Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P9)
-
3101 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trường.
Chọn đáp án B.
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự út O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp. g đúng
(2) Trong thí nhiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt g sai, dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục g đúng
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm g sai
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trườngg đúng.
Câu 3:
20/07/2024Tại sao cây khó sử dụng chất khoáng ở đất kiềm?
Chọn đáp án A
Cây khó sử dụng chất khoáng ở đất kiềm vì ở môi trường này chất khoáng bị chuyển sang dạng khó tiêu.
Câu 4:
22/07/2024Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước và quá trình hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
Phương án đúng là:
Chọn đáp án D
Nước:
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp nên ý 3 sai.
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
Câu 5:
22/07/2024Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào:
Chọn đáp án C
Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào sự khác nhau về địa điểm diễn ra pha sáng và pha tối.
Câu 6:
18/07/2024Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
Chọn đáp án C
Lá là cơ quan quang hợp. Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ nắng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố định CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây. Do vậy, tăng diện lích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây. Tăng năng suất cây trồng
Câu 7:
18/07/2024Người ta phát hiện nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
Đáp án B.
Phân biệt chủ yếu dựa vào sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào.
Câu 8:
18/07/2024Áp suất rễ do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Có bao nhiêu ý đúng?
Đáp án B.
Áp suất rễ do các nguyên nhân:
- Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
- Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
Câu 9:
18/07/2024Cân bằng nước âm là trường hợp:
Đáp án C.
Cây thiếu nước kéo dài bằng lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát hơi.
Câu 10:
22/07/2024Nhiệt độ có ảnh hưởng:
Đáp án D
Nhiệt độ ảnh hưởng đến 2 quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. Khi nhiệt độ tăng cao quá trình thoát hơi nước tăng cường sẽ khiến quá trình hấp thụ nước ở rễ tăng.
Câu 11:
18/07/2024Qúa trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?
Đáp án C
Câu 12:
22/07/2024Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
Đáp án B
* Cấu tạo khí khổng:
1. Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:
2. Khi tế bào khí khổng trương nước => mở nhanh.
3. Khi tế bào khí khổng mất nước => đóng nhanh.
1. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:
2. Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy, nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng
3. Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do sự thay đổi nông độ axit abxixic (AAB) trong cây
* Cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng:
+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO và pH
+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng => tăng áp suất thẩm thấu => 2 tế bào khí khổng trương nước => khí khổng mở.
- Cơ chế axit abxixic (AAB):
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng => kích thích các bơm ion hoạt động => các kênh ion mở => các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng => áp suất thẩm thấu giảm => sức trương nước mạnh => khí khổng đóng.
Vậy B sai
Câu 13:
18/07/2024Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
1. A sai. Vì dòng vận chuyển trong mạch rây là vận chuyển chủ động.
2. B sai. Vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là những chất được rễ cây tổng hợp để vận chuyển lên cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ đi lên để nuôi hoa, nuôi hạt.
3. C sai. Vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường gluco.
4. D đúng.
Câu 14:
22/07/2024Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Vì O2 được tạo ra ở pha sáng, thông qua quá trình quang phân li nước. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nên không tái tạo được NADP+, do đó pha sáng bị ức chế nên không xảy ra quang phân li nước, dẫn tới không giải phóng O2.
Câu 15:
21/07/2024Mở quang chủ động là phản ứng:
Đáp án D
Mở quang chủ động là hiện tượng khí khổng chủ động mở khi gặp ánh sáng: Khi có ánh sáng, các tế bào tiến hành quang hợp làm giảm nồng độ CO2 → pH tăng kích thích enzyme phân giải tinh bột thành đường hoạt động → Nồng độ đường tăng → Làm tăng áp suất thẩm thấu → Tế bào khí khổng trương nước → Mở khí khổng.
Câu 16:
18/07/2024Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khí trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Phương án đúng:
Chọn đáp án C
Do cây thấp, lá gần mặt đất, dễ xảy ra bão hòa hơi nước
Câu 17:
13/08/2024Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình hô hấp luôn tạo ra ATP.
II. Quá trình hô hấp luôn giải phóng
III. Quá trình hô hấp luôn giải phóng nhiệt.
IV. Quá trình hô hấp luôn gắn liền với phân giải chất hữu cơ.
Đáp án đúng là: C
- Các phát biểu II, III, IV đúng.
- I Sai. Vì hô hấp sáng không tạo ra ATP.
C đúng.
* Tìm hiểu "Các con đường hô hấp ở thực vật"
- Thực vật có 2 con đường hô hấp: hiếu khí và lên men.
- Hô hấp hiếu khí phổ biến và lên men chỉ xảy ra trong điều kiện thiếu O2 giúp cây tồn tại tạm thời.
1. Hô hấp hiếu khí ở thực vật
Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh ở tế bào đang hoạt động sinh lí mạnh. Nó bao gồm đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.
- Đường phân: Glucose phân giải thành 2 pyruvate và tạo ra 2 ATP, 2 NADH.
- Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs: 2 pyruvate chuyển thành 2 acetyl-CoA, 2 NADH và 2 CO2. 2 acetyl-CoA trong chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH và 4 CO2.
- Chuỗi truyền electron: NADH và FADH truyền electron tới O để tạo ra ATP và nước. Chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp.
2. Lên men
- Lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Pyruvate được tạo ra từ đường phân, trong điều kiện không có O2 sẽ lên men tạo thành ethanol hoặc lactate. Con đường lên men chỉ thu được 2 phân tử ATP từ 1 phân tử glucose.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 18:
19/07/2024Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra. Nguyên nhân là vì pha sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối. Chất A chính là
Chọn đáp án A
Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, carôten và xanthôphyl. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sáng nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hoá). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH.
Câu 19:
21/07/2024Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố nào?
1. Năng lượng ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Golgi.
4. Enzim hoạt tải (chất mang).
Phương án đúng:
Chọn đáp án D
Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố:
- ATP.
- Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
- Enzim hoạt tải.
Câu 20:
18/07/2024Nước đuợc vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Chọn đáp án C
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.
Câu 21:
18/07/2024Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh dưới tác dụng của bức xạ vùng quang phổ nào. Vì sao?
Chọn đáp án D
Quang hợp diễn ra mạnh dưới tác dụng các tia đỏ và xanh tím trong đó tia đỏ được diệp lục hấp thụ nhiều năng lượng.
Nhóm clorophyl hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở các vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các photon ánh sáng cho quá trình quang phân li H2O và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
Câu 22:
20/07/2024Piruvat là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Vậy thì phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
Con đường đường phân giải một glucose thành 2 pyruvate qua chuỗi phản ứng mô tả như trên. ATP và NADH cũng được tạo thành. Sản lượng của ATP và NADH có thể tính được khi xem xét hai chặng riêng rẽ. Trong chặng 6-carbon hai ATP được dùng để tạo thành fructo-l,6-bisphosphate.
Vì 2 glyceraldehyde-3-phosphate xuất hiện từ một glucose (1 từ dihydroxy acetone- phosphate) chặng 3-carbon tạo thành 4 ATP và 2 NADH từ 1 glucose. Nếu trừ ATP dùng trong chặng 6-carbon ta sẽ được sản lượng thực là 2 ATP/glucose. Do đó sự phân giải glucose thành pyruvate trong đường phân có thể được biểu thị trong phương trình đơn giản sau:
Glucose + 2ADP + 2Pi+ 2NAD+ → 2 Pyruvate + 2ATP + 2NADH + 2H+
Câu 23:
19/07/2024Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt do
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
II. Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh
III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
Phương án đúng
Chọn đáp án B
Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì gặp độ ẩm không khí bão hòa và đọng lại thành các giọt ở mép lá. Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá
Câu 24:
21/07/2024Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm
2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu
3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
Chọn đáp án A
III sai vì khả năng hút nước của cây còn phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
Câu 25:
21/07/2024Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
Chọn đáp án C
Câu 26:
22/07/2024Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
Chọn đáp án D
Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin.
Câu 27:
19/07/2024Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
Chọn đáp án A
Nước được vận chuyển qua lớp tế bào sống của rễ và lá, nhờ sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá, đến tế bào gần khí khổng.
Câu 29:
21/07/2024Nhận định nào sau đây sai?
Chọn đáp án C
C sai vì hô hấp sáng làm tiêu hao chất hữu cơ vô ích do vậy năng suất thấp.
Câu 30:
18/07/2024Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa:
Đáp án D
Cắt cây thân thảo sát gốc, sau vài phút những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó là những giọt nhựa do áp suất rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ lên mạch gỗ ở thân. Như vậy, những giọt nhựa này có nguồn gốc từ dịch mạch gỗ → Thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa nước, muối khoáng và một số chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ.
Câu 31:
20/07/2024Hình thức thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở đối tượng thực vật nào?
Chọn đáp án A.
Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác cũng như các loài cây ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá
Câu 32:
20/07/2024Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở đâu?
Chọn đáp án C.
Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở trong NADH và FADH2.
Câu 33:
23/07/2024Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng trong trường hợp nào sau đây?
Chọn đáp án C
Trong đất có chloroform, KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng khiến hiện tượng rỉ nhựa, ứ giọt bị ngừng, Hai hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt là do khả năng hút nước và đẩy nước một cách chủ động của rễ lên thân. Chúng có liên quan khăng khít với hoạt động sống của cây đặc biệt là quá trình hô hấp. Lúc xử lí hóa chất gây mê (ether, chloroform…) hoặc các độc tố hố hấp (KCN, CO…) ta thấy hiện tượng rỉ nhựa cũng như ứ giọt bị đình chỉ.
Câu 35:
23/07/2024Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì:
Chọn đáp án C
Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Cùng 1 cường độ ánh sáng (năng lượng ánh sáng chiếu tới cây là như nhau)
+ Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn >> năng lượng lớn >> số lượng tia sáng ít.
+ Ánh sáng đỏ có bước sóng dài >> năng lượng nhỏ >> số lượng tia sáng nhiều hơn.
Đồng thời cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với số tia sáng chiếu tới chứ không phụ thuộc vào năng lượng của tia sáng nên hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn.
Câu 36:
12/07/2024Cách xử lý nào sau đây chưa thật sự hợp lí?
Chọn đáp án C
Có nhiều nguyên nhân gây lá vàng như thiếu kali, thiếu magie, thiếu clo… vì vậy việc xử trí như vậy chưa hợp lí.
Câu 37:
21/07/2024Thực vật không cần nguyên tố nào sau đây?
Chọn đáp án D
Thực vật không cần chì, chì gây độc cho cây.
Tất cả các nguyên tố còn lại đều cần thiết cho cây, đẩm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Câu 38:
22/07/2024Ở tế bào thực vật, ATP được tạo ra trong sự phản ứng với ánh sáng. Chuỗi truyền điện tử liên quan với quá trình này được định vị ở:
Đáp án A.
Ở tế bào thực vật, ATP được tạo ra trong sự phản ứng với ánh sáng. Chuỗi truyền điện tử liên quan với quá trình này được định vị ở màng tilacoit của lục lạp.
Bài thi liên quan
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P7)
-
45 câu hỏi
-
55 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P8)
-
45 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-