Câu hỏi:
27/10/2024 326
Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?
Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên.
C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau.
D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế,không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
- Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
+ Đối với các di sản văn hóa vật thể: công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
+ Đối với các di sản văn hóa phi vật thể: nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Các đáp án còn lại là Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
2. Sử học với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa
- Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.
- Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:
+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )
+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang... gắn với quảng bá di sản văn hoá).
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).
- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:
+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).
+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).
+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?
Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?
Câu 2:
Có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?".
Theo em, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là gì (kinh tế/văn hoá, lịch sử)?
Câu 3:
Xử lí tình huống: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:
- Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?
Xử lí tình huống: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:
- Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?
Câu 4:
Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
Câu 5:
Hãy tìm hiểu và phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá quần thể di tích Cố đô Huế (hoặc một di tích/di sản khác mà em quan tâm).
Hình 4. Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới
Hãy tìm hiểu và phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá quần thể di tích Cố đô Huế (hoặc một di tích/di sản khác mà em quan tâm).
Hình 4. Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới
Câu 6:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
Câu 7:
Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây).
Tư liệu
Suy luận
Dẫn chứng
Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác, Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
?
?
Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hơn 10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,... đã khiến châu lục này trở thành điểm đến du lịch chính.
?
?
Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua (SGK, tr. 31).
?
?
Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây).
Tư liệu |
Suy luận |
Dẫn chứng |
Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác, Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. |
? |
? |
Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hơn 10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,... đã khiến châu lục này trở thành điểm đến du lịch chính. |
? |
? |
Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua (SGK, tr. 31). |
? |
? |
Câu 8:
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
“Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
“Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
Câu 10:
Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
Câu 12:
Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?
Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?
Câu 13:
Khai thác hình dưới đây và cho biết điều em tâm đắc nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được thể hiện thông qua chi tiết nào? Hãy giải thích Vì sao em chọn chi tiết đó?
Hình 3. Những nghệ nhân của các phường Xoan (Phú Thọ)
giao lưu Hát Xoan với sự tham gia của học sinh
Câu 14:
Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) cho thấy giữa 3 tư liệu có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?
Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) cho thấy giữa 3 tư liệu có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?
Câu 15:
Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hoá. Hãy đề xuất một số ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.
Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hoá. Hãy đề xuất một số ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.