Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 có đáp án (đề 5)

  • 3613 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
Xem đáp án

Đáp án A

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.


Câu 2:

17/07/2024
Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua
Xem đáp án

Đáp án C

Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua lông hút của rễ.

Câu 3:

27/08/2024
Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình quang hợp của thực vật C3 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô dậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.

II. Ở thực vật C4, pha sáng diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.

III. Ở thực vật CAM, chỉ có chu trình C4 chứ không có chu trình Canvin.

IV. Khi môi trường không có ánh sáng, thực vật CAM vẫn diễn ra pha tối.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- I sai. Ở thực vật C3, quang hợp diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu.

- II sai. Ở thực vật C4, pha tối diễn ra ở lục lạp bao bó mạch và lục lạp tế bào mô giậu.

- III sai. Thực vật CAM có cả chu trình Canvin.

- IV đúng.

D đúng.

* Tìm hiểu "Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?"

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp). (ảnh 3)

Pha sáng:

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

Pha tối: sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:

  (ảnh 4)

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:

 (ảnh 5) 

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

 (ảnh 6) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật


Câu 4:

20/07/2024
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
Xem đáp án

Đáp án B

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 5:

20/07/2024
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không tham gia vào sự vận chuyển khí?
Xem đáp án

Đáp án C

Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí, khí được trao đổi qua hệ thống ống khí.

Câu 6:

22/07/2024
Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
Xem đáp án

Đáp án B

Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là ứng động không sinh trưởng do thay đổi sức trương nước.

Câu 8:

22/07/2024
Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án A

Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào.

Câu 9:

18/07/2024
Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ cấu trúc nào của lá?
Xem đáp án

Đáp án A

Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ mạch gỗ của gân lá.

Câu 10:

17/07/2024
Giả sử nồng độ ion Ca2+ ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001 cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?
Xem đáp án

Đáp án D

Hấp thụ chủ động (từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao) sẽ tiêu tốn năng lượng.

Vậy ở môi trường có nồng độ ion Ca2+ 0,0008, cây phải sử dụng năng lượng.

Câu 11:

21/07/2024
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ứng động?
Xem đáp án

Đáp án C

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.


Câu 13:

19/07/2024
Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện quá trình
Xem đáp án

Đáp án A

Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện quá trình chuyển NO3- thành N2 làm mất nito trong đất.

B: Cố định nito

C: Nitrat hóa

D: Phân giải.

Câu 14:

17/07/2024
Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình:
Xem đáp án

Đáp án C

Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình tổng hợp axit amin, protein.

Câu 15:

17/07/2024
Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp?
Xem đáp án

Đáp án B

Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chức năng như dạ dày của thú ăn thịt (tiết pepsin, HCl)

Câu 16:

23/07/2024
Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

A sai, mạch gỗ còn vận chuyển vitamin (chất hữu cơ)

B sai, mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết

C sai, mạch rây gồm các tế bào sống.

D đúng.

Câu 17:

20/07/2024
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ
Xem đáp án

Đáp án B

Áp suất rễ là lực đẩy nước của rễ lên thân là động lực của dòng mạch gỗ.


Câu 18:

18/07/2024
Ở Cây Xoài, nitơ được hấp thụ dưới dạng
Xem đáp án

Đáp án C

Ở Cây Xoài, nitơ được hấp thụ dưới dạng nitrat (NO3-) và amôni (NH4+).

Câu 20:

21/07/2024
Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là:
Xem đáp án

Đáp án C

Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là ATP, NADPH, O2.

Câu 21:

23/07/2024

Xét các loài động vật: Cá chép, thủy tức, châu chấu, bồ câu, ngựa. Khi nói về hô hấp của các loài động vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loài hô hấp bằng phổi.

II. Có 2 loài hô hấp bằng ống khí.

III. Có một loài hô hấp qua bề mặt cơ thể.

IV. Có 1 loài hô hấp bằng mang.
Xem đáp án

Đáp án D

Cá chép hô hấp băng mang

Thủy tức: hô hấp bằng bề mặt cơ thể

Châu chấu hô hấp bằng ống khí.

Bồ câu, ngựa hô hấp bằng phổi

Xét các phát biểu:

I đúng.

II sai, chỉ có châu chấu hô hấp bằng ống khí

III đúng, đó là thủy tức

IV đúng.


Câu 22:

21/07/2024
Hình thức hô hấp ở các loài côn trùng là
Xem đáp án

Đáp án B

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.


Câu 23:

18/07/2024
Ứng động khác nhau cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Điểm khác nhau cơ bản giữa ứng động và hướng động là hướng của tác nhân kích thích.

Ứng động: tác nhân kích thích không định hướng

Hướng động: tác nhân kích thích có định hướng

Câu 25:

17/07/2024
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất.
Xem đáp án
Đáp án D

Hô hấp ở chim là hiệu quả nhất vì chim có hệ thống túi khí, không khí đi vào và đi qua phổi đều giàu oxi.


Câu 26:

22/07/2024
Trình bày đặc điểm của dòng mạch gỗ ở thực vật?
Xem đáp án

Cấu tạo: mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Các tế bào mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ bền chắc và chịu nước.

Dịch vận chuyển: Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)

Động lực:

+ Lực đẩy (áp suất rễ): Áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ đẩy nước lên cao.

+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ


Câu 27:

17/07/2024
Tại sao tim đập suốt đời mà không biết mệt mỏi?
Xem đáp án

- Một chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha = 0,8s

+ Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1s

+ Pha co 2 tâm thất = 0,3s

+ Pha giãn chung = 0,4s.

- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s

- Thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ để phục hồi hoạt động.

- Lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể

→ Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng.Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.


Bắt đầu thi ngay