Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
-
265 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Môi trường sống của sinh vật gồm có:
Môi trường sống của sinh vật gồm có đất-nước-trên cạn-sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
22/07/2024Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là
Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
22/07/2024Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
01/08/2024Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
Đáp án đúng là: A
- Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
A đúng.
- Ý B thiếu tính chất hóa học của môi trường.
B sai.
- Ý C thiếu tính chất vật lí của môi trường.
C sai.
- Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D sai.
* Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
a. Khái niệm
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
b. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
- Môi trường nước: Gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh. Ví dụ: Tôm, cá, cây bèo tây,…
- Môi trường trên cạn: Gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Ví dụ: Các loài chó, mèo, lợn, cây bàng,…
- Môi trường đất: Gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật sống dưới đất. Ví dụ: giun đất, dế,…
- Môi trường sinh vật: Gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác nhau như sinh vật kí sinh, cộng sinh. Ví dụ: Trong đường ruột của con người, có vi khuẩn E.coli → Con người chính là môi trường sống của vi khuẩn E.coli.
2. Nhân tố sinh thái
a. Khái niệm
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là mối quan hệ qua lại: Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
b. Các nhóm nhân tố sinh thái
Gồm 2 nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật. Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí,...
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa sinh vật này (hoặc một nhóm sinh vật) với sinh vật khác (hoặc một nhóm sinh vật) sống xung quanh. Ví dụ: Các loài động vật, thực vật, côn trùng, vi sinh vật, con người,…
- Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Giải SGK Sinh học 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Câu 5:
22/07/2024Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?
Các yếu tố hữu sinh là: (2), (5), (8)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
23/07/2024Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :
Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì cả ba lí do A, B, C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
22/07/2024Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây không đúng ?
42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
22/07/2024Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có thú là động vật hằng nhiệt, chúng có thân nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân bố rộng nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
22/07/2024Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn 2 - 44oC so với 5,6 - 42oC
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
23/07/2024Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
Xảy ra sự cạnh tranh khác loài. Dẫn đến các loài phải thu hẹp ổ sinh thái của mình lại để giảm sự cạnh tranh xuống mức có thể chấp nhận được
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
22/07/2024Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới?
Rừng mưa nhiệt đới bao gồm nhiều loại động thực vật, do đó mật độ của các loại là cao, ổ sinh thái của mỗi loài phải thu hẹp lại, để giảm bớt sự cạnh tranh.
B, C, D sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
23/07/2024Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài
Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh, không phải càng yếu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
23/07/2024Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.
Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động : (1) , (3) , (4)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
22/07/2024Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì
Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Qua đó có thể tận dụng được tối đa nguồn sống của ao (tầng nổi, tầng giữa, tầng đáy) , có hiệu quả kinh tế lớn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
22/07/2024Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
2. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
3. Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
4. Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
Ý 3 sai vì các loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
Ý 4 sai vì các loài chim sống cùng trên 1 cây có thể có ổ sinh thái khác nhau nên ổ sinh thái dinh dưỡng là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
09/12/2024Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6°C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn miền nam là 4,8°C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau:
1. Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 °C/ngày
2. Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6°C
3. Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 °C
4. Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.
5. Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ
Số nhận xét đúng là:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x
→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8
Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :
56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)
Giải ra, x = 25,6
Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6oC
Nhiệt độ trung bình miền Bắc là 20,8oC
1, Tổng nhiệt hữu hiệu là : (25,6 – 9,6)x56 = 896oC
2 sai
3 đúng
4 số thế hệ sâu trung bình ở miền Bắc là 365/80 = 5 thế hệ
5 số thế hệ sâu trung bình ở miền Nam là 365/56 = 7 thế hệ
Vậy các nhận xét đúng là (1) (3) (5).
* MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật.
* Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Có thể bạn quan tâm
- Di truyền ngoài nhân (1893 lượt thi)
- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (264 lượt thi)
- Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể (314 lượt thi)
- Các đặc trưng của quần thể (506 lượt thi)
- Quần xã sinh vật (341 lượt thi)
- Hệ sinh thái (333 lượt thi)
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (399 lượt thi)
- Chu trình sinh địa hóa (357 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Một số kĩ thuật trong sinh học phân tử (7057 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 1) (6123 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 2) (3721 lượt thi)
- Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường (2581 lượt thi)
- DNA (835 lượt thi)
- Khái quát Vi sinh vật (815 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (757 lượt thi)
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (675 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối gần (653 lượt thi)
- Đột biến gen (596 lượt thi)