Trang chủ Lớp 10 Địa lý Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Địa 10 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Địa 10 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Địa 10 có đáp án (Đề 1)

  • 531 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án: B

Câu 3:

17/07/2024
Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 5:

18/07/2024
Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 7:

25/10/2024
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là
Xem đáp án

Đáp án đúng là ; A

- Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là 5km.

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1. Vỏ Trái Đất

- Vị trí: nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Đặc điểm: độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

2. Vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat).

- Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất:

+ Đá Mác-na (Gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

+ Đá trầm tích (Đá sét, đá vôi,...): Có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.

+ Đá biến chất (Đá gơ-nai, đá hoa,...): Có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

II. Thuyết kiến tạo mảng

1. Đặc điểm

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau.

2. Kết quả: Tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

Xem thêm các bài viết liên quan ,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

 


Câu 8:

23/09/2024

Các múi giờ trên Trái Đất được đánh số thứ tự theo hướng tây đông từ múi số

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các múi giờ được đánh số từ 0 đến 23 theo hướng tây đông từ múi số 0 (GMT) để dễ dàng xác định thời gian ở các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Hệ thống này cho phép người dùng dễ dàng tính toán chênh lệch thời gian giữa các múi giờ, với mỗi múi cách nhau 15 độ kinh tuyến tương ứng với 1 giờ.

A đúng 

- B, C, D sai vì hệ thống số từ 0 đến 23 giúp xác định rõ ràng các múi giờ dựa trên Đường kinh tuyến gốc (GMT). Hệ thống này tạo sự nhất quán và dễ hiểu trong việc tính toán chênh lệch thời gian toàn cầu, với múi số 0 làm mốc chuẩn.

Các múi giờ trên Trái Đất được đánh số từ 0 đến 23 theo hướng tây đông, bắt đầu từ Đường kinh tuyến gốc (Greenwich) ở London, Anh. Mỗi múi giờ cách nhau 15 độ kinh tuyến, tương ứng với 1 giờ chênh lệch về thời gian. Điều này có nghĩa là khi di chuyển về phía đông từ Đường kinh tuyến gốc, thời gian sẽ tăng dần, và khi di chuyển về phía tây, thời gian sẽ giảm dần.

Hệ thống múi giờ này được thiết lập để đồng bộ hóa thời gian toàn cầu, giúp người dân và các hoạt động thương mại dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch và giao tiếp. Tuy nhiên, các múi giờ không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, vì chúng phải điều chỉnh theo ranh giới quốc gia, các vùng lãnh thổ, và một số yếu tố địa lý khác.

Múi giờ số 0 (GMT) là mốc chuẩn để tính toán thời gian cho các múi giờ khác. Ví dụ, múi giờ GMT+1 có nghĩa là thời gian ở đó sớm hơn 1 giờ so với GMT. Hệ thống này không chỉ giúp quản lý thời gian mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động như giao thông, thương mại và liên lạc quốc tế.


Câu 9:

20/07/2024

Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 11:

10/10/2024
Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?
Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Lục địa nâng lên, hạ xuống,là tác động làm cho biển tiến và biển thoái.

-Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ,gây ra hiện tượng miền núi uốn nếp.

→ B sai.

- Các lớp đá cứng bị đứt gãy  lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

→ C sai.

- Động đất, núi lửa hoạt động. có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến hệ sinh thái và khí hậu trong một khu vực rộng lớn.

→ D sai.

* Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình

Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.

1. Hiện tượng uốn nếp

- Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

- Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,...

2. Hiện tượng đứt gãy

- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).

- Kết quả:

+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ: như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phí đông lục địa Phi

3. Hoạt động núi lửa

a. Đặc điểm

- Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.

- Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.

- Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

b. Kết quả

- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.

- Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mác-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. Ví dụ: cao nguyên Bazan ở Tây Nguyên ở Việt Nam…

- Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.

Xem thêm các  bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất




Câu 12:

09/07/2024
Phong hoá sinh học là
Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 13:

09/07/2024
Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên?
Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 14:

09/07/2024

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 15:

22/07/2024
Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng
Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 16:

09/07/2024
Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 17:

21/07/2024
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp
Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 19:

23/07/2024
Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 20:

18/07/2024

Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 21:

13/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 22:

07/10/2024
Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia.

Các quốc gia tự quy ước nước mình sử dụng múi giờ nào, và có mấy múi ở đất nước của mình. Do vậy, ranh giới múi thực tế được quy định bởi đường biên giới.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

2. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

 


Câu 23:

17/07/2024
Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là
Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 24:

22/07/2024
Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 25:

21/07/2024

Nêu sự khác nhau của nội lực và ngoại lực (về khái niệm, nguyên nhân).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

* Nội lực

- Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực là do: sự phân huỷ của các chất phóng xạ; Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt; Chuyển động tự quay của Trái Đất; Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

* Ngoại lực

- Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

Câu 26:

22/07/2024

Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất? Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

* Sự luân phiên ngày đêm

Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

* Giải thích

- Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày và đêm.

- Thời gian ban ngày và ban đêm là 6 tháng.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống vì phần ban ngày trong 6 tháng sẽ rất nóng do bị Mặt Trời đốt nóng liên tục, còn phần ban đêm trong 6 tháng sẽ rất lạnh do không được Mặt Trời chiếu đến.

Bắt đầu thi ngay