Thi Online Trắc nghiệm Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin có đáp án
Thi Online Trắc nghiệm Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin có đáp án
-
735 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
Đáp án đúng là: D
Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là các dãy bit để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Máy tính truy cập tới bộ nhớ theo từng nhóm bit.
Câu 2:
23/07/2024Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
Đáp án đúng là: A
Trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. Quá trình xử lí thông tin gồm ba bước: tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
Câu 3:
20/07/2024Thông tin là gì?
Đáp án đúng là: B
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết, thông tin gắn với quá trình nhận thức.
Câu 5:
16/10/2024Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
Đáp án đúng là: D
Thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.
D đúng
- A sai vì dữ liệu là các yếu tố thô, chưa được xử lý, trong khi thông tin là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu. Khi dữ liệu được nhập vào máy tính, nó sẽ được phân tích, tổ chức và biến đổi thành thông tin có ý nghĩa, phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.
- B sai vì nó thể hiện sự giải thích và hiểu biết từ các dữ liệu thô, giúp người dùng nắm bắt được nội dung và giá trị của dữ liệu. Khi dữ liệu được xử lý và tổ chức một cách hợp lý, nó tạo ra thông tin có thể được sử dụng trong các quyết định hoặc phân tích.
- C sai vì thông tin có thể được tạo ra từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, và một tập dữ liệu có thể tạo ra nhiều thông tin khác nhau tùy thuộc vào cách thức xử lý và phân tích. Điều này cho phép người dùng khai thác và sử dụng dữ liệu linh hoạt để tạo ra thông tin phù hợp với nhu cầu của họ.
Thông tin được tạo ra từ dữ liệu đã được xử lý, phân tích và tổ chức một cách có hệ thống. Tính toàn vẹn của thông tin đề cập đến việc thông tin đó phải chính xác, đáng tin cậy và không bị thay đổi một cách không hợp lệ trong suốt quá trình thu thập và xử lý. Nếu thông tin không có tính toàn vẹn, nó sẽ trở thành sai lệch hoặc không hữu ích, dẫn đến những quyết định không chính xác. Do đó, thông tin cần phải duy trì tính toàn vẹn để đảm bảo rằng nó phản ánh đúng bản chất của dữ liệu gốc mà nó được tạo ra từ đó, từ đó góp phần hỗ trợ cho quá trình ra quyết định trong các lĩnh vực khác nhau.
Tính toàn vẹn đảm bảo rằng thông tin được chính xác, đầy đủ và đáng tin cậy. Nếu thông tin không có tính toàn vẹn, nó có thể dẫn đến việc ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hiệu suất và uy tín của tổ chức hoặc cá nhân. Tính toàn vẹn của thông tin phụ thuộc vào dữ liệu nguồn; nếu dữ liệu không chính xác hoặc bị hỏng, thông tin được tạo ra từ nó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, thông tin cần phải được kiểm tra và xác thực để đảm bảo rằng nó phản ánh đúng thực tế và không bị sai lệch. Do đó, khẳng định rằng "thông tin không có tính toàn vẹn" là không đúng, vì tính toàn vẹn là một yếu tố cần thiết trong việc đảm bảo rằng thông tin có giá trị và hữu ích trong các quyết định và phân tích. Thông tin với tính toàn vẹn cao sẽ tăng cường độ tin cậy của quá trình ra quyết định trong các tổ chức và hệ thống thông tin.
Câu 6:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?
Đáp án đúng là: D
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.
Câu 7:
20/07/2024Mã hoá thông tin có mục đích gì?
Đáp án đúng là: D
Muốn máy tính hiểu được những thông tin đưa vào máy con người cần phải mã hóa thông tin dưới dạng các câu lệnh của ngôn ngữ máy làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy và thay đổi lượng thông tin đó.
Câu 8:
20/07/2024Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là:
Đáp án đúng là: A
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.
Câu 9:
21/11/2024Bản chất quá trình mã hóa thông tin?
Đáp án đúng là: B
Mã hoá thông tin là quá trình đưa thông tin vào máy tính để lưu trữ, xử lí được thông tin, thông tin phải biến đổi thành dãy bit.
* Tìm hiểu thêm về " Mã hoá thông tin"
Các phương pháp mã hóa được sử dụng để bảo vệ dữ liệu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Riêng tư
Mã hóa đảm bảo rằng không ai có thể đọc thông tin liên lạc hoặc dữ liệu khi nghỉ ngơi ngoại trừ người nhận dự định hoặc chủ sở hữu dữ liệu phù hợp. Điều này ngăn chặn tội phạm mạng, mạng quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ Internet và trong một số trường hợp chính phủ chặn và đọc dữ liệu nhạy cảm. - Bảo vệ
Mã hóa giúp tránh vi phạm dữ liệu, cho dù dữ liệu đang trong quá trình di chuyển hoặc ở trạng thái nghỉ. Nếu một thiết bị của công ty bị mất hoặc bị đánh cắp và ổ cứng của nó được mã hóa chính xác, dữ liệu trên thiết bị đó có thể sẽ vẫn được bảo mật. Tương tự, truyền thông được mã hóa cho phép các bên giao tiếp trao đổi dữ liệu nhạy cảm mà không bị rò rỉ dữ liệu. Mã hóa cũng giúp ngăn chặn các hành vi nguy hiểm như tấn công man-in-the-middle. - Xác thực
Mã hóa khóa công khai, trong số những thứ khác, thiết lập rằng máy chủ gốc của trang web sở hữu khóa riêng và do đó được cấp chứng chỉ SSL hợp pháp. - Quy định
Vì tất cả những lý do này, nhiều quy định của ngành và chính phủ yêu cầu các công ty xử lý dữ liệu người dùng phải giữ dữ liệu đó được mã hóa. Ví dụ về các tiêu chuẩn quy định và tuân thủ yêu cầu mã hóa bao gồm HIPAA, PCI-DSS và GDPR.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 10:
22/07/2024Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
Đáp án đúng là: D
- Bộ nhớ trong gồm RAM và ROM → loại B.
- Bộ nhớ ngoài gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash… → loại C.
- Dữ liệu là thông tin được mã hóa trong máy tính → loại A.
Câu 11:
23/07/20241 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:
Đáp án đúng là: B
1 byte = 8 bit. Vậy 1 byte có thể biểu diễn các trạng thái khác nhau là 28 = 256 trạng thái.
Câu 12:
22/07/2024Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Tất cả các thông tin từ bên ngoài đưa vào trong máy tính đều được gọi là dữ liệu.
Câu 13:
30/11/2024Hãy chọn phương án ghép đúng: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong tin học vì….
Đáp án đúng là: C
Hệ nhị phân được chọn bởi vì nó khá dễ dàng khi phân biệt sự hiện diện hay vắng mặt của 1 tín hiệu điện tại 1 thời điểm nào đó. Điều này càng trở nên đáng giá khi máy tính phải xử lý hàng tỷ tỷ các tín hiệu này mỗi giây.
* Tìm hiểu thêm về " thông tin và dữ liệu"
Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a) Từ thông tin thành dữ liệu
- Nói, viết, vẽ, … là để chuyển thông tin trong não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao thông tin.
Ví dụ: Ghi lại một điều cần chú ý trong bài học vào vở, vẽ sơ đồ khối thể hiện ý tưởng của em để giải bài toán.
- Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau.
Ví dụ: Để tránh làm phiền người khác chỗ đông người, em có thể trao đổi thông tin với bạn qua dấu hiệu gật đầu, mỉm cười hay cử chỉ.
b) Từ dữ liệu đến thông tin
- Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.
- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.
Hình 1.1: Rút ra thông tin từ dữ liệu.
Phân biệt dữ liệu với thông tin
- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.
Ví dụ: Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An; Lớp 10A; Điểm môn Tin học: 10”. Trình bày dạng bảng chia làm ba mục dữ liệu thuộc ba cột.
Hình 1.2: Ví dụ thông tin dạng bảng
- Từ nguồn dữ liệu đầu vào có thể rút ra thông tin khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Các thông tin được rút ra phụ thuộc vào dữ liệu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
Câu 14:
23/07/2024Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình xử lí dữ liệu, máy tính chỉ xử lí từng byte.
Câu 15:
10/12/2024Hãy chọn phương án ghép đúng: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình
Đáp án đúng là: B
- Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được.
Để máy tính có thể xử lí được thông tin thì cần phải có một quá trình, đó là mã hóa thông tin thành dữ liệu, mà dữ liệu này phải là loại dữ liệu máy tính có thể xử lí được.
→ B đúng.A,C,D sai
* Mở rộng:
a) Quá trình xử lí thông tin
- Trong máy tính, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
Hình 1.1: Quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính
- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu. Máy tính nhập dữ liệu theo hai cách là:
+ Từ các thiết bị.
Ví dụ: Tệp hình ảnh từ máy quét là dữ liệu.
+ Từ bàn phím do con người nhập.
Ví dụ: Soạn một văn bản, thông tin nhập chuyển thành dữ liệu.
Bước 2: Xử lí dữ liệu. Biến đổi dữ liệu trong bộ nhớ máy tính tạo ra dữ liệu mới.
Ví dụ: Từ nhiệt độ trung bình của nhiều năm gần đây, phần mềm chuyên dụng cho biết khuynh hướng Trái Đất nóng dần lên.
Bước 3: Đưa ra kết quả. Máy tính có thể đưa ra kết quả theo hai cách:
+ Dữ liệu được đưa dưới dạng mà con người có thể hiểu được. Ví dụ: Thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, …
+ Lưu dữ liệu lên vật mạng tin hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho hoạt động xử lí khác.
⇒ Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu.
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
- Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.
+ Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau.
+ Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.
+ Với cùng một bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại thông tin khác nhau.
+ Việc xử lí bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lý thông tin
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 5: Dữ liệu lôgic có đáp án (824 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên có đáp án (727 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh có đáp án (585 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội có đáp án (530 lượt thi)