Giải SBT Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án
Giải SBT Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án
-
67 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
“Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Câu 2:
28/10/2024Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
Đáp án đúng là: B
- Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện
→ B đúng.A,C,D sai.
* Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành
- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)
- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..
2. Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.
- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.
2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.
- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Câu 3:
13/07/2024Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 27)?
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
21/07/2024Đáp án đúng là: C
Câu 5:
01/10/2024Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?
Đáp án đúng là: A
-Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò :Thành tựu nghiên cứu của sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
-
Cung cấp kiến thức lịch sử: Sử học giúp hiểu rõ bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của di sản, từ đó giúp xác định giá trị và ý nghĩa của di sản trong quá khứ cũng như hiện tại.
-
Đánh giá giá trị di sản: Sử học cung cấp các tiêu chí và phương pháp để đánh giá giá trị của di sản, bao gồm giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, và nghệ thuật, từ đó giúp đưa ra các quyết định bảo tồn phù hợp.
-
Bảo tồn tri thức và kỹ thuật: Nghiên cứu lịch sử về các kỹ thuật, phong cách và công nghệ đã được sử dụng trong quá trình tạo ra di sản giúp bảo tồn các kỹ thuật này, đảm bảo rằng chúng không bị lãng quên.
-
Phát triển chính sách bảo tồn: Các nghiên cứu sử học có thể góp phần vào việc xây dựng chính sách bảo tồn có cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cho việc bảo tồn trở nên hiệu quả hơn.
-
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng: Khi cộng đồng hiểu rõ giá trị lịch sử và văn hóa của di sản thông qua nghiên cứu sử học, họ sẽ có động lực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
-
Nâng cao nhận thức và giáo dục: Sử học có thể đóng vai trò trong việc giáo dục cộng đồng về di sản, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Tóm lại, nghiên cứu sử học không chỉ giúp cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết cho việc bảo tồn di sản, mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc để các hoạt động bảo tồn được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều
Câu 6:
16/07/2024Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?
Đáp án đúng là: C
Câu 7:
13/07/2024Đáp án đúng là: D
Câu 8:
13/07/2024Đáp án đúng là: A
Câu 10:
18/07/2024Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?
Đáp án đúng là: A
Câu 11:
27/10/2024Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?
Đáp án đúng là: A
- Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế,không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
- Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
+ Đối với các di sản văn hóa vật thể: công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
+ Đối với các di sản văn hóa phi vật thể: nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Các đáp án còn lại là Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
2. Sử học với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa
- Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.
- Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:
+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )
+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang... gắn với quảng bá di sản văn hoá).
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).
- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:
+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).
+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).
+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Câu 12:
20/07/2024Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?
Đáp án đúng là: D
Câu 13:
18/07/2024Điền những thông tin phù hợp vào bảng theo gợi ý sau về vai trò của sử học đối với công nghiệp văn hoá.
TT |
Dữ liệu |
Thuộc lĩnh vực nào |
Vai trò của lịch sử - văn hóa đối với lĩnh vực |
1 |
Hình 1. Hình ảnh từ bộ phim lịch sử nổi tiếng Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ |
|
|
2 |
Hình 2. Buổi biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong lễ hội đầu xuân (tại Ninh Bình) |
|
|
TT |
Dữ liệu |
Thuộc lĩnh vực nào |
Vai trò của lịch sử - văn hoá đối với lĩnh vực |
1 |
Hình 1 |
Điện ảnh |
Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm điện ảnh,... |
2 |
Hình 2 |
Nghệ thuật biểu diễn |
Cơ sở khoa học lịch sử, văn hoá, cung cấp cơ sở dữ liệu,... cho các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống,... |
Câu 14:
18/07/2024Từ kết quả của Bài tập phần 2.1, hãy suy luận về vai trò của sử học đối với một số lĩnh vực khác của công nghiệp văn hoá theo bảng sau.
TT |
Lĩnh vực |
Vai trò của Sử học |
1 |
Kiến trúc |
? |
2 |
Phần mềm và các trò chơi giải trí |
? |
3 |
Thủ công mỹ nghệ |
? |
4 |
Xuất bản |
? |
5 |
Thời trang |
? |
6 |
Mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm |
? |
7 |
Truyền hình và phát thanh |
? |
8 |
Du lịch văn hoá |
? |
TT |
Lĩnh vực |
Vai trò của Sử học |
1 |
Kiến trúc |
- Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo, đề tài… cho việc thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc. - Ví dụ: xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc thời Phục hưng… |
2 |
Phần mềm và các trò chơi giải trí |
- Cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo, cơ sở dữ liệu… để xây dựng một số phầm mềm và trò chơi giải trí, ví dụ: game “Đấu trường Tam quốc”… |
3 |
Thủ công mỹ nghệ |
- Cung cấp ý tưởng sáng tạo, đề tài… cho việc thiết kế các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. - Ví dụ: trống đồng Đông Sơn trở thành cảm hứng cho các nghệ nhân thủ công chế tạo ra các sản phẩm trống đồng để trưng bày, trang trí… |
4 |
Xuất bản |
- Cung cấp tri thức, cơ sở dữ liệu, đề tài, ý tưởng sáng tạo… để biên soạn các ấn phẩm. - Ví dụ: lịch sử Việt Nam bằng tranh… |
5 |
Thời trang |
- Cung cấp ý tưởng sáng tạo, đề tài… để thiết kế các sản phẩm thời trang. - Ví dụ: váy có họa tiết trang trí trống đồng Đông Sơn |
6 |
Mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm |
- Cơ sở khoa học lịch sử, văn hoá, cung cấp cơ sở dữ liệu,... cho các sản phẩm mĩ thuật, nhiếp ảnh và các buổi triển lãm… |
7 |
Truyền hình và phát thanh |
- Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo, đề tài… cho ngành truyền hình và phát thanh. |
8 |
Du lịch văn hoá |
- Cung cấp nguồn tài nguyên đặc sắc, đa dạng, tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển… |
Câu 15:
16/07/2024Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hoá. Hãy đề xuất một số ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.
- Định hướng nghề nghiệp trong tương lai: hướng dẫn viên du lịch
- Đề xuất ý tưởng học tập:
+ Tìm hiểu tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới để làm nền tảng kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp sau này.
+ Tập trung tìm hiểu kiến thức lịch sử - văn hóa gắn liền với các di tích lịch sử (địa điểm du lịch), ví dụ như: quần thể di tích cố đô Huế; khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long…
+ Nếu có điều kiện, có thể học tập, tìm hiểu kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động tham quan trải nghiệm (ví dụ: tới thăm quan Thánh địa Mỹ Sơn; tham quan Khu di tích Thành cổ Quảng Trị…).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 16:
20/07/2024Khai thác hình dưới đây và cho biết điều em tâm đắc nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được thể hiện thông qua chi tiết nào? Hãy giải thích Vì sao em chọn chi tiết đó?
Hình 3. Những nghệ nhân của các phường Xoan (Phú Thọ)
giao lưu Hát Xoan với sự tham gia của học sinh
+ Điều tâm đắc nhất: di sản hát Xoan đã đến gần với thế hệ trẻ
+ Giải thích: Hát Xoan đang được các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo lưu giá trị của Hát Xoan, tiếp tục duy trì và phát triển giá trị của di sản trong tương lai,...
Câu 17:
13/07/2024Vận dụng kết quả ở trên, hãy phân tích một ví dụ mà em tâm đắc nhất (do em lựa chọn) về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị một di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững.
Biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan (Phú Thọ)
+ Ngày 13/2/2012, tỉnh Phú Thọ xây dựng Chương trình hành động để bảo vệ Hát Xoan, tiếp đó xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan (giai đoạn 2013 - 2020) được Chính phủ phê duyệt.
+ Hát Xoan được đưa vào giảng dạy chính khóa trong các trường phổ thông, thông qua các bộ môn âm nhạc; hoạt động ngoại khóa…
+ Trong cộng đồng dân cư, các câu lạc bộ hát Xoan được thành lập ở nhiều phường, xã
+ Các nghệ nhân hát Xoan thực hiện truyền dạy cho các học viên ở đủ mọi lứa tuổi…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 18:
14/07/2024Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) cho thấy giữa 3 tư liệu có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?
- Điểm chung: Ba tư liệu đều đề cập đến vai trò của của lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của du lịch. Điều này thể hiện ở những chi tiết, như:
+ Đoạn tư liệu 2: tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác;
+ Tư liệu 3: Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,...
+ Tư liệu 4: Hoàng thành Thăng Long... điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua.
Câu 19:
17/07/2024Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây).
Tư liệu |
Suy luận |
Dẫn chứng |
Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác, Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. |
? |
? |
Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hơn 10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,... đã khiến châu lục này trở thành điểm đến du lịch chính. |
? |
? |
Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua (SGK, tr. 31). |
? |
? |
Tư liệu |
Suy luận |
Dẫn chứng |
Tư liệu 2 |
Xác định nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa chính là những giá trị về lịch sử - văn hoá còn được bảo tồn đến ngày nay. |
Toàn bộ nội dung Tư liệu 2. |
Tư liệu 3 |
Vai trò to lớn của di sản lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của ngành du lịch châu Âu. |
“Các khía cạnh văn hoá truyền thống... điểm du lịch chính”. |
Tư liệu 4 |
Đóng góp của Di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đối với sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội những năm qua. |
Năm 2019, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đón 461.715 lượt khách, doanh thu từ du lịch 11.1 tỷ đồng. |
Câu 20:
21/07/2024Hãy tìm hiểu và phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá quần thể di tích Cố đô Huế (hoặc một di tích/di sản khác mà em quan tâm).
Hình 4. Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới
- Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế:
+ Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân Việt Nam biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản.
+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,...
- Ví dụ:
+ Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Quần thể di tích Cố đô Huế, tháng 6/2010, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt khoản đầu tư 2300 tỉ đồng với mục tiêu: hoàn thiện bảo tồn tổng thể quần thể di tích Cố đô Huế vào năm 2020.
+ Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng. Trong đó, tập trung xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: "Huế - Kinh đô lễ hội", "Huế - Kinh đô áo dài", "Huế - Kinh đô ẩm thực" của Việt Nam.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 21:
19/07/2024Tìm hiểu thực tế địa phương và lập bảng thống kê (theo bảng đề xuất dưới đây) về các di tích lịch sử tiêu biểu, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố) và nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản đó.
TT |
Tên di tích/ di sản |
Loại hình |
Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản |
Biện pháp đề xuất của em (nếu có) |
1 |
? |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
? |
TT |
Tên di tích/ di sản |
Loại hình |
Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản |
Biện pháp đề xuất của em (nếu có) |
1 |
Hát Xoan |
DSVH phi vật thể |
- Chính quyền tỉnh Phú Thọ xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan (giai đoạn 2013 - 2020) - Đưa hát Xoan vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông qua môn âm nhạc, hoạt động ngoại khóa… - Thành lập các câu lạc bộ hát Xoan - Sưu tầm, phục chế, bổ sung tài liệu, hiện vật, hình ảnh và tổ chức trưng bày chuyên đề về Hát Xoan tại Bảo tàng Hùng Vương… |
- Tổ chức tour du lịch đưa du khách tới thưởng thức hát Xoan… |
2 |
Đền Hùng |
DSVH vật thể |
- Tu bổ, bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh tại khu di tích. - Tăng cường quảng bá hình ảnh của khu di tích thông qua các phương tiện truyền thông… |
|
… |
|
|
|
|
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 22:
21/07/2024Xử lí tình huống: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:
- Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?
- Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác….
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu 23:
20/07/2024Có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?".
Theo em, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là gì (kinh tế/văn hoá, lịch sử)?
- Lợi ích lâu dài:
+ Mang lại nguồn lực kinh tế lâu dài, bền vững, góp phần: thúc đẩy sự phát triển của địa phương (nói riêng) và đất nước (nói chung); giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu người lao động.
+ Các di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy có hiệu quả.
+ Lịch sử - văn hóa của cộng đồng, dân tộc được quảng bá sâu rộng.
- Lợi ích trước mắt: tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư tại khu di sản
Câu 24:
22/07/2024Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
(*) Bài viết tham khảo:
- Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội là khuynh hướng ứng xử với di sản lý tưởng nhất và được khuyến khích nhất. Khi gắn phát triển du lịch với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chúng ta sẽ đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di sản đạt tới.
+ Hội An là một ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Các ngôi nhà cổ với những nét kiến trúc Nhật Bản và Trung Hoa đa phần được quan tâm trùng tu, tôn tạo, bảo vệ đúng quy cách; các đền, chùa, hội quán vẫn giữ được bản sắc riêng; những đêm Rằm phố cổ vừa giữ được không khí cổ xưa, vừa mang hơi thở cuộc sống mới…
+ Quần thể di tích cố đô Huế, sau một thời gian bị UNESCO đưa vào “danh sách đen”, đến nay đã trở thành nơi bảo tồn khá tốt các giá trị cảnh quan, kiến trúc, nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với vùng đất cố đô, với con người Huế. Những kỳ festival với sự góp mặt của các làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, trang phục phối hợp cùng với các sự kiện văn hóa mới đã ngày càng khẳng định thương hiệu. Năm 2019, tổng lượng khách tham quan các di tích cố đô Huế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng doanh thu bán vé đạt gần 388 tỷ đồng (tăng 1,6% so năm 2018), doanh thu dịch vụ đạt gần 19 tỷ đồng.
+ Tại Vịnh Hạ Long, sau khi bị UNESCO đưa vào danh sách khuyến nghị, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện và đạt nhiều bước tiến trong việc kết hợp giữa khai thác cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những hình thức lễ hội mới như trình diễn đường phố, carnaval, ẩm thực đường phố… Năm 2019, Vịnh Hạ Long đã đón được 4,4 triệu khách, trong đó có 2,9 triệu khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 1.237 tỷ đồng.
- Nhằm xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, có thể tập trung vào một số giải pháp như sau:
+ Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.
+ Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
- Một dân tộc muốn phát triển đi lên không thể không giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa quý giá từ quá khứ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, sự chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án bảo tồn tối ưu, làm sao vừa khai thác được tiềm năng kinh tế của di sản, vừa giữ gìn được các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của chúng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo