Ôn tập Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên Việt Nam
Ôn tập Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên Việt Nam P1
-
367 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Tọa độ của điểm cực Tây của nước ta là:
Chọn đáp án D
Tọa độ của điểm cực Tây của nước ta thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Câu 2:
23/07/2024Điểm cực Đông của nước ta có tọa độ là 109024'Đ nằm ở tỉnh nào?
Chọn đáp án B
Điểm cực Đông của nước ta có tọa độ là 109024'Đ nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 3:
23/07/2024Từ điểm cực Bắc xuống điểm cực Nam trên đất liền của nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
Chọn đáp án C
Điểm cực Bắc với vĩ độ là 23023'B và điểm cực Nam là 8034'B. Như vậy kéo dài khoảng 15 vĩ độ.
Câu 4:
14/12/2024Theo công ước của Liên hợp quốc năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế trên biển nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:
Đáp án đúng là: D
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng liền kề với vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở (theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982).
→ D đúng
- A sai vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam rộng 200 hải lý được tính từ đường cơ sở. Đường cơ sở là đường nối các điểm cuối của bờ biển, xác định phạm vi vùng biển và quyền khai thác tài nguyên.
- B sai vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam rộng 200 hải lý được tính từ đường cơ sở. Ranh giới tiếp giáp lãnh hải chỉ xác định khu vực giữa lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, không liên quan trực tiếp đến phạm vi EEZ.
- C sai vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam rộng 200 hải lý được tính từ đường cơ sở. Ranh giới lãnh hải chỉ xác định phạm vi chủ quyền quốc gia, còn EEZ là khu vực quyền khai thác tài nguyên biển, tính từ đường cơ sở ra ngoài biển.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia, bao gồm Việt Nam, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
-
Đường cơ sở: Đây là đường được xác định dọc theo bờ biển hoặc các đảo ven bờ, dùng làm điểm mốc để tính chiều rộng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
-
Phạm vi EEZ: Trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên (sinh vật và phi sinh vật) ở vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
-
Quyền và nghĩa vụ quốc tế: Mặc dù quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong EEZ, các quốc gia khác vẫn được tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải tuân thủ các quy định và không gây hại cho quyền lợi hợp pháp của quốc gia ven biển.
-
Ý nghĩa đối với Việt Nam: Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nó giúp Việt Nam khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển, đồng thời khẳng định quyền quản lý hợp pháp trong các tranh chấp biển Đông.
Như vậy, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được tính từ đường cơ sở, là một nguyên tắc được quy định rõ ràng trong UNCLOS 1982.
Câu 5:
23/07/2024Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài, có độ sâu khoảng:
Chọn đáp án D
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
Thềm lục địa Việt Nam tồn tại ba dạng địa hình:
- Lòng chảo vịnh Bắc Bộ nghiêng về phía Đông Nam và thoải phía Việt Nam, thu hẹp ở phía Nam vịnh (Khoảng 16oN)
- Thềm lục địa Trung Bộ hẹp, dốc, phần phía Nam thoải hơn và mở rộng ra phía biển khơi ở khoảng 10o30’N.
- Thềm lục địa Nam Bộ- vịnh Thái Lan thoải và trải dài ra ngoài khơi đảo Phú Quý- Côn Sơn-Phú Quốc hàng trăm hải lý.
Thảo luận Báo lỗi
Câu 6:
23/07/2024Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam ở biển Đông có diện tích khoảng:
Chọn đáp án B
Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.
Câu 7:
01/12/2024Với chiều dài 3260 km, đường bờ biển nước ta chạy dài từ:
Đáp án đúng là : A
- Với chiều dài 3260 km, đường bờ biển nước ta chạy dài từ: Móng Cái đến Hà Tiên.
Theo số liệu chính thức được công bố tại các website của cơ quan nhà nước thì nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km, bắt đầu từ Móng Cái (Quảng Ninh) và kết thúc ở Hà Tiên (Kiên Giang).
Đường bờ biển Việt Nam kéo dài khoảng 13 vĩ độ từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua mũi Cà Mau (cực Nam của tổ quốc) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đi qua 28/63 tỉnh, thành phố ven biển của nước ta.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).
+ Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).
+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).
+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).
- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu 8:
23/07/2024Đường cơ sở ven đường bờ biển nước ta được xác định là đường
Chọn đáp án A
Đường cơ sở là căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và được quy định là đường nối các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển tạo thành, không phụ thuộc vào mực nước thủy triều hay được xác định ranh giới dựa vào đường bờ biển.
Câu 9:
23/07/2024Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm
Chọn đáp án D
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm, nằm ở nhiệt đới nên có góc nhập xạ lớn do vậy hàng năm nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời nhiều nên nền nhiệt cao.
Câu 10:
23/07/2024Nước ta có truyền thống văn hoá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc nhờ có:
Chọn đáp án A
Trong các lí do đã nêu, nằm trong khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động là sự ảnh hưởng của vị trí đến kinh tế; giao nhau của các luồng di cư động, thực vật là ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sinh vật; dân số đông, có nhiều thành phần dân tộc là ảnh hưởng của vị trí đến dân số. Chỉ có sự giao thoa của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới với văn minh bản địa là nguyên nhân làm cho nước ta có truyền thống văn hóa đa dạng.
Câu 11:
23/07/2024So với các nước cùng vĩ độ với Việt Nam như: Tây Á, Đông Phi, Tây Phi. Thiên nhiên nước ta khác hẳn là do nguyên nhân chính nào:
Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí 12 trang 16, do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì vậy, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Như vậy, đáp án là do ảnh hưởng của Biển Đông.
Câu 12:
23/07/2024Trong các đặc điểm của vị trí địa lí và lãnh thổ của nước ta sau đây, yếu tố nào không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế?
Chọn đáp án A
Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên 150 vĩ tuyến là một trong những yếu tố làm hạn chế tới các hoạt động kinh tế của nước ta.
Câu 13:
31/10/2024Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:
Đáp án đúng là : A
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là: nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên có tính chất nhiệt đới. Nước ta nằm giáp biển Đông nên có tính chất ẩm và nằm trong khu vực có gió mùa điển hình của châu Á.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 14:
23/07/2024Nước ta nằm trọn trong múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
Chọn đáp án A
Nằm trọn trong một múi giờ mang lại thuận lợi cho việc thống nhất quản lí cả nước về thời gian sinh hoạt cũng như các hoạt động khác.
Câu 15:
23/07/2024Thuận lợi do hình dạng hẹp ngang và kéo dài của lãnh thổ Việt Nam mang lại:
Chọn đáp án B
Tạo thuận lợi cho sự phân hoá thiên nhiên đa dạng: từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam.
Câu 16:
23/07/2024Có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước đối với nước ta là:
Chọn đáp án C
Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Câu 17:
23/07/2024Đường biên giới quốc gia trên biển được phân định theo ranh giới của
Chọn đáp án B
Ranh giới của lãnh hải, được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
Câu 18:
23/07/2024Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, nhờ có:
Chọn đáp án B
Bờ biển dài với 3260km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
Câu 19:
23/07/2024Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:
Chọn đáp án C
Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn...các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất...
Câu 20:
23/07/2024Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú?
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 12 (trang 16), Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản tài tài nguyên sinh vật phong phú. Vậy đáp án của câu hỏi này là nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu 21:
23/07/2024Chính phủ nước ta đã tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ vào ngày 12 tháng 11 năm 1982 để tính:
Chọn đáp án D
Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ nước ta đã tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ để tính chiều rộng vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông.
Câu 22:
23/07/2024Nước ta có truyền thống văn hoá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc là hệ quả của:
Chọn đáp án A
Vị trí của nước ta là sự giao thoa của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới với văn minh bản địa. Với các nền văn minh liền kề: Trung Hoa, Ấn Hằng, cùng với nền văn minh bản địa.
Câu 23:
23/07/2024Trên biển, người ta sử dụng đơn vị đo chiều dài là hải lí, vậy 1 hải lí tính ra mét là:
Chọn đáp án A
1 hải lí = 1852 m.
Câu 24:
23/07/2024Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh cách xa nhau nhất là
Chọn đáp án C
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng chỉ xảy ra trong khu vực nội chí tuyến (từ 23027’B đến 23027’N). Trong đó, khu vực xích đạo có khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là xa nhất, càng về 2 chí tuyến càng gần và tại hai chí tuyến trong năm chỉ có duy nhất một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Như vậy, đất nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam thì điểm cực Nam (gần xích đạo hơn) sẽ là nơi có thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa hơn.
Câu 25:
23/07/2024Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới là
Chọn đáp án D
Nước ta nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Với vị trí như vậy mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội như: mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút các vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư, thu hút nguồn nhân lực phát triển và được chuyển giao đón đầu những công nghệ, kĩ thuật tiên tiến… nhưng cũng mang lại không ít những khó khăn, nhất là phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
Bài thi liên quan
-
Ôn tập Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên Việt Nam P2
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 1 có đáp án (593 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 có đáp án (368 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 có đáp án (452 lượt thi)
- Ôn tập Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên Việt Nam (366 lượt thi)
- Thực hành kĩ năng Địa lí cực hay có lời giải (261 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Một số vấn đề của Châu Phi (519 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí 11 Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (535 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Hợp Chủng quốc Hoa kì - Tự nhiên và dân cư (có đáp án) (582 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí 11 Hợp chủng quốc Hoa Kì - kinh tế (có đáp án) (639 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí 11 Liên Bang Nga - Tự nhiên, dân cư và xã hội (586 lượt thi)