Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết
Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P3)
-
1341 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?
Ở các loài vi khuẩn, hình thức sinh sản của chúng là phân đôi chứ không phải nguyên phân
Đáp án A
Câu 2:
18/07/2024Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào?
Đáp án A
Câu 3:
18/07/2024Nghiên cứu một số hoạt động sau:
(1) Tổng hợp protein.
(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozơ qua màng.
(3) Tim co bóp đầy máu chảy vào động mạch.
(4) Vận động viên đang nâng quả tạ.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
Đáp án D
Câu 4:
18/11/2024Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là D
* Tìm hiểu thêm về " sự phân chia tế bào chất"
Nhìn từ góc độ con người, dường như thiên nhiên đã thực hiện quá trình tiến hóa một cách thông minh để có thể vượt qua mọi chướng ngại vậy. Chẳng hạn như sự tiến hóa của giới tính, tự nhiên đã sử dụng một hệ thống các tế bào cha mẹ sinh sản bằng cách phân chia (sinh sản vô tính) và thay đổi nó để tế bào cha kết hợp cùng tế bào mẹ để tạo ra thế hệ con cái (sinh sản hữu tính).
Trong đó, sinh sản vô tính dựa trên quá trình nguyên phân. Khi tế bào phân chia và tạo ra hai tế bào mới, mỗi tế bào đều chứa một bản sao ADN giống nhau. Quá trình nguyên phân này sẽ cho phép các tế bào trong cơ thể phân chia và phát triển, tương tự như quá trình làm lành da sau khi bị thương.
Mặc khác, giảm phân là quá trình sản sinh ra một số tế bào sinh dục nhất định. Theo đó, cơ thể sẽ sử dụng quá trình giảm phân sẽ tạo ra tế bào tinh trùng nếu là nam. Và tạo ra tế bào trứng nếu là nữ. Trong khi đó, hầu hết các tế bào khác trong cơ thể đều có 46 nhiễm sắc thể (bao gồm 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha). Quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng sẽ tạo thành trứng được thụ tinh, số nhiễm sắc thể sẽ tổng hợp lại bằng 46.
Nhìn chung, có 2 dạng phân chia tế bào phổ biến là nguyên phân và giảm phân. Tuy nhiên, khi nhắc đến phân chia tế bào thì hầu hết các trường hợp đều ám chỉ đến nguyên phân. Cụ thể như sau:
- Nguyên phân: Đây là quá trình cơ bản nhất của sự sống, giúp tạo ra tế bào mới trong cơ thể. Cụ thể, một tế bào sẽ nhân đôi toàn bộ các bào quan và vật chất bên trong, sau đó sẽ tạo thành vách ngăn để tạo thành hai tế bào con giống nhau. Quá trình này được kiểm soát bởi gen và khi không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra vấn đề sức khỏe như ung thư.
- Giảm phân: Đây là quá trình phân chia tế bào xảy ra tại thời điểm tạo ra tế bào tinh trùng và trứng mới, giúp duy trì ổn định số lượng nhiễm sắc thể giống như trong mỗi thế hệ. Quá trình này gồm có 2 bước để làm cho số lượng nhiễm sắc thể giảm xuống một nửa. Chẳng hạn như, số lượng nhiễm sắc thể trong bộ gen giảm từ 46 xuống 23 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục. Nhờ vậy, khi tế bào trứng và tinh trùng hợp nhất, phôi vẫn sẽ có 46 nhiễm sắc thể như thông thường (mỗi tế bào đều có chứa 23 nhiễm sắc thể). Trong quá trình xáo trộn vật liệu di truyền khi các tế bào đang phân chia, các đột biến di truyền có thể xảy ra
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 5:
18/07/2024Trong tế bào thực vật, ngoại trừ nhân còn có bao nhiêu bào quan chứa ADN?
Trong tế bào thực vật, ngoài nhân thì còn có 2 bào quan khác hứa ADN là ti thể và lục lạp.
Đáp án B
Câu 6:
18/07/2024Đặc điểm nào dưới đây có ở enzim?
B. Sai. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định.
C. Sai. Enzim có thành phần chính là protein.
D. Sai. Vì bản chất enzim là protein nên rất dễ bị biến tính bởi tinh bột.
Đáp án A
Câu 7:
18/07/2024Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức
Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân đôi. Trong quá trình này, các tế bào tăng về kích thước đến gấp đôi, một vách ngăn sẽ xuất hiện tách 2ADN giống nhau và tế bào chất thành hai phần riêng biệt. Cuối cùng hai tế bào được hoàn thiện và rời nhau ra.
Đáp án A
Câu 8:
19/07/2024Capsome là
Tất cả các virut đều bao gồm 2 thành phần:
+ Lõi axit nucleic.
+ Vỏ protein: gồm các đơn vị protein (capsome) tạo thành.
Đáp án B
Câu 9:
20/07/2024Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm?
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, người ta chia nuôi cấy vi sinh vật thành 3 loại:
+ Môi trường tự nhiên.
+ Môi trường tổng hợp.
+ Môi trường bán tổng hợp.
Đáp án A
Câu 10:
20/07/2024Khung xương tế bào được cấu tạo từ bao nhiêu thành phần chính?
Khung xương tế bào gồm có 3 thành phần chính là vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Đáp án B
Câu 11:
19/07/2024Các “dấu chuẩn” ở màng sinh chất của tế bào có bản chất là gì?
Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của chúng ta có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”.
Đáp án A
Câu 12:
18/07/2024Khi có ánh sáng và giàu , một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: ; ; ; ; . Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường:
Môi trường trên đã cho ta biết rõ thành phần và định lượng chất dinh dưỡng nuôi cấy môi trường tổng hợp.
Đáp án A
Câu 13:
19/07/2024Mezoxom – điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn – có nguồn gốc từ bộ phận nào?
Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mezoxom)
Đáp án D
Câu 14:
19/07/2024Virut khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây?
Virut khảm thuốc lá có cấu trúc xoắn dạng lò xo
Đáp án A
Câu 17:
25/11/2024Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Người ta tìm thấy hóa thạch nhân sơ cổ nhất vào đại Thái Cổ.
*Tìm hiểu thêm: "Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh"
- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).
Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
- Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.
Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.
- Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.
Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 18:
23/07/2024Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?
Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore) có lớp vỏ dày chứa canxiđipicolinat.
Đáp án C
Câu 19:
18/07/2024Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ được gọi là
Đáp án B
Câu 20:
22/07/2024Căn cứ vào đâu người ta chia vi sinh vật thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?
Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn C, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng:
+ Quang tự dưỡng. + Hóa tự dưỡng.
+ Quang dị dưỡng. + Hóa dị dưỡng.
Đáp án A
Câu 21:
18/07/2024Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là
Trong chu kì tế bào, kỳ trung gian là kỳ dài nhất. Ở kỳ trung gian, tế bào sinh trưởng, hoạt động chức năng sinh lí,…
Đáp án A
Câu 22:
21/07/2024Khi một thể thực khuẩn T2 lây nhiễm một tế bào Escherichia coli, thành phần nào của thể thực khuẩn xâm nhập vào tế bào chất của vi khuẩn?
Để thể thực khuẩn xâm nhập được vào tế bào chất của vi khuẩn thì thành phần quan trọng nhất trong sự xâm nhập là vật chất di truyền – axit nucleic, mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng thể thực khuẩn. Mà mỗi loại thể thực khuẩn đều phải có một trong hai axit nucleic hoặc là ARN hoặc AND. Cơ chế:
Nhờ enzim cởi vỏ của tế bào giúp virus cởi vỏ, giải phóng axit nucleic.
Virus qua màng tế bào qua cơ chế ẩm bào hoặc nhờ phần vỏ capsit co bóp bơm axit nucleic qua vách tế bào, xâm nhập vào trong tế bào cảm thụ (vi khuẩn).
Đáp án C
Câu 23:
18/07/2024Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là
Nhân con gồm chủ yếu là protein (80-85%) và rARN.
Đáp án C
Câu 24:
18/07/2024Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?
Khi gặp điều kiện bắt lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày chứa canxiđipicolinat.
Đáp án D
Câu 25:
18/07/2024Dinh dưỡng ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì?
Đáp án B
Câu 26:
20/07/2024Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào
Đáp án A
Câu 27:
02/07/2024Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
Sau khi bón phân nồng độ chất tan trong đất tăng rễ cây khó hấp thụ nước.
Đáp án B
Câu 28:
18/07/2024Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là
Ở điều kiện bình thường, những vi sinh vật này không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nhưng khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, chúng lại tấn công cơ thể khiến cơ thể mắc một số bệnh mà thông thường có thể kháng lại được. Những vi sinh vật này được gọi là vi sinh vật cơ hội.
Đáp án C
Câu 29:
20/07/2024Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là
Vi khuẩn chứa diệp lục, vi khuẩn lam hay tảo đơn bào đều chứa diệp lục trong tế bào Chúng có lỗi dinh dưỡng là quang tự dưỡng. Nấm đơn bào có lối sống dị dưỡng.
Đáp án D
Câu 30:
18/07/2024Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở:
Pha lũy thừa (hay còn gọi là pha log) là pha có tốc độ sinh trưởng lớn nhất → Có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất.
Đáp án C
Câu 31:
18/07/2024Cấu trúc nào sau đây có tác dụng tạo nên hình dạng xác định cho tế bào động vật?
Bào tương ở tế bào nhân thực được “gia cố” bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung tâm. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào hình dạng xác định.
Đáp án B
Câu 32:
18/07/2024Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây?
Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội: tiêu chảy; viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,... xuất hiện do số lượng tế bào limpho T - CD4 giảm nhiều.
Đáp án C
Câu 33:
18/07/2024Bệnh/ hội chứng truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là:
Hội chứng AIDS do virut HIV gây ra, virut HIV lây truyền qua 3 con đường:
+ Qua đường máu.
+ Qua đường tình dục.
+ Mẹ truyền cho thai nhi và truyên cho con qua sữa mẹ.
Đáp án B
Câu 35:
20/07/2024Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất là
Vì bạch cầu cần nhiều enzim tiêu hóa nội bào trong lizoxom cho hoạt động miễn dịch của chúng.
Đáp án C
Câu 36:
17/07/2024Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào
Không bào của tế bào rễ lông hủt ở rễ cây chứa các chất khoáng và chất tan để tạo áp suất thẩm thấu giúp tế bòa rễ cây giữ nhiệm vụ như một chiếc máy bơm chuyên hút được chất khoáng và nước từ đất vào rễ cây.
B. Sai. Tế bào cánh hoa không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng đến thụ phấn.
C. Sai. Tế bào đỉnh sinh trưởng có không bào tích nhiều nước có tác dụng làm cho tế bào dàu ra sinh trưởng nhanh.
D. Sai. Tế bào lá cây của một số loài cây các không bào tích các chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây do đó các động vật không ăn.
Đáp án A
Câu 37:
20/07/2024Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát nhiễm sắc thể vì
Đáp án B
Câu 38:
23/07/2024Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra?
Lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra.
Đáp án B
Câu 39:
18/07/2024Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
Phenol gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật vì gây biến tính protein nên thường được dùng làm chất tẩy trùng.
Đáp án D
Bài thi liên quan
-
Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P1)
-
35 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Ôn tập Sinh học 10 có lời giải chi tiết (P5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-