Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Lịch sử 10 năm học 2022 - 2023 có đáp án

Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Lịch sử 10 năm học 2022 - 2023 có đáp án

Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Lịch sử 10 năm học 2022 - 2023 có đáp án

  • 545 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 2:

22/07/2024

Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 3:

19/07/2024

Nội dung nào sau đây là đúng về văn minh Đại Việt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 4:

19/07/2024

“Tam giác đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 7:

23/07/2024

Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 8:

19/07/2024

Thiết chế chính trị thời Lý - Trần có đặc trưng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 9:

19/07/2024
Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây đúng theo trình tự thời gian.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 10:

21/07/2024

Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 11:

29/07/2024

Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách,Trọng nông của nhà nước phong kiến

Bế quan tỏa cảng tức là đóng cửa với nước ngoài, hạn chế những hoạt động buôn bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương Tây. Lí do quan trọng nhất mà nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây.

→ B sai

Chủ nghĩa trọng thương là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch

→ C sai

Nhà Hậu Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có chính sách "trọng nông ức thương", một phần lý do xuất phát từ nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ.

→ D sai

Tiến trình phát triển Văn Minh Đại Việt

- Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X)

+ Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), nền độc lập dân tộc được khôi phục hoàn toàn.

+ Triều Định và Tiền Lê đóng đô Hoa Lư (Ninh Bình), bắt đầu phát triển kinh tế và văn hoá dân tộc.

- Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỉ XI - XV)

+ Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội), mở đầu kỉ nguyên mới của văn minh Đại Việt. Nhà Trần kế thừa và phát huy các thành tựu của nhà Lý. Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Lý - Trần - Hổ là tam giáo cộng tồn (kết hợp hài hoà Nho - Phật - Đạo trong xây dựng và quản lý đất nước).

+ Từ năm 1407 đến năm 1427, nhà Minh thống trị và thực hiện chính sách huỷ diệt văn minh Đại Việt.

- Thời Lê sơ (thế kỉ XV - XVI)

+ Năm 1428, nhà Lê sơ được thành lập, Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.

+ Văn minh Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tích rực rỡ trên cơ sở độc tôn Nho học (coi trọng giáo dục Nho học, tuyển dụng quan lại thông qua thi cử,...).

- Thời Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỉ XV - XVIII)

+ Năm 1527, nhà Mạc thành lập, khuyến khích phát triển kinh tế Công thương nghiệp và văn hoá. Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là kinh tế hướng ngoại

+ Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hoá và bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây.

- Thời Tây Sơn - Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII - 1858)

+ Cuối thế kỉ XVIII, Vương triều Tây Sơn được thành lập, lật đổ các chính quyền phong kiến trong nước, đánh tan quân xâm lược bên ngoài, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, tạo nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

+ Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

+ Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật là tính thống nhất: những khác biệt giữa các vùng miền được giảm bớt.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt

 


Câu 12:

13/12/2024
Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu trong nông nghiệp là chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.

*Tìm hiểu thêm: "Kinh tế"

* Nông nghiệp

- Nông nghiệp lúa nước và văn hoá làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt.

- Các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp:

+ Tổ chức lễ cày tịch điền

+ Thành lập các cơ quan chuyên trách để điều.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích thường xuyên

- Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ

- Cư dân du nhập và cải tạo những giống lúa từ bên ngoài

* Thủ công nghiệp

- Nghề thủ công phát triển, nổi tiếng nhất là các nghề: dệt, gốm sứ, luyện kim. Bên cạnh đó còn có các nghề: chạm đục gỗ, chạm khắc đá, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn,...

- Các xưởng thủ công của nhà nước (Cục Bách tác) chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình như: tiền, vũ khí, trang phục và đồ dùng của hoàng cung,...

- Trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao, ví dụ: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương)…

- Thợ thủ công từ nhiều làng nghề cùng tập trung ở các khu đô thị để sản xuất, buôn bán

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt

 


Câu 13:

23/07/2024

“Những kẻ ăn trộm trâu của Công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”. (Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1,

NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)

Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 14:

23/07/2024

Cục Bách tác là tên gọi của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 15:

12/12/2024

Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là Nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao quanh năm, rất thích hợp cho canh tác lúa nước.

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng đất phù sa màu mỡ, bằng phẳng, cung cấp môi trường lý tưởng cho trồng lúa nước.

+ Nguồn nước phong phú:

Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở Việt Nam tạo điều kiện cung cấp nước tưới tiêu cho ruộng lúa, giúp duy trì sản xuất quanh năm.

+ Truyền thống văn hóa và lịch sử:

Nông nghiệp trồng lúa nước đã gắn bó với người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số trong lịch sử, trở thành một nét văn hóa đặc trưng.

Người Kinh có kinh nghiệm lâu đời trong việc trồng lúa nước, từ cải tạo đất, xây dựng hệ thống thủy lợi đến các kỹ thuật canh tác hiệu quả.

+ Nguồn lương thực chính:

Lúa gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Vì vậy, trồng lúa nước không chỉ để đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp mà còn là nguồn hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế.

+ Ảnh hưởng của địa hình và cư trú:

Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các đồng bằng và vùng ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa. Một số dân tộc thiểu số ở các vùng trung du, miền núi cũng tận dụng các thung lũng và ruộng bậc thang để trồng lúa nước.

Vì vậy, trồng lúa nước không chỉ là hoạt động kinh tế chính mà còn là một phần quan trọng của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam.

 * Mở rộng:

* Nét chính về đời sống vật chất

- Hoạt động kinh tế

+ Nông nghiệp: Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

+ Thủ công nghiệp: cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm; một số nghề đạt đến trình độ cao

+ Thương nghiệp: chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.

- Đời sống vật chất

+ Ăn: lương thực, thực phẩm chính là: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản…. khẩu vị của các dân tộc ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau.

+ Mặc: trang phục truyền thống của các tộc người có sự khác biệt nhất định, phù hợp với tập quán và điều kiện sống của từng dân tộc.

+ Ở: nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt; các dân tộc thiểu số thường dựng nhà sàn

- Phương tiện đi lại:

+ Trước đây: phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,... Các dân tộc thiểu số thường sử dụng: ngựa, voi, trâu/ bò…

+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

 

Câu 16:

22/07/2024

Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với các dân tộc thiểu số

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 17:

27/07/2024

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điểm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điều này không hoàn toàn đúng trong ngữ cảnh điểm chung. Thực phẩm từ chăn nuôi không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội mà còn được tiêu thụ thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số vùng và dân tộc thiểu số, thực phẩm từ chăn nuôi có thể được dành nhiều hơn cho các dịp đặc biệt.

C đúng.

- A sai vì đối với dân tộc Kinh và nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cơm là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Rau và cá là các nguồn thực phẩm phổ biến kèm theo, đặc biệt là ở các vùng ven biển và sông nước. Tuy nhiên, việc "chủ yếu ăn cơm với rau và cá" không thể áp dụng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số. Một số dân tộc thiểu số có chế độ ăn uống khác biệt, như người dân tộc Mông, Dao ở vùng núi cao thường ăn các loại lương thực khác như ngô, khoai sắn nhiều hơn cơm.

- B sai vì thịt gia súc và gia cầm cũng là một phần quan trọng trong bữa ăn truyền thống của nhiều dân tộc. Dù không phải lúc nào cũng phổ biến như cơm, rau và cá, nhưng thịt gia súc và gia cầm vẫn được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn.

- D sai vì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có các món ăn truyền thống riêng biệt, phản ánh đặc trưng văn hóa và thói quen sinh hoạt của họ. Điều này tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ẩm thực Việt Nam.

* Văn hóa ăn

- Người Kinh:

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau, các loại mắm, muối, gia vị như ớt, tỏi, gừng,...

+ Người Kinh ở miền Trung thưởng cay và mặn hơn các khu vực khác

+ Người Kinh ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay…

- Các dân tộc thiểu số khác:

+ Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô.

+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, muối ớt.

+ Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên cũng thường uống rượu cần.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Uống rượu cần

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 16 (Cánh diều): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16 (Cánh diều): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam


Câu 18:

06/12/2024
Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.

*Tìm hiểu thêm: "Đời sống vật chất"

* Đời sống vật chất của người Kinh:

- Ăn

+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).

+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.

+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Trang phục

+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...

+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng

+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….

- Nhà ở

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.


Câu 19:

03/01/2025
Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trang phục của các dân tộc thiểu số thường có hoa văn trang trí sặc sỡ để thể hiện bản sắc văn hóa riêng và sự gắn bó với thiên nhiên, khác với trang phục dân tộc Kinh thường đơn giản và ít hoa văn hơn.

→ B đúng 

- A sai vì vải chất liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến ở cả dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, do đó không phải là điểm khác biệt trong trang phục giữa hai nhóm này.

- C sai vì áo và quần/váy là kiểu trang phục phổ biến ở cả dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, nên không phải là điểm khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm.

- D sai vì dân tộc Kinh cũng sử dụng đồ trang sức trong trang phục, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, nên không phải là điểm khác biệt lớn giữa hai nhóm dân tộc.

Trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có điểm khác biệt đáng chú ý so với dân tộc Kinh, đặc biệt ở hoa văn trang trí sặc sỡ và mang đậm dấu ấn văn hóa riêng.

  1. Hoa văn độc đáo: Trang phục của các dân tộc thiểu số thường được trang trí bằng hoa văn tinh xảo, phong phú về màu sắc, thể hiện thiên nhiên, tín ngưỡng, và đời sống văn hóa của từng dân tộc.

  2. Màu sắc rực rỡ: Khác với trang phục thường mang màu sắc giản dị của người Kinh, trang phục của các dân tộc thiểu số sử dụng màu sắc tươi sáng như đỏ, xanh, vàng, và các tông màu đậm để tạo sự nổi bật.

  3. Chất liệu và cách làm thủ công: Phần lớn trang phục của các dân tộc thiểu số được làm từ vải dệt thủ công, kết hợp với thêu tay, tạo nên sự độc đáo và giá trị nghệ thuật cao.

  4. Ý nghĩa văn hóa: Hoa văn và màu sắc không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện bản sắc văn hóa, tín ngưỡng và đặc trưng của từng cộng đồng.

Những điểm đặc biệt này giúp trang phục của các dân tộc thiểu số không chỉ khác biệt mà còn góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.


Câu 20:

22/07/2024

Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 21:

23/07/2024

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 22:

22/07/2024

Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 23:

19/07/2024

Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 24:

22/07/2024

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 25:

22/07/2024

Hoạt động kinh tế của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Xem đáp án

* So sánh hoạt động kinh tế của người Kinh và các dân tộc thiểu số

- Giống nhau: hoạt động kinh tế chính đều là sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công truyền thống.

- Khác nhau:

 

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Sản xuất

nông nghiệp

- Canh tác lúa nước là hoạt động chính. Bên cạnh cây lúa nước, còn trồng một số cây lương thực, cây ăn quả, hoa màu...

- Kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản,...

- Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,...

Sản xuất thủ công nghiệp

- Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...

- Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

* Nguyên nhân khác nhau là do người Kinh cư trú chủ yếu ở đồng bằng, còn các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu trên các khu vực có địa hình cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên.


Câu 26:

20/07/2024

Nêu và phân tích nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng.

Xem đáp án

- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng vùng, miên, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

+ Về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,...

+ Về văn hoá, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm các giá trị và bản sắc văn hoá của 54 dân tộc,....

+ Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc,...

+ Về an ninh quốc phòng, củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.


Bắt đầu thi ngay