Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

Bài tập Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

Bài tập Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

  • 39 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

21/07/2024

So sánh giá trị tuyệt đối của hai số thực a, b trong mỗi trường hợp sau:

Luyện tập 1 trang 45 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: So sánh giá trị tuyệt đối của  (ảnh 1)
Xem đáp án

a)

Luyện tập 1 trang 45 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: So sánh giá trị tuyệt đối của  (ảnh 2)

Ta có: |a| = OA; |b| = OB.

Mà trên trục số ta thấy độ dài đoạn OA dài hơn độ dài đoạn thẳng OB hay OA > OB.

Do đó |a| > |b|.

b) 

Luyện tập 1 trang 45 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: So sánh giá trị tuyệt đối của  (ảnh 3)

Ta có: |a| = OA; |b| = OB.

Mà trên trục số ta thấy độ dài đoạn OA nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng OB hay OA < OB.

Do đó |a| < |b|.


Câu 4:

20/07/2024

Tìm |x| trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 0,5

b) x = 32

c) x = 0;

d) x = –4;

e) x = 4

Xem đáp án

a) Khoảng cách từ điểm 0,5 đến gốc 0 là 0,5 nên |0,5| = 0,5.

b) Khoảng cách từ điểm 32 đến gốc 0 là 32 nên 32=32 .

c) Khoảng cách từ điểm 0 đến gốc 0 là 0 nên |0| = 0.

d) Khoảng cách từ điểm –4 đến gốc 0 là 4 nên |–4| = 4.

e) Khoảng cách từ điểm 4 đến gốc 0 là 4 nên |4| = 4.


Câu 5:

17/07/2024
Tìm: |–79|; |10,7|; 11; 59
Xem đáp án

|–79| = 79 do khoảng cách từ điểm –79 đến 0 là 79.

|10,7| = 10,7 do khoảng cách từ điểm 10,7 đến 0 là 10,7.

 11=11 do khoảng cách từ điểm 11  đến 0 là 11 .

59=59 do khoảng cách từ điểm 59  đến 0 là 59 .


Câu 6:

17/07/2024

Cho x = –12. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

a) 18 + |x|;

b) 25 – |x|;

c) |3 + x | – |7|.

Xem đáp án

a) Với x = –12 ta có |x| = |–12| = –(–12) = 12.

Khi đó ta có: 18 + |x| = 18 + 12 = 30.

b) Với x = –12 ta có |x| = |–12| = –(–12) = 12.

Khi đó ta có: 25 – |x| = 25 – 12 = 13.

c) Thay x = –12 vào biểu thức ta được:

|3 + (–12)| – |7| = |–9| – |7| = –(–9) – 7 = 9 – 7 = 2.


Câu 7:

17/07/2024

Tìm: |–59|; 37; |1,23|;7.

Xem đáp án

Vì –59 < 0 nên |–59| = –(–59) = 59.

37<0  nên 37=37=37

Vì 1,23 > 0 nên |1,23| = 1,23.

7<0  nên  7=7=7


Câu 8:

22/07/2024
Chọn dấu “<”; “>”; “=” thích hợp cho ?
a) 2,3?136b) 9?14c) 7,5?7,5
Xem đáp án

a) Vì 2,3 > 0 nên |2,3| = 2,3

136<0  nên 136=136 = 2,1666…

Do 2,3 > 2,1666…

Nên 2,3>136  hay 2,3>136 .

Vậy ta điền dấu “>”.

b) Vì  –14 < 0 nên |–14| = 14

Mà 9 < 14 do đó 9 < |–14|.

Vậy ta điền “<”.

c) Vì –7,5 < 0 nên |–7,5| = 7,5

Mà 7,5 > –7,5 do đó |–7,5| > –7,5.

Vậy ta điền dấu “>”.


Câu 9:

17/07/2024

Tính giá trị biểu thức:

a) |–137| + |–363|;

b) |–28| – |98|;

c) (–200) – |–25|.|3|.

Xem đáp án

a) |–137| + |–363| = 137 + 363 = 500;

b) |–28| – |98| = 28 – 98 = –70;

c) (–200) – |–25|.|3| = (–200) – 25.3 = (–200) – 75 = –275.


Câu 10:

17/07/2024

Tìm x, biết:

a) |x| = 4;

b) |x| = 7 ;

c) |x + 5| = 0;

d) x2=0 .

Xem đáp án

a) |x| = 4 nên x = 4 hoặc x = –4.

b) |x| = 7  nên x = 7 hoặc x = – 7.

c) |x + 5| = 0 nên x + 5 = 0 hay x = –5

d) x2=0  nên x2=0  hay x = 2


Câu 11:

21/07/2024

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương.

b) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số không âm.

c) Giá trị tuyệt đối của một số thực là số đối của nó.

d) Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Xem đáp án

a) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương.

Phát biểu trên sai vì giá trị tuyệt đối của số 0 là 0 mà số 0 không phải là số dương.

b) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số không âm.

Phát biểu trên đúng vì giá trị tuyệt đối của một số là khoảng cách của số đó đến điểm 0 nên nó không thể âm.

c) Giá trị tuyệt đối của một số thực là số đối của nó.

Phát biểu trên sai vì 1,3 là số thực và giá trị tuyệt đối của 1,3 là 1,3.

d) Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Phát biểu trên đúng vì khoảng cách của hai số đối nhau đến 0 là bằng nhau.


Câu 12:

17/07/2024

So sánh hai số a và b trong mỗi trường hợp sau:

a) a, b là hai số dương và |a| < |b|;

b) a, b là hai số âm và |a| < |b|

Xem đáp án

a) Vì a, b là hai số dương nên |a| = a; |b| = b.

Mà |a| < |b| do đó a < b.

b) Vì a, b là hai số âm nên |a| = –a; |b| = –b.

Mà |a| < |b| do đó –a < –b hay a > b.


Bắt đầu thi ngay