Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ trung đại có đáp án
Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ trung đại có đáp án
-
213 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/09/2024Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây.
Đáp án đúng là: A
- Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người,không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội hàm khái niệm văn minh được hiểu đồng nghĩa với văn hóa; văn minh là sự đối lập với dã man, mông muội, lạc hậu; văn minh trên cả phương diện vật chất và tinh thần
→ A đúng.B,C,D sai.
* Khái niệm văn hóa, văn minh
a. Khái niệm
- Văn hóa:
+ Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
+ Xuất hiện đồng thời cùng với loài người.
- Văn minh:
+ Là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ.
+ Trên cơ sở nền văn hóa thời nguyên thủy, đến giai đoạn xuất hiện nhà nước và chữ viết, loài người tiến vào thời kì văn minh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh
Câu 2:
18/11/2024Đáp án đúng là: C
Giải thích: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
*Tìm hiểu thêm: "Khái quát tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại"
- Ở phương Đông:
+ Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
+ Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa..
+ Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
- Ở phương Tây:
+ Khoảng thiên niên kỉ III TCN - năm 476, nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
+ Trong thời hậu kì trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và những tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đã khiến văn minh Tây Âu tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 3:
13/07/2024Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
Đáp án đúng là: B
Câu 4:
19/07/2024Đáp án đúng là: D
Câu 6:
17/07/2024Đáp án đúng là: B
Câu 7:
03/11/2024Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
Đáp án đúng là: A
- Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nên văn minh Ấn Độ có điểm chung là Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
- Hy Lạp cổ đại bị phân chia thành nhiều cộng đồng tự quản nhỏ, điều này phản ánh hình dạng địa lý của Hy Lạp, nơi mà các đảo, thung lũng và đồng bằng bị chia cắt nhau bởi biển cả hay các dãy núi.
→ B sai.
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ.
→ C sai.
- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông.
→ D sai.
* Cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ:
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Điều kiện tự nhiên
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba một giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát.
- Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.
- Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh.
- Khu vực phía nam có cao nguyên Đề-can, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.
b. Dân cư
- Cư dân bản địa sinh sống trên lưu vực sông Ấn.
- Khoảng từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Vì thế, họ cũng được gọi là người Ha-ráp-pan.
- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
2. Điều kiện kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp: sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,…
- Thương nghiệp:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công,…
3. Tình hình chính trị - xã hội
- Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cố (Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa).
- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.
- Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.
- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Câu 8:
17/07/2024Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
16/07/2024Đáp án đúng là: B
Câu 11:
24/09/2024Đáp án đúng là: A
Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).
A đúng
- B, C, D sai vì họ là các tộc người xuất hiện sau và không có vai trò trực tiếp trong sự hình thành ban đầu của nền văn minh này, vốn do người Hán tạo dựng.
*) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á.
- Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.
- Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.
Một đoạn sông Hoàng Hà ở Trung Quốc
* Dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).
+ Cùng Người Trung Hoa là cư dân với dân tộc Hán (chiếm số lượng đông nhất), các đầu tiên trên thế giới tìm ra dân tộc như Choang, Mãn, Hội, Mông, đã góp phẩn xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.
- Xã hội:
+ Các giai tầng cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là: quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân...
+ Sang thời trung đại có thêm giai cấp địa chủ
* Kinh tế
- Nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng. Tơ lụa, gốm sứ,... là những hàng hoá nổi tiếng của người Trung Hoa trong quan hệ buôn bán với nhiều nước ở châu Á và châu Âu.
* Chính trị
- Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nổi tiếp nhau.
- Nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 12:
13/07/2024Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?
Đáp án đúng là: C
Câu 14:
22/10/202410 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh Ấn Độ
*Tìm hiểu thêm: "Khoa học, kĩ thuật Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại"
- Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...
- Thiên văn học: sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.
- Vật lí học và Hoá học:
+ Nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất.
+ Phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 15:
19/07/2024Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cố - trung đại tiếp thu?
Đáp án đúng là: A
Câu 16:
22/07/2024Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?
Đáp án đúng là: B
Câu 17:
21/07/2024Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?
Đáp án đúng là: A
Câu 18:
18/07/2024Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây.
A. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, bắt đầu khi loài người bước qua trình độ của thời kì dã man.
B. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần con người đạt được.
C. Do vị trí địa lí, Ai Cập cổ đại sớm trở thành nơi giao lưu của nhiều dòng văn hoá thế giới.
D. Ấn Độ là nơi truyền bá nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, tiêu biểu nhất làPhật giáo.
E. Người Trung Quốc xây dựng nền văn minh đầu tiên của mình ở lưu vực Trường Giang.
G. Những thành tựu của các nền văn minh ở phương Đông thời kì cổ - trung đại góp phần vào sự phát triển rực rỡ của các nền văn minh này, tuy nhiên ít có ảnh hưởng đến văn minh thế giới.
- Những câu đúng là: A, B, C.
- Những câu sai là: D, E, G.
Câu 19:
13/07/2024Hãy so sánh khái niệm văn minh, văn hoá theo bảng dưới đây.
Tiêu chí so sánh |
Văn hóa |
Văn minh |
Giống nhau |
? |
|
Khác nhau |
? |
? |
Ví dụ |
? |
? |
Tiêu chí so sánh |
Văn hóa |
Văn minh |
Giống nhau |
Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. |
|
Khác nhau |
Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay |
Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. |
Ví dụ |
Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa |
- Chữ viết - Các công trình: đấu trường Cô-li-dê, Kim tự tháp… |
Câu 20:
23/07/2024Dựa vào bảng dưới đây:
Tên nền văn minh |
Thời gian |
Văn minh Ai Cập cổ đại |
Khoảng năm 3200 - năm 30 TCN |
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại |
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN - giữa thiên niên kỉ I TCN |
Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại |
Giữa thiên niên kỉ III TCN - năm 1857 |
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại |
Khoảng thế kỉ XXI TCN - năm 1911 |
Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại |
Khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN - năm 476 |
Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng |
Thế kỉ XV - XVII (ở Tây Âu) |
Hãy:
Trình bày sự phát triển của một số nền văn minh tiêu biểu trên thế giới thời kỳ cổ - trung đại trên trục thời gian.
Sơ đồ trục thời gian
Câu 21:
16/07/2024Nêu nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ - trung đại.
Nhận xét:
+ Các nền văn minh cổ đại ở phương Đông được hình thành từ rất sớm, ngay từ khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN
+ So với phương Đông, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại xuất hiện muộn hơn. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
Câu 22:
18/07/2024Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời kì cổ - trung đại.
Nội dung |
Những thành tựu |
Chữ viết và văn học |
? |
Khoa học tự nhiên |
? |
Tôn giáo |
? |
Kiến trúc, điêu khắc |
? |
Nội dung |
Những thành tựu |
Chữ viết và văn học |
- Sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN. |
Khoa học tự nhiên |
- Toán học: sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật,... - Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới. - Y học: có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... |
Tôn giáo |
- Sùng bái đa thần, thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật. - Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. - Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti… |
Câu 23:
19/07/2024Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Hoa thời kì cố - trung đại.
Nội dung |
Những thành tựu |
Tư tưởng |
? |
Chữ viết và văn học |
? |
Y học |
? |
Kĩ thuật |
? |
Kiến trúc, điêu khắc |
? |
Nội dung |
Những thành tựu |
Tư tưởng |
- Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia… |
Chữ viết và văn học |
- Phát minh ra chữ viết từ rất sớm, gồm: chữ giáp cốt; kim văn; thạch cổ văn; chữ khắc trên thẻ tre, trúc… - Văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật. Tiêu biểu là: thơ Đường luật; tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh… |
Y học |
- Chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... - Nhiều thầy thuốc nổi tiếng: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,... |
Kĩ thuật |
- Bốn phát minh lớn, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu: Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên; Thập Tam Lăng… - Hội hoạ rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. |
Câu 24:
13/07/2024Quan sát hình ảnh dưới đây.
Nêu những hiểu biết của em về kim tự tháp trên.
Hiểu biết về kim tự tháp
- Kim tự tháp là loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Ai Cập cổ đại.
- Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ghi-da.
- Để xây dựng kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hàng triệu phiến đá vôi. Các phiến đá được mài nhẵn rồi ghép lại với nhau, nhưng mạch ghép kín tới mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được…
- Phần lớn các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt phẳng nghiêng để vận chuyển các khối đá và vật liệu lên cao để xây dựng kim tự tháp.
Câu 25:
22/07/2024Theo em, thành tựu văn minh đó của người Ai Cập cổ đại có giá trị như thế nào đối với nhân loại?
Giá trị của thành tựu văn minh
- Là minh chứng cho thấy sự lao động và sáng tạo tuyệt vời của cư dân Ai Cập cổ đại
- Phản ánh đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.
- Đóng góp quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại.
- Hiện nay, các kim tự tháp là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách, đem lại nguồn lực kinh tế lớn cho Ai Cập.
Câu 26:
18/07/2024Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?
- Một số thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn cho đến ngày nay:
+ Trên lĩnh vực kiến trúc: các công trình Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành,... trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách.
+ Trên lĩnh vực kĩ thuật: kĩ thuật làm giấy, la bàn…
+ Trên lĩnh vực y học: thuật châm cứu vẫn được áp dụng trong việc chữa bệnh.
+ Lĩnh vực văn học: nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc thời cổ - trung đại trở thành niềm cảm hứng sáng tạo về đề tài cho ngành điện ảnh…
Câu 27:
20/07/2024Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”?
TƯ LIỆU: Một nhà du hành người A-rập đã viết: “Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy”... Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là “Vùng đất đen” vì màu của phù sa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được họ gọi là “Vùng đất đỏ”).
(Theo Uy-li-am G. Đu-kho, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), NXB Oát-uốt, 2010, tr. 16)
- Câu nói của Hê-rô-đốt khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của sông Nin đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại và cả ngày nay. Cụ thể là:
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất
+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập, cũng như kết nối Ai Cập với các nước láng giềng,...
Câu 28:
20/07/2024Đọc tư liệu sau, em rút ra điều gì về giá trị của văn minh Trung Hoa? Lấy ví dụ minh hoạ.
TƯ LIỆU: Giống như ở những nơi khác, Trung Quốc cổ đại phải đối mặt với thách thức do sự xuất hiện của các dân tộc du mục ở biên giới của mình. Tuy nhiên, không giống như Ha-ráp-pa, Xu-me và Ai Cập, Trung Quốc cổ đại đã vượt qua thách thức đó, nhiều thể chế và giá trị văn hoá của nền văn minh này vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX. Vì lí do đó, nền văn minh Trung Hoa đôi khi được mô tả là nền văn minh tồn tại liên tục lâu đời nhất trên thế giới.
(Theo Uy-li-am G. Đu-khơ, Giắc-xơn G. Spi-en-Vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), Sđd, tr. 68)
- Đoạn tư liệu cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX - điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.
- Ví dụ:
+ Sau khi xâm chiếm, lật đổ sự thống trị của nhà Tống, nhà Nguyên (vương triều ngoại tộc do người Mông Cổ lập nên) đã hoàn toàn duy trò bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa… của các triều đại phong kiến trước đó ở Trung Quốc
+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay.