Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P5)
-
2912 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Khi nói về quá trình quang hợp, có các phát biểu sau đây:
I. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
II. Chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
III. Quá trình quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được oxi hóa thành sản phẩm quang hợp.
IV. Quá trình quang hợp luôn kèm theo sự giải phóng oxi phân tử.
Có bao nhiêu phát biếu đúng?
Đáp án B
Các phát biểu số I, II đúng.
- I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.
- II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.
- III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.
- IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:
Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.
2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).
Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:
CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A
Câu 2:
13/07/2024Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?
Chọn đáp án A.
Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là ATP, NADPH ( được tạo ra từ pha sáng sẽ trao đổi với môi trường, còn được lấy từ môi trường để dùng cho phản ứng ở pha tối)
Câu 3:
23/07/2024Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:
I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.
II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.
IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.
V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn đáp án B.
Có hai phát biểu đúng là I và V.
- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).
- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).
- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).
- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa . Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).
Câu 4:
18/07/2024Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
Đáp án C.
Trên một cây, cơ quan có thế nước cao nhất là lông hút ở rễ, cơ quan có thế nước thấp nhất là lá cây (thế nước giảm dần từ rễ đến lá cây).
Câu 5:
22/07/2024Khi nói về con đường cố định ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng?
I. Chất nhận đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên cũng là AOA như thực vật .
II. Vào ban đêm, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra, kết quả hình thành ATP, NADPH và giải phóng oxi.
III. Vào ban đêm, độ pH của tế bào tăng lên do sự tích lũy malat tăng lên tạm thời.
IV. Sự tái tạo chất nhận PEP diễn ra vào ban ngày
Đáp án B.
Có hai phát biểu không đúng là II và III
Điều khác biệt của thực vật CAM so với thực vật khác là sự phân định về thời gian của quá trình cố định và khử . Vào ban đêm, khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khí khổng mở ra để thoát hơi nước và sẽ xâm nhập vào lá qua khí khổng mở và quá trình cố định cũng được xảy ra. Chất nhận đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm đầu tiên cũng là AOA như cây . Phán ứng cacboxyl này diễn ra trong lục lạp.
AOA sẽ chuyển hóa thành malat (cũng là hợp chất 4C). Malat sẽ được vận chuyển đến dự trữ ở dịch bào và cả tế bào chất. Do đó mà pH của tế bào giảm xuống từ 6 đến 4 (axit hóa).
Vào ban ngày, khí khổng đóng lại và không thể xâm nhập vào lá và quá trình cố định không diễn ra. Do đó, chỉ có quá trình khử diễn ra vào ban ngày. Trong đó, có 3 hoạt động diễn ra đồng thời trong lục lạp đó là:
+ Hệ thống quan hóa hoạt động. Khi có ánh sáng thì hệ sắc tố quang hợp hấp thu ánh sáng và pha sáng của quang hợp diễn ra. Kết quả là hình thành nên ATP, NADPH, . ATP và NADPH sẽ được sử dụng cho quá trình khử trong pha tối.
+ Malat bị phân hủy, giải phóng để cung cấp cho chu trình , còn axit piruvic được biến đổi thành chất nhận là PEP.
+ Thực hiện chu trình như các thực vật khác để tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cây
Câu 6:
21/07/2024Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Chọn đáp án C
Nuớc đuợc vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống
Câu 7:
22/07/2024Trong số những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
1. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.
2. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn luôn mở.
3. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
4. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại
Chọn đáp án B
- 2 sai vì khi trời nắng gắt cần phải có sự thoát hơi nước để làm mát lá nên khí khổng mở ra.
- 4 sai vì khí khổng mở ra khi tế bào hạt đậu trương nước
Câu 8:
22/07/2024Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.
II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.
III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.
IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2
Chọn đáp án D
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D.
- I đúng. Vì chu trình Canvil bị ức chế thì sẽ không tạo ra NADP+. Khi không có NADP+ thì sẽ không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.
- II đúng. Vì oxi được giải phóng ở pha sáng từ quá trình quang phân li H2O.
- III đúng. Tất cả các loài thực vật đều có quang hợp 2 pha.
- IV đúng. Vì CO2 tham gia vào pha tối để tổng hợp C6H12O6
Câu 9:
22/07/2024Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình Crep → (x) → ATP. Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí
Chọn đáp án B
Câu 10:
13/07/2024Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bí...). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
(1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
(2) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh.
(3) Hơi nước thoát từ lá đọng lại trên phiến lá.
(4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ trên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Các phương án đúng là
Chọn đáp án D
Hơi nước ở lá chỉ thoát được ra ngoài khi hơi nước trong không khí chưa bão hòa, nhung khi úp cây trong chậu như vậy, lúc đầu nước trong cây thoát ra làm cho môi trường không khí trong chuông dần bị bão hòa hơi nước và lá không thể thoát hơi nước ra ngoài trong khi rễ vẫn vận chuyển nước lên làm hơi nước bị ứ đọng thành giọt ở mép lá
Câu 11:
19/07/2024Tại sao môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước, lại có thể lấy được nước?
Chọn đáp án C.
Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất. Mà nước đi từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp về nơi có áp suất thẩm thấu cao nên cây chịu mặn vẫn dễ dàng lấy được nước từ đất
Câu 12:
22/07/2024Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng
b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào
c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
Thứ tự đúng
Chọn đáp án D
Câu 13:
21/07/2024Đối với cơ thể thực vật, nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
Chọn đáp án C
Câu 14:
22/07/2024Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoa APG thành glucôzơ
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước
III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra
IV. Diện lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. g Đáp án C.
- I sai. Vì sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH chỉ tham gia vào giai đoạn khử APG thành AIPG và ATP tham gia vào giai đoạn tái tạo chất nhận Ri1,5diP.
- IV sai. Vì diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hóa. Carotenoit và diệp lục b có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a
Câu 15:
22/07/2024Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?
Chọn đáp án A.
- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tế bào tổng hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP
Câu 16:
23/07/2024Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là
Chọn đáp án B.
Triệu chứng thiếu photpho của cây: Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
Câu 17:
23/07/2024Khi đứng dưới bóng cây, ta sẽ có cảm giác mát hơn khi đứng dưới mái tôn trong những ngày nắng nóng, vì :
(1) lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm
(2) lá cây thoát hơi nước
(3) cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống
Các nhận định đúng là
Chọn đáp án C.
(1) Lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm
(2) Lá cây thoát hơi nước
(3) Cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống g cây không hấp thu nhiệt.
g C. (1) và (2)
Câu 18:
22/07/2024Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trường
Chọn đáp án B.
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự út O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp. g đúng
(2) Trong thí nhiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt g sai, dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục g đúng
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm g sai
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trườngg đúng
Câu 19:
22/07/2024Khi nói về cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp, số phát biểu đúng là:
(1) Trên màng tilacoit phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng pha sáng quang hợp.
(2) Phản ứng quang phân li nước xảy ra trên màng tilacoit, tại đây quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp diễn ra.
(3) Chất nền stroma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quang hợp.
(4) Ở các thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời
Chọn đáp án B.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước:
+ Giải phóng Oxi
+ Bù lại điện tử electron cho diệp lục a
+ Các proton H+ đến khử NADP+ thành NADPH-, ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ
Câu 20:
17/07/2024Tại sao cây khó sử dụng chất khoáng ở đất kiềm?
Chọn đáp án A
Cây khó sử dụng chất khoáng ở đất kiềm vì ở môi trường này chất khoáng bị chuyển sang dạng khó tiêu
Câu 21:
22/07/2024Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước và quá trình hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
Phương án đúng là
Chọn đáp án D
Nước:
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp nên ý 3 sai.
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
Câu 22:
20/07/2024Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào
Chọn đáp án C
Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào sự khác nhau về địa điểm diễn ra pha sáng và pha tối
Câu 23:
20/07/2024Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
Chọn đáp án C
Lá là cơ quan quang hợp. Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ nắng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố định tạo vật chất hữu cơ cho cây. Do vậy, tăng diện lích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây. Tăng năng suất cây trồng
Câu 24:
23/07/2024Người ta phát hiện nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào
Đáp án B.
Phân biệt chủ yếu dựa vào sản phẩm cố định đầu tiên là loại đường nào
Câu 25:
22/07/2024Áp suất rễ do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Có bao nhiêu ý đúng?
Đáp án B.
Áp suất rễ do các nguyên nhân:
- Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
- Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
Câu 26:
23/07/2024Cân bằng nước âm là trường hợp:
Đáp án C.
Cây thiếu nước kéo dài bằng lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát hơi
Câu 27:
22/07/2024Nhiệt độ có ảnh hưởng
Đáp án D
Nhiệt độ ảnh hưởng đến 2 quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. Khi nhiệt độ tăng cao quá trình thoát hơi nước tăng cường sẽ khiến quá trình hấp thụ nước ở rễ tăng
Câu 28:
22/07/2024Qúa trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?
Đáp án C
Câu 29:
23/07/2024Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
Đáp án B
* Cấu tạo khí khổng:
1. Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:
2. Khi tế bào khí khổng trương nước => mở nhanh.
3. Khi tế bào khí khổng mất nước => đóng nhanh.
1. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:
2. Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy, nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng
3. Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do sự thay đổi nông độ axit abxixic (AAB) trong cây
* Cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng:
+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO và pH
+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng => tăng áp suất thẩm thấu => 2 tế bào khí khổng trương nước => khí khổng mở.
- Cơ chế axit abxixic (AAB):
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng => kích thích các bơm ion hoạt động => các kênh ion mở => các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng => áp suất thẩm thấu giảm => sức trương nước mạnh => khí khổng đóng.
Vậy B sai
Câu 30:
22/07/2024Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì dòng vận chuyển trong mạch rây là vận chuyển chủ động.
B sai. Vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là những chất được rễ cây tổng hợp để vận chuyển lên cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ đi lên để nuôi hoa, nuôi hạt.
C sai. Vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường gluco.
D đúng
Câu 31:
22/07/2024Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Vì O2 được tạo ra ở pha sáng, thông qua quá trình quang phân li nước. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nên không tái tạo được NADP+, do đó pha sáng bị ức chế nên không xảy ra quang phân li nước, dẫn tới không giải phóng O2
Câu 32:
23/07/2024Mở quang chủ động là phản ứng
Chọn đáp án D
Ở cây trung sinh, khí khổng mở vào ban ngày hoặc đem cây từ tối ra sáng
Câu 33:
17/07/2024Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khí trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Phương án đúng
Chọn đáp án C
Do cây thấp, lá gần mặt đất, dễ xảy ra bão hòa hơi nước
Câu 34:
22/07/2024Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình hô hấp luôn tạo ra ATP.
II. Quá trình hô hấp luôn giải phóng
III. Quá trình hô hấp luôn giải phóng nhiệt.
IV. Quá trình hô hấp luôn gắn liền với phân giải chất hữu cơ
Chọn đáp án C
Các phát biểu II, III, IV đúng Đáp án C
I – Sai. Vì hô hấp sáng không tạo ra ATP
Câu 35:
22/07/2024Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra. Nguyên nhân là vì pha sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối. Chất A chính là
Chọn đáp án A
Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, carôten và xanthôphyl. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sáng nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hoá). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH
Câu 36:
22/07/2024Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố nào?
1. Năng lượng ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Golgi.
4. Enzim hoạt tải (chất mang).
Phương án đúng
Chọn đáp án D
Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố:
- ATP.
- Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
- Enzim hoạt tải
Câu 37:
15/07/2024Nước đuợc vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đuờng nào?
Chọn đáp án C
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.
Câu 38:
22/07/2024Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh dưới tác dụng của bức xạ vùng quang phổ nào. Vì sao?
Chọn đáp án D
Quang hợp diễn ra mạnh dưới tác dụng các tia đỏ và xanh tím trong đó tia đỏ được diệp lục hấp thụ nhiều năng lượng.
Nhóm clorophyl hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở các vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các photon ánh sáng cho quá trình quang phân li H2O và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH
Câu 39:
12/07/2024Piruvat là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Vậy thì phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
Con đường đường phân giải một glucose thành 2 pyruvate qua chuỗi phản ứng mô tả như trên. ATP và NADH cũng được tạo thành. Sản lượng của ATP và NADH có thể tính được khi xem xét hai chặng riêng rẽ. Trong chặng 6-carbon hai ATP được dùng để tạo thành fructo-l,6-bisphosphate.
Vì 2 glyceraldehyde-3-phosphate xuất hiện từ một glucose (1 từ dihydroxy acetone- phosphate) chặng 3-carbon tạo thành 4 ATP và 2 NADH từ 1 glucose. Nếu trừ ATP dùng trong chặng 6-carbon ta sẽ được sản lượng thực là 2 ATP/glucose. Do đó sự phân giải glucose thành pyruvate trong đường phân có thể được biểu thị trong phương trình đơn giản sau:
Glucose + 2ADP + 2Pi+ 2NAD+ → 2 Pyruvate + 2ATP + 2NADH + 2H+
Câu 40:
20/07/2024Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt do
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
II. Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh
III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
Phương án đúng
Đáp án B
Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng xuất hiện những giọt nước đọng ở mép lá. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước (độ ẩm không khí cao), khiến cho nước không thoát ra dưới dạng hơi mà đọng lại tạo thành giọt.
Hiện tượng này thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì những cây mọc thấp thì không khí dễ bão hòa và áp suất rễ đủ mạn để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
Từ những kiến thức trên, rút ra được sự đúng – sai của từng phát biểu trong câu:
I. Sai. Các giọt nước trong hiện tượng ứ giọt là lượng nước thoát ra từ quá trình thoát hơi nước chứ không phải là lượng nước thừa của tế bào thoát ra.
II. Sai. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí xung quanh cây chứ không phải sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tính (chuông thủy tinh là trong thí nghiệm còn câu hỏi đang hướng tới giải thích hiện tượng trong thực tế).
III. Sai. Ứ giọt là do nước không thể thoát ra ở dạng hơi chứ không phải nước đã thoát ra ở dạng hơi rồi lại rơi lại trên phiến lá.
IV. Đúng.
Bài thi liên quan
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P7)
-
45 câu hỏi
-
55 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P8)
-
45 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-