập hợp kia nên tập hợp B gồm có các phần tử là 2; 3; 4; 5.
Vậy X = {2; 3; 4; 5}.
Câu 2:
12/07/2024Cho hai tập hợp:
X = {x ∈ ℕ | 0 ≤ x ≤ 5}
Y là tập hợp các ước số tự nhiên của 15.
X ∩ Y là tập hợp nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
+ Các phần tử của tập hợp X là 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Do đó, X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
+ Các ước số tự nhiên của 15 là 1; 3; 5; 15.
Do đó, Y = {1; 3; 5; 15}.
Vì giao của hai tập hợp là các phần tử thuộc tập hợp này cũng là phần tử thuộc tập hợp kia nên tập hợp X ∩ Y gồm có các phần tử là 1; 3; 5.
Vậy X ∩ Y = {1; 3; 5}.
Câu 3:
12/07/2024Xác định tập hợp A = (1; 4) ∪ (3; 5).
Đáp án đúng là: A.
Hợp của hai tập hợp trên là các phần tử thuộc tập hợp này hoặc tập hợp kia nên
A = (1; 4) ∪ (3; 5) = (1; 5).
Câu 4:
12/07/2024Cho hai tập hợp sau:
M là tập hợp các số tự nhiên chẵn lớn hơn 0 và bé hơn 10.
N là tập hợp ba số nguyên tố đầu tiên.
M ∪ N là tập hợp nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
+ Các số tự nhiên chẵn lớn hơn 0 và bé hơn 10 là: 2; 4; 6; 8.
⇒ M = {2; 4; 6; 8}.
+ Ba số nguyên tố đầu tiên là 2; 3; 5.
⇒ N = {2; 3; 5}.
Hợp của hai tập hợp M và N là các phần tử thuộc tập hợp M hoặc tập hợp N nên ta có tập hợp M ∪ N gồm có các phần tử là: 2; 3; 4; 5; 6; 8.
Vậy M ∪ N = {2; 3; 4; 5; 6; 8}.
Câu 5:
23/07/2024Cho các tập hợp:
A = {x ∈ ℤ | 1 ≤ x ≤ 4};
B = {x ∈ ℤ | 2 < x < 7}.
Xác định tập hợp X = A ∩ B.
Đáp án đúng là: C.
Ta có:
+ Tập hợp A gồm các phần tử là 1; 2; 3; 4.
⇒ A = {1; 2; 3; 4}.
+ Tập hợp B gồm phần tử là 3; 4; 5; 6.
⇒ B = {3; 4; 5; 6}.
Vì giao của hai tập hợp là các phần tử thuộc tập hợp này cũng là phần tử thuộc tập hợp kia nên tập hợp A gồm có các phần tử là {3; 4}.
Vậy X = {3; 4}.
Câu 6:
13/07/2024Cho các tập hợp:
A = {x ∈ ℤ | 5 < x < 8};
B = {x ∈ ℤ | 8 < x < 11}.
Xác định tập hợp X = A ∩ B.
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
+ Tập hợp A gồm các phần tử là 6; 7.
⇒ A = {6; 7}.
+ Tập hợp B gồm phần tử là 9; 10.
⇒ B = {9; 10}.
Ta có giao của hai tập hợp là các phần tử thuộc tập hợp này cũng là phần tử thuộc tập hợp kia.
Mà hai tập hợp trên không có phần tử nào chung nên tập hợp X không có phần tử nào.
Vậy X = ∅.
Câu 7:
12/07/2024Cho hai tập hợp:
A = {x ∈ ℤ | x(x2 – 1) = 0}
B = {x ∈ ℕ | 2 < x < 5}
Câu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B.
– Xét tập hợp A ta có:
x(x2 – 1) = 0 ⇔ ⇔ .
Vì x ∈ ℤ nên ba nghiệm trên đều thỏa mãn tập hợp A.
Do đó, A = {–1; 0; 1}.
– Tập hợp B gồm có các phần tử là 3; 4.
Do đó, B = {3; 4}.
Hợp của hai tập hợp A và B là các phần tử thuộc tập hợp A hoặc tập hợp B nên ta có tập hợp A ∪ B gồm có các phần tử là –1; 0; 1; 3; 4.
Vậy A ∪ B = {–1; 0; 1; 3; 4}.
Câu 8:
16/07/2024Cho tập hợp H = [1; 7] ∩ (– 3; 5). Đáp án nào sau đây là đúng.
Đáp án đúng là: D.
Ta biểu diễn đoạn [1; 7] và khoảng (– 3; 5) lên cùng một trục số, giao của hai tập này chính là phần không bị gạch chéo trên hình sau. Chú ý các điểm đặc biệt ở mút 1 và 5.
Vậy H = [1; 7] ∩ (– 3; 5) = [1; 5).
Câu 9:
20/07/2024Cho hai tập hợp:
A = {x ∈ ℤ | x2 – 9 = 0}
B = {x ∈ ℤ | x2 + 6x + 5 = 0}
Câu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D.
– Xét tập hợp A ta có:
x2 – 9 = 0 ⇔ .
Vì x ∈ ℤ nên hai nghiệm trên đều thỏa mãn tập hợp A.
⇒ A = {–3; 3}.
– Xét tập hợp B ta có:
x2 + 6x + 5 = 0 ⇔ .
Vì x ∈ ℤ nên hai nghiệm trên đều thỏa mãn tập hợp B.
Do đó, B = {– 1; – 5}.
Hợp của hai tập hợp A và B là các phần tử thuộc tập hợp A hoặc tập hợp B nên ta có tập hợp A ∪ B gồm có các phần tử là –5; –3; –1; 3.
Vậy A ∪ B = {–5; –3; –1; 3}.
Câu 10:
16/07/2024Cho tập hợp H = [1; 7) ∪ (– 3; 5). Đáp án nào sau đây là đúng.
Đáp án đúng là: B.
Ta biểu diễn nửa khoảng [1; 7) và khoảng (– 3; 5) lên cùng một trục số, hợp của hai tập này chính là phần được tô đậm và không bị gạch chéo trên hình sau.
Chú ý các điểm đặc biệt ở mút – 3 và 7.
Vậy H = [1; 7) ∪ (– 3; 5) = (– 3; 7).
Bài thi liên quan
-
Dạng 2: Xác định hiệu của hai tập hợp, phần bù của tập con có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 3: Giải toán bằng biểu đồ Vencó đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án (1157 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tập hợp có đáp án (697 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3: Các phép toán trên tập hợp có đáp án (543 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Hàm số bậc hai có đáp án (2192 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 4. Tích vô hướng của hai vectơ có đáp án (2002 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° có đáp án (999 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án (958 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Số gần đúng và sai số có đáp án (886 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Tích của một số với một vectơ có đáp án (873 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Hàm số và đồ thị có đáp án (696 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lý côsin và định lý sin có đáp án (657 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án (633 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu có đáp án (626 lượt thi)