Giải SGK Toán 11 KNTT Bài 3. Hàm số lượng giác
Giải SGK Toán 11 KNTT Bài 3. Hàm số lượng giác
-
214 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Giả sử vận tốc v (tính bằng lít/giây) của luồng khí trong một chu kì hô hấp (tức là thời gian từ lúc bắt đầu của một nhịp thở đến khi bắt đầu của nhịp thở tiếp theo) của một người nào đó ở trạng thái nghỉ ngơi được cho bởi công thức
\(v = 0,85\sin \frac{{\pi t}}{3}\),
trong đó t là thời gian (tính bằng giây). Hãy tìm thời gian của một chu kì hô hấp đầy đủ và số chu kì hô hấp trong một phút của người đó.
Lời giải:
Sau bài học này, ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:
Thời gian của một chu kì hô hấp đầy đủ chính là một chu kì tuần hoàn của hàm v(t) và là T = \(\frac{{2\pi }}{{\frac{\pi }{3}}} = 6\) (giây).
Ta có: 1 phút = 60 giây.
Do đó, số chu kì hô hấp trong một phút của người đó là \(\frac{{60}}{6} = 10\) (chu kì).
Câu 2:
14/07/2024Hoàn thành bảng sau:
x |
sin x |
cos x |
tan x |
cot x |
\(\frac{\pi }{6}\) |
? |
? |
? |
? |
0 |
? |
? |
? |
? |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Lần lượt thay các giá trị \(x = \frac{\pi }{6},\,x = 0\) và \(x = - \frac{\pi }{2}\) vào sin x, cos x, tan x và cot x, ta hoàn thành được bảng như sau:
x |
sin x |
cos x |
tan x |
cot x |
\(\frac{\pi }{6}\) |
\(\frac{1}{2}\) |
\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) |
\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\) |
\(\sqrt 3 \) |
0 |
0 |
1 |
0 |
Không xác định |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
– 1 |
0 |
Không xác định |
0 |
Câu 3:
23/07/2024Lời giải:
Biểu thức \(\frac{1}{{\sin x}}\) có nghĩa khi sin x ≠ 0, tức là x ≠ kπ (k ∈ ℤ).
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x}}\) là ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.
Câu 4:
23/07/2024Cho hai hàm số f(x) = x2 và g(x) = x3, với các đồ thị như hình dưới đây.
a) Tìm các tập xác định Df, Dg của các hàm số f(x) và g(x).
b) Chứng tỏ rằng f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?
c) Chứng tỏ rằng g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = g(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?
Lời giải:
a) Biểu thức x2 và x3 luôn có nghĩa với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập xác định của hàm số f(x) = x2 là Df = ℝ và tập xác định của hàm số g(x) = x3 là Dg = ℝ.
b) ∀ x ∈ Df, ta luôn có f(– x) = (– x)2 = x2 = f(x). Vậy f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df.
Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số f(x) = x2 đối xứng với nhau qua trục tung Oy.
c) ∀ x ∈ Dg, ta luôn có g(– x) = (– x)3 = – x3 = – g(x). Vậy g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg.
Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số g(x) = x3 nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
Câu 5:
16/07/2024Lời giải:
Biểu thức \(\frac{1}{x}\) có nghĩa khi x ≠ 0.
Suy ra tập xác định của hàm số \(g\left( x \right) = \frac{1}{x}\) là D = ℝ \ {0}.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: g(– x) = \(\frac{1}{{ - x}} = - \frac{1}{x}\)= – g(x), ∀ x ∈ D.
Vậy \(g\left( x \right) = \frac{1}{x}\) là hàm số lẻ.
Câu 6:
20/07/2024So sánh:
a) sin(x + 2π) và sin x;
b) cos(x + 2π) và cos x;
c) tan(x + π) và tan x;
d) cot(x + π) và cot x.
Lời giải:
a) Ta có: sin(x + 2π) = sin[π + (x + π)] = – sin(x + π) = – sin(π + x) = – (– sin x) = sin x.
Vậy sin(x + 2π) = sin x.
b) Ta có: cos(x + 2π) = cos[π + (x + π)] = – cos(x + π) = – (– cos x) = cos x.
Vậy cos(x + 2π) = cos x.
c) Ta có: tan(x + π) = tan(π + x) = tan x.
Vậy tan(x + π) = tan x.
d) Ta có: cot(x + π) = cot(π + x) = cot x.
Vậy cot(x + π) = cot x.
Câu 7:
21/07/2024Lời giải:
Hàm số hằng f(x) = c (c là hằng số) có tập xác định D = ℝ.
Với T là số dương bất kì và với mọi x ∈ D, ta luôn có:
+) x + T ∈ D và x – T ∈ D;
+) f(x + T) = c = f(x) (vì f(x) là hàm số hằng nên với mọi x thì giá trị của hàm số đều có giá trị bằng c).
Vậy hàm số hằng f(x) = c (c là hằng số) là hàm số tuần hoàn với chu kì là một số dương bất kì.
Câu 8:
14/10/2024*Lý thuyết liên quan
* Đồ thị và tính chất của hàm số lượng giác cơ bản
1. Đồ thị và tính chất của hàm số y = sinx
- Tập xác định là .
- Tập giá trị là [-1;1].
- Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì 2.
- Đồng biến trên mỗi khoảng và nghịch biến trên mỗi khoảng
- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ và gọi là một đường hình sin.
2. Đồ thị và tính chất của hàm số y = cosx
Tập xác định là .
Tập giá trị là [-1;1].
Là hàm số chẵn và tuần hoàn chu kì 2.
Đồng biến trên mỗi khoảng và nghịch biến trên mỗi khoảng .
Có đồ thị là một đường hình sin đối xứng qua trục tung.
*Lời giải:
Biểu thức tan 2x có nghĩa khi \(2x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,\,k \in \mathbb{Z}\)\( \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},\,k \in \mathbb{Z}\).
Suy ra hàm số y = tan 2x có tập xác định là D = \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}|k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
Với mọi số thực x, ta có:
+) \(x - \frac{\pi }{2} \in D,\,x + \frac{\pi }{2} \in D\);
+) \(\tan 2\left( {x + \frac{\pi }{2}} \right) = \tan \left( {2x + \pi } \right) = \tan 2x\).
Vậy y = tan 2x là hàm số tuần hoàn với chu kì \(T = \frac{\pi }{2}\).
Xem thêm các bài toán hay, chi tiết khác
Câu 9:
20/07/2024Cho hàm số y = sin x.
a) Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
b) Hoàn thành bảng giá trị sau của hàm số y = sin x trên đoạn [– π; π] bằng cách tính giá trị của sin x với những x không âm, sau đó sử dụng kết quả câu a để suy ra giá trị tương ứng của sin x với những x âm.
x |
– π |
\( - \frac{{3\pi }}{4}\) |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
π |
y = sin x |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Bằng cách lấy nhiều điểm M(x; sin x) với x ∈ [– π; π] và nối lại ta được đồ thị hàm số y = sin x trên đoạn [– π; π].
c) Bằng cách làm tương tự câu b cho các đoạn khác có độ dài bằng chu kì T = 2π, ta được đồ thị của hàm số y = sin x như hình dưới đây.
Từ đồ thị ở Hình 1.14, hãy cho biết tập giá trị, các khoảng đồng biến, các khoảng nghịch biến của hàm số y = sin x.
Lời giải:
a) Hàm số y = f(x) = sin x có tập xác định là D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = sin (– x) = – sin x = – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = sin x là hàm số lẻ.
b) Ta có: sin 0 = 0, \(\sin \frac{\pi }{4} = \frac{{\sqrt 2 }}{2},\sin \frac{\pi }{2} = 1,\,\sin \frac{{3\pi }}{4} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), sin π = 0.
Vì y = sin x là hàm số lẻ nên \(\sin \left( { - \frac{\pi }{4}} \right) = - \sin \frac{\pi }{4} = - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), \(\sin \left( { - \frac{\pi }{2}} \right) = - \sin \frac{\pi }{2} = - 1\),
\(\,\sin \left( { - \frac{{3\pi }}{4}} \right) = - \sin \frac{{3\pi }}{4} = - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), sin(– π) = – sin π = 0.
Vậy ta hoàn thành được bảng như sau:
x |
– π |
\( - \frac{{3\pi }}{4}\) |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
π |
y = sin x |
0 |
\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
– 1 |
\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
0 |
\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
1 |
\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
0 |
c) Quan sát Hình 1.14, ta thấy đồ thị hàm số y = sin x có:
+) Tập giá trị là [– 1; 1];
+) Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;\,\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải trên mỗi khoảng này) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{\pi }{2} + k2\pi ;\,\frac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right),\,k \in \mathbb{Z}\) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải trên mỗi khoảng này).Câu 10:
19/07/2024Lời giải:
Ta có: – 1 ≤ sin x ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ.
Suy ra 2 . (– 1) ≤ 2sin x ≤ 2 . 1 hay – 2 ≤ 2sin x ≤ 2 với mọi x ∈ ℝ.
Vậy hàm số y = 2sin x có tập giá trị là [– 2; 2].
Câu 11:
14/07/2024Xét tình huống mở đầu.
a) Giải bài toán ở tình huống mở đầu.
b) Biết rằng quá trình hít vào xảy ra khi v > 0 và quá trình thở ra xảy ra khi v < 0.
Trong khoảng thời gian từ 0 đến 5 giây, khoảng thời điểm nào thì người đó hít vào? người đó thở ra?
Lời giải:
a) Thời gian của một chu kì hô hấp đầy đủ chính là một chu kì tuần hoàn của hàm v(t) và là T = \(\frac{{2\pi }}{{\frac{\pi }{3}}} = 6\) (giây).
Ta có: 1 phút = 60 giây.
Do đó, số chu kì hô hấp trong một phút của người đó là \(\frac{{60}}{6} = 10\) (chu kì).
b) Ta có: \(v = 0,85\sin \frac{{\pi t}}{3}\)
+) v > 0 khi \(0,85\sin \frac{{\pi t}}{3} > 0 \Leftrightarrow \sin \frac{{\pi t}}{3} > 0\)
Mà – 1 ≤ sin \(\frac{{\pi t}}{3}\) ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ. Do đó, \(0 < \sin \frac{{\pi t}}{3} \le 1\).
+) v < 0 khi \(0,85\sin \frac{{\pi t}}{3} < 0 \Leftrightarrow \sin \frac{{\pi t}}{3} < 0\)
Mà – 1 ≤ sin \(\frac{{\pi t}}{3}\) ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ. Do đó, \( - 1 \le \sin \frac{{\pi t}}{3} < 0\).
+) Với t ∈ (0; 3) ta có \(0 < \sin \frac{{\pi t}}{3} \le 1\).
+) Với t ∈ (3; 5] ta có \( - 1 \le \sin \frac{{\pi t}}{3} < 0\).
Vậy trong khoảng thời gian từ 0 đến 5 giây, khoảng thời điểm sau 0 giây đến trước 3 giây thì người đó hít vào và khoảng thời điểm sau 3 giây đến 5 giây thì người đó thở ra.
Câu 12:
22/07/2024Cho hàm số y = cos x.
a) Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
b) Hoàn thành bảng giá trị sau của hàm số y = cos x trên đoạn [– π; π] bằng cách tính giá trị của cos x với những x không âm, sau đó sử dụng kết quả câu a để suy ra giá trị tương ứng của cos x với những x âm.
x |
– π |
\( - \frac{{3\pi }}{4}\) |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
π |
y = cos x |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Bằng cách lấy nhiều điểm M(x; cos x) với x ∈ [– π; π] và nối lại ta được đồ thị hàm số y = cos x trên đoạn [– π; π].
c) Bằng cách làm tương tự câu b cho các đoạn khác có độ dài bằng chu kì T = 2π, ta được đồ thị của hàm số y = cos x như hình dưới đây.
Từ đồ thị ở Hình 1.15, hãy cho biết tập giá trị, các khoảng đồng biến, các khoảng nghịch biến của hàm số y = cos x.
Lời giải:
a) Hàm số y = f(x) = cos x có tập xác định là D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = cos (– x) = cos x = f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = cos x là hàm số chẵn.
b) Ta có: cos 0 = 1, \(\cos \frac{\pi }{4} = \frac{{\sqrt 2 }}{2},\cos \frac{\pi }{2} = 0,\,\cos \frac{{3\pi }}{4} = - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), cos π = – 1.
Vì y = cos x là hàm số chẵn nên \(\cos \left( { - \frac{\pi }{4}} \right) = \cos \frac{\pi }{4} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), \(\cos \left( { - \frac{\pi }{2}} \right) = \cos \frac{\pi }{2} = 0\),
\(\cos \left( { - \frac{{3\pi }}{4}} \right) = \cos \frac{{3\pi }}{4} = - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), cos(– π) = cos π = – 1.
Vậy ta hoàn thành được bảng như sau:
x |
– π |
\( - \frac{{3\pi }}{4}\) |
\( - \frac{\pi }{2}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
π |
y = cos x |
– 1 |
\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
0 |
\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
1 |
\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
0 |
\( - \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) |
– 1 |
c) Quan sát Hình 1.15, ta thấy đồ thị hàm số y = cos x có:
+) Tập giá trị là [– 1; 1];
+) Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \pi + k2\pi ;\,k2\pi } \right)\) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải trên mỗi khoảng này) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\,\pi + k2\pi } \right),\,k \in \mathbb{Z}\) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải trên mỗi khoảng này).
Câu 13:
22/07/2024Lời giải:
Ta có: – 1 ≤ cos x ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ.
Suy ra (– 3) . (– 1) ≥ – 3cos x ≥ (– 3) . 1 hay – 3 ≤ – 3cos x ≤ 3 với mọi x ∈ ℝ.
Vậy hàm số y = – 3cos x có tập giá trị là [– 3; 3].
Câu 14:
20/07/2024Trong Vật lí, ta biết rằng phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa cho bởi công thức x(t) = Acos(ωt + φ), trong đó t là thời điểm (tính bằng giây), x(t) là li độ của vật tại thời điểm t, A là biên độ dao động (A > 0), ωt + φ là pha của dao động tại thời điểm t và φ ∈ [–π; π] là pha ban đầu của dao động. Dao động điều hòa này có chu kì \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\) (tức là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần).
Giả sử một vật dao động điều hòa theo phương trình x(t) = – 5cos 4πt (cm).
a) Hãy xác định biên độ và pha ban đầu của dao động.
b) Tính pha của dao động tại thời điểm t = 2 (giây). Hỏi trong khoảng thời gian 2 giây, vật thực hiện được bao nhiêu dao động toàn phần?
Lời giải:
a) Ta có: – 5cos 4πt = 5cos(4πt + π).
Khi đó vật dao động điều hòa theo phương trình x(t) = 5cos(4πt + π) (cm) với biên độ dao động là A = 5 > 0 và pha ban đầu của dao động là φ = π.
b) Pha của dao động tại thời điểm t = 2 (giây) là ωt + φ = 4π . 2 + π = 9π.
Dao động điều hòa có chu kì là \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = \frac{1}{2} = 0,5\), có nghĩa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần là 0,5 giây. Do đó, trong khoảng thời gian 2 giây, vật thực hiện được 2 : 0,5 = 4 dao động toàn phần.
Câu 15:
22/07/2024Cho hàm số y = tan x.
a) Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
b) Hoàn thành bảng giá trị sau của hàm số y = tan x trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\,\frac{\pi }{2}} \right)\).
x |
\( - \frac{\pi }{3}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
\( - \frac{\pi }{6}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{6}\) |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{3}\) |
y = tan x |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Bằng cách lấy nhiều điểm M(x; tan x) với x ∈ \(\left( { - \frac{\pi }{2};\,\frac{\pi }{2}} \right)\) và nối lại ta được đồ thị hàm số y = tan x trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\,\frac{\pi }{2}} \right)\).
c) Bằng cách làm tương tự câu b cho các khoảng khác có độ dài bằng chu kì T = π, ta được đồ thị của hàm số y = tan x như hình dưới đây.
Từ đồ thị ở Hình 1.16, hãy tìm tập giá trị và các khoảng đồng biến của hàm số y = tan x.
Lời giải:
a) Hàm số y = f(x) = tan x có tập xác định là D = ℝ \ \(\left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = tan (– x) = – tan x = – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = tan x là hàm số lẻ.
b) Ta có: tan 0 = 0, \(\tan \frac{\pi }{4} = 1,\tan \frac{\pi }{3} = \sqrt 3 ,\tan \frac{\pi }{6} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
Vì y = tan x là hàm số lẻ nên \(\tan \left( { - \frac{\pi }{4}} \right) = - \tan \frac{\pi }{4} = - 1\), \(\tan \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) = - \tan \frac{\pi }{3} = - \sqrt 3 \),
\(\tan \left( { - \frac{\pi }{6}} \right) = - \tan \frac{\pi }{6} = - \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
Vậy ta hoàn thành được bảng như sau:
x |
\( - \frac{\pi }{3}\) |
\( - \frac{\pi }{4}\) |
\( - \frac{\pi }{6}\) |
0 |
\(\frac{\pi }{6}\) |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{3}\) |
y = tan x |
\( - \sqrt 3 \) |
– 1 |
\( - \frac{{\sqrt 3 }}{3}\) |
0 |
\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\) |
1 |
\(\sqrt 3 \) |
c) Quan sát Hình 1.16, ta thấy đồ thị hàm số y = tan x có:
+) Tập giá trị là ℝ;
+) Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2} + k\pi ;\,\,\frac{\pi }{2} + k\pi } \right),\,k \in \mathbb{Z}\) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải trên mỗi khoảng này).
Câu 16:
16/07/2024Lời giải:
Hàm số y = tan x nhận giá trị âm ứng với phần đồ thị nằm dưới trục hoành. Từ đồ thị ở Hình 1.16 ta suy ra trên đoạn \(\left[ { - \pi ;\,\frac{{3\pi }}{2}} \right]\) thì y < 0 khi \(x \in \left( { - \frac{\pi }{2};\,0} \right) \cup \left( {\frac{\pi }{2};\,\pi } \right)\).
Câu 17:
14/07/2024Cho hàm số y = cot x.
a) Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
b) Hoàn thành bảng giá trị sau của hàm số y = cot x trên khoảng (0; π).
x |
\(\frac{\pi }{6}\) |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{3}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{2\pi }}{3}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
\(\frac{{5\pi }}{6}\) |
y = cot x |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Bằng cách lấy nhiều điểm M(x; cot x) với x ∈ (0; π) và nối lại ta được đồ thị hàm số y = cot x trên khoảng (0; π).
c) Bằng cách làm tương tự câu b cho các khoảng khác có độ dài bằng chu kì T = π, ta được đồ thị của hàm số y = cot x như hình dưới đây.
Từ đồ thị ở Hình 1.17, hãy tìm tập giá trị và các khoảng nghịch biến của hàm số y = cotx.
Lời giải: a) Hàm số y = f(x) = cot x có tập xác định là D = ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = cot (– x) = – cot x = – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = cot x là hàm số lẻ.
b) Ta có: \(\cot \frac{\pi }{6} = \sqrt 3 ,\cot \frac{\pi }{4} = 1,\,\cot \frac{\pi }{3} = \frac{{\sqrt 3 }}{3},\cot \frac{\pi }{2} = 0\),
\(\cot \frac{{2\pi }}{3} = - \frac{{\sqrt 3 }}{3},\cot \frac{{3\pi }}{4} = - 1,\,\cot \frac{{5\pi }}{6} = - \sqrt 3 \).
Vậy ta hoàn thành được bảng như sau:
x |
\(\frac{\pi }{6}\) |
\(\frac{\pi }{4}\) |
\(\frac{\pi }{3}\) |
\(\frac{\pi }{2}\) |
\(\frac{{2\pi }}{3}\) |
\(\frac{{3\pi }}{4}\) |
\(\frac{{5\pi }}{6}\) |
y = cot x |
\(\sqrt 3 \) |
1 |
\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\) |
0 |
\( - \frac{{\sqrt 3 }}{3}\) |
– 1 |
\( - \sqrt 3 \) |
c) Quan sát Hình 1.17, ta thấy đồ thị hàm số y = cot x có:
+) Tập giá trị là ℝ;
+) Nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k\pi ;\,\pi + k\pi } \right),\,k \in \mathbb{Z}\) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải trên mỗi khoảng này).
Câu 18:
18/07/2024Lời giải:
Hàm số y = cot x nhận giá trị dương ứng với phần đồ thị nằm trên trục hoành. Từ đồ thị ở Hình 1.17 ta suy ra trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\,2\pi } \right]\) thì y > 0 khi \(x \in \left( {0;\,\,\frac{\pi }{2}} \right) \cup \left( {\pi ;\,\,\frac{{3\pi }}{2}} \right)\).
Câu 19:
15/07/2024Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) \(y = \frac{{1 - \cos x}}{{\sin x}}\);
b) \(y = \sqrt {\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}}} \).
Lời giải:
a) Biểu thức \(\frac{{1 - \cos x}}{{\sin x}}\) có nghĩa khi sin x ≠ 0, tức là x ≠ kπ, k ∈ ℤ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{{1 - \cos x}}{{\sin x}}\) là D = ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.
b) Biểu thức \(\sqrt {\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}}} \) có nghĩa khi \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}} \ge 0\\2 - \cos x \ne 0\end{array} \right.\).
Vì – 1 ≤ cos x ≤ 1 nên 1 + cos x ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ và 2 – cos x ≥ 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ.
Do đó, 2 – cos x ≠ 0 với mọi x ∈ ℝ và \(\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}} \ge 0\) với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {\frac{{1 + \cos x}}{{2 - \cos x}}} \) là D = ℝ.Câu 20:
14/12/2024Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:
a) y = sin 2x + tan 2x;
b) y = cos x + sin2 x;
c) y = sin x cos 2x;
d) y = sin x + cos x.
Lời giải:
a) Biểu thức sin 2x + tan 2x có nghĩa khi cos 2x ≠ 0 (do \(\tan 2x = \frac{{\sin 2x}}{{\cos 2x}}\)), tức là \(2x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\) \( \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},k \in \mathbb{Z}\).
Suy ra tập xác định của hàm số y = f(x) = sin 2x + tan 2x là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}|k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = sin (– 2x) + tan (– 2x) = – sin 2x – tan 2x = – (sin 2x + tan 2x) = – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = sin 2x + tan 2x là hàm số lẻ.
b) Tập xác định của hàm số y = f(x) = cos x + sin2 x là D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = cos (– x) + sin2 (– x) = cos x + (– sin x)2 = cos x + sin2 x = f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = cos x + sin2 x là hàm số chẵn.
c) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x cos 2x là D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = sin (– x) . cos (– 2x) = – sin x . cos 2x = – f(x), ∀ x ∈ D.
Vậy y = sin x cos 2x là hàm số lẻ.
d) Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin x + cos x là D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(– x) = sin (– x) + cos (– x) = – sin x + cos x ≠ – f(x).
Vậy y = sin x + cos x là hàm số không chẵn, không lẻ.
*Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số, khi đó:
- Nếu D là tập đối xứng (tức là ), ta thực hiện tiếp bước 2.
- Nếu D không phải là tập đối xứng (tức là mà ), ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Bước 2: Xác định f(-x), khi đó:
- Nếu f(-x) = f(x) kết luận hàm số là hàm chẵn.
- Nếu f(-x) = - f(x) kết luận hàm số là hàm lẻ.
- Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
*Lý thuyết:
a) Tính chẵn, lẻ của hàm số:
* Định nghĩa:
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu: thì và f(-x) = f(x).
Đồ thị hàm số chẵn nhận trục tung Oy làm trục đối xứng.
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu: thì và f(-x) = - f(x).
Đồ thị hàm số lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
* Đối với hàm số lượng giác:
- Hàm số y = sinx là hàm số lẻ trên D = R.
- Hàm số y = cosx là hàm số chẵn trên D = R.
- Hàm số y = tanx là hàm số lẻ trên .
- Hàm số y = cotx là hàm số lẻ trên .
b) Tính tuần hoàn và chu kì của hàm số:
* Định nghĩa:
- Hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D, được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số sao cho với mọi ta có ; và f(x + T) = f(x).
- Nếu có số dương T nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên thì T gọi là chu kì của hàm tuần hoàn f.
* Đối với hàm số lượng giác:
Hàm số y = sinx; y = cosx tuần hoàn với chu kì .
Hàm số y = tanx; y = cotx tuần hoàn với chu kì .
Xem thêm
Câu 21:
23/07/2024Tìm tập giá trị của các hàm số sau:
a) y = \(2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - 1\);
b) y = \(\sqrt {1 + \cos x} - 2\).
Lời giải:
a) Ta có: \( - 1 \le \sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) \le 1\) với mọi x ∈ ℝ
\( \Leftrightarrow - 2 \le 2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) \le 2\) với mọi x ∈ ℝ
\( \Leftrightarrow - 2 - 1 \le 2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - 1 \le 2 - 1\) với mọi x ∈ ℝ
\( \Leftrightarrow - 3 \le 2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - 1 \le 1\) với mọi x ∈ ℝ
⇔ – 3 ≤ y ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập giá trị của hàm số y = \(2\sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - 1\) là [– 3; 1].
b) Vì – 1 ≤ cos x ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ nên 0 ≤ 1 + cos x ≤ 2 với mọi x ∈ ℝ.
Do đó, \(0 \le \sqrt {1 + \cos x} \le \sqrt 2 \) với mọi x ∈ ℝ.
Suy ra \( - 2 \le \sqrt {1 + \cos x} - 2 \le \sqrt 2 - 2\) với mọi x ∈ ℝ.
Hay \( - 2 \le y \le \sqrt 2 - 2\)với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập giá trị của hàm số y = \(\sqrt {1 + \cos x} - 2\) là \(\left[ { - 2;\,\,\sqrt 2 - 2} \right]\).
Câu 22:
22/07/2024Lời giải:
Ta có đồ thị của hàm số y = tan x như hình vẽ dưới đây.
Ta có tan x = 0 khi hàm số y = tan x nhận giá trị bằng 0 ứng với các điểm x mà đồ thị giao với trục hoành. Từ đồ thị ở hình trên ta suy ra y = 0 hay tan x = 0 khi x = kπ, k ∈ ℤ.
Câu 23:
22/07/2024Giả sử khi một cơn sóng biển đi qua một cái cọc ở ngoài khơi, chiều cao của nước được mô hình hóa bởi hàm số h(t) = \(90\cos \left( {\frac{\pi }{{10}}t} \right)\), trong đó h(t) là độ cao tính bằng centimét trên mực nước biển trung bình tại thời điểm t giây.
a) Tìm chu kì của sóng.
b) Tìm chiều cao của sóng, tức là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đáy và đỉnh của sóng.
Lời giải:
a) Chu kì của sóng là \(T = \frac{{2\pi }}{{\frac{\pi }{{10}}}} = 20\) (giây).
b) Ta có: h(t) = \(90\cos \left( {\frac{\pi }{{10}}.t} \right)\), hàm số này có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 90 và – 90.
Vậy chiều cao của sóng là 180 cm.