Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng)

Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng)

Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng) (P4)

  • 1984 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2. Nguyên nhân là vì khí CO2 sẽ phản ứng với nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) để tạo ra muối CaCO3 làm đục nước vôi trong.


Câu 2:

22/07/2024

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

A sai vì trong giới hạn từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hoà ánh sáng cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng, còn khi tới điểm bù ánh sáng thì cường độ ánh sáng tăng nhưng cường độ quang hợp không tăng.


Câu 3:

19/07/2024

Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) làm nhiệm vụ điều tiết đóng mở khí khổng nên sẽ điều tiết quá trình thoát hơi nước.


Câu 4:

14/07/2024

Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.

II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.

III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP.

IV. Từ một mol glucôzơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các phát biểu I, II, IV đúng.

III Sai. Vì hô hấp sáng ở thực vật C3 không tạo ra ATP. Hô hấp sáng (quang hô hấp) là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng, trong điều kiện cây thiếu CO2 và thừa O2 trong lá. Hô hấp sáng không tạo ra ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp.


Câu 5:

20/07/2024

Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì rễ cây chỉ hấp thụ nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước. Do đó dễ dàng suy ra được đáp án B đúng.


Câu 6:

21/07/2024

Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?

I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.                   II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất

III. Nồng độ CO2 ở bình 2 giảm.       IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. Giải thích:

Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO2 và thu lấy O2. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu; hạt đang trong nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; số lượng hạt đang nảy mầm càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.

F Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí CO2→ I đúng và IV sai.

F Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.

F Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO2 trong bình tăng lên.


Câu 7:

22/07/2024

Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

· A sai vì nước chủ yếu thoát qua khí khổng. Khí khổng chủ yếu ở mặt dưới của lá, do đó nước chủ yếu thoát qua mặt dưới của lá.

· C sai vì mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết còn mạch rây được cấu tạo từ tế bào sống.

D sai vì mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ chứ không vận chuyển các chất từ rễ lên lá.


Câu 8:

18/07/2024

Trong quang hợp, chất NADPH có vai trò

Xem đáp án

Chọn đáp án D

NADPH được tạo ra từ pha sáng của quang hợp, do phản ứng NADP+ liên kết với H+và e. NADPH được tạo ra ở pha sáng và chuyển sang cho pha tối để cung cấpH+và e cho quá trình đồng hoá chất hữu cơ của pha tối.


Câu 9:

16/07/2024

Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.

Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.

Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ

Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước


Câu 10:

13/08/2024

Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có O2 thì một phần tử glucozo chỉ giải phóng được 2ATP

II. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP

III. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều làm oxi hóa chất hữu cơ

IV. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Có 2 phát biểu đúng, đó là (I) và (III).

- Phát biểu II sai vì hô hấp sáng không tạo ra ATP.

- Phát biểu IV sai vì hô hấp sáng không phải trải qua giai đoạn đường phân.

B đúng.

* Tìm hiểu "Các con đường hô hấp ở thực vật"

- Thực vật có 2 con đường hô hấp: hiếu khí và lên men.

- Hô hấp hiếu khí phổ biến và lên men chỉ xảy ra trong điều kiện thiếu O2 giúp cây tồn tại tạm thời.

1. Hô hấp hiếu khí ở thực vật

Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh ở tế bào đang hoạt động sinh lí mạnh. Nó bao gồm đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

- Đường phân: Glucose phân giải thành 2 pyruvate và tạo ra 2 ATP, 2 NADH.

- Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs: 2 pyruvate chuyển thành 2 acetyl-CoA, 2 NADH và 2 CO2. 2 acetyl-CoA trong chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH và 4 CO2.

- Chuỗi truyền electron: NADH và FADH truyền electron tới O để tạo ra ATP và nước. Chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp.

2. Lên men

- Lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Pyruvate được tạo ra từ đường phân, trong điều kiện không có O2 sẽ lên men tạo thành ethanol hoặc lactate. Con đường lên men chỉ thu được 2 phân tử ATP từ 1 phân tử glucose.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật


Câu 12:

21/07/2024

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.

II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.

III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.

IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng.

þ I đúng vì chu trình Canvil bị ức chế thì sẽ không tạo ra NADP+. Khi không có NADP+ thì sẽ không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.

þ II đúng vì oxi được giải phóng ở pha sáng từ quá trình quang phân li H2O.

þ III đúng. Tất cả các loài thực vật đều có quang hợp 2 pha.

þ IV đúng vì CO2 tham gia vào pha tối để tổng hợp C6H12O6.


Câu 13:

27/12/2024

Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: A sai vì dòng vận chuyển trong mạch rây là vận chuyển chủ động.

B sai vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là những chất được rễ cây tổng hợp để vận chuyển lện cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ đi lên để nuôi hoa, nuôi hạt.

C sai vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường glucozơ.

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"

Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất

  (ảnh 2)

Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

  (ảnh 3)

 (ảnh 4)


Câu 14:

19/07/2024

Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.

Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng.

Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.

Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.

®  Đáp án A sai vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP.


Câu 15:

20/07/2024

Đai caspari của tế bào nội bì có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Trong con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ có con đường thành tế bào – gian bào (dẫn truyền apoplast): nước từ đất vào lông hút  nước đi trong thành tế bào, khoảng gian bào và các mao quản trong thành, đến tế bào nội bì gặp đai Caspari thì bị chặn lại phải đi vào không bào và chất nguyên sinh của tế bào nội bì.


Câu 16:

17/07/2024

Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra. Nguyên nhân là vì pha sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối. Chất A chính là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Nguyên liệu của pha tối là CO2, NADPH và ATP, sản phẩm của pha tối là glucozo, NADP+, ADP, NADP+ và ADP được chuyển sang cho pha sáng và cung cấp cho pha sáng làm nguyên liệu để tái tạo NADPH và ATP. Vì vậy nếu pha tối bị ức chế thì sẽ không tạo ra được nguyên liệu để cung cấp cho pha sáng nên pha sáng cũng không diễn ra.


Câu 18:

14/07/2024

Ở thực vật C3, biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG. Theo lí thuyết, để tổng hợp được 90 gam glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

* Phương trình tổng quát của quang hợp: 12H2O+ 6CO2 " C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.

" Để tổng hợp được 1 mol glucozơ thì cần phải quang phân li 12 mol nước.

Ta có: 90 gam glucozơ tương ứng với số mol là 90  180 = 0,5 mol.

" số gam nước cần phải quang phân li là: 0,5 × 12 × 18 = 108 (gam).


Câu 19:

20/07/2024

Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Lông hút của rễ là bộ phần chủ yếu thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng. Chúng do tế bào biểu bì rễ phát triển thành.


Câu 20:

15/01/2025

Khi nói về quá trình quang hợp phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

→ C đúng 

- A sai vì quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.

- B sai vì ở tế bào rễ không xảy ra quang hợp.

- C sai vì quá trình quang hợp diễn ra theo 2 pha.

  1. Quá trình quang hợp ở cây xanh:

    • Quang hợp là quá trình cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ khí CO₂ và nước, giải phóng O₂. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở các lục lạp trong tế bào thực vật.
  2. Pha sáng của quang hợp:

    • Pha sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu vào lá cây, làm kích hoạt các phân tử chất diệp lục (chlorophyll) để hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
    • Pha sáng diễn ra chủ yếu ở màng thylakoid của lục lạp, tạo ra ATP (adenosine triphosphate) và NADPH (nicotinamide adenine dinucleotide phosphate), là các nguồn năng lượng cần thiết cho pha tối.
  3. Pha tối của quang hợp:

    • Pha tối, còn gọi là chu trình Calvin, không cần ánh sáng trực tiếp mà sử dụng ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng để chuyển CO₂ thành glucose.
    • Chu trình Calvin xảy ra trong stroma của lục lạp, và mặc dù không cần ánh sáng trực tiếp, nhưng pha tối vẫn phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH).
  4. Tính chất phân chia pha sáng và pha tối:

    • Quá trình quang hợp ở cây xanh thực sự được chia thành hai pha riêng biệt, pha sáng và pha tối, nhưng cả hai pha đều cần thiết cho việc hoàn thành quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ CO₂ và nước.
    • Pha sáng tạo ra các sản phẩm năng lượng cần thiết cho pha tối, trong khi pha tối sử dụng các sản phẩm này để thực hiện phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.
  5. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối:

    • Mặc dù pha tối không cần ánh sáng trực tiếp, nhưng nó không thể diễn ra nếu không có ATP và NADPH từ pha sáng. Do đó, hai pha này có sự liên kết chặt chẽ và không thể tách rời trong quá trình quang hợp.

Kết luận: Phát biểu "quá trình quang hợp ở cây xanh luôn có pha sáng và pha tối" là đúng vì quang hợp thực sự bao gồm cả hai pha: pha sáng, nơi năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học, và pha tối, nơi năng lượng này được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ.


Câu 21:

23/07/2024

Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

ý A sai. Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết.

ý C sai. Vì mạch gỗ vận chuyển nước, ion khoáng và một số hooc môn do rễ tổng hợp.

ý D sai. Vì mạch rây gồm các tế bào sống.


Câu 22:

27/08/2024

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chất APG được sử dụng để tái tạo chất nhận Ri1,5DiP.

II. Nếu không có CO2 thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều Ri1,5DiP.

III. Nếu không có ánh sáng thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều APG.

IV. Nếu không có NADPH thì AIPG không được chuyển thành APG.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- I sai. Vì chất APG được khử thành AIPG; Sau đó thì AIPG mới được dùng để tái tạo Ri1,5diP.

- II đúng. Vì không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó sẽ tích lũy Ri1,5diP.

- III đúng. Vì không có ánh sáng thì sẽ không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử. Vì không xảy ra phản ứng khử nên APG không được chuyển hóa thành AIPG.

- IV sai. Vì APG chuyển thành AIPG chứ không phải AIPG được chuyển hóa thành APG.

 Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

D đúng.

* Tìm hiểu "Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?"

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp). (ảnh 3)

Pha sáng:

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

Pha tối: sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:

  (ảnh 4)

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:

 (ảnh 5) 

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

 (ảnh 6) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật


Câu 23:

19/07/2024

Nếu trong 100 g chất khô của cơ thể thực vật có 1 mg nguyên tố khoáng X thì X là nguyên tố

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nếu hàm lượng có trên 0,01% chất khô thì đó là nguyên tố đa lượng.

Nguyên tố X có hàm lượng 1mg trong tổng số 100g

" Tỉ lệ = 1/100.000= 0,001% " X là nguyên tố vi lượng.


Câu 24:

12/07/2024

Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?

I. Nồng độ O2 ở bình 1 giảm mạnh nhất.       II. Nhiệt độ ở bình 1 cao hơn so với bình 2.

III. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng.     IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO2 và thu lấy O2. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; Hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu; Hạt đang nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; Số lượng hạt đang nảy mầm càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.

• Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí CO2.

• Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1 kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.

• Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO2, trong bình tăng lên.


Câu 25:

14/07/2024

Những nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc nên diệp lục?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Diệp lục a có công thức C55H72O5N4Mg; diệp lục b có công thức là C55H70O6N4Mg.


Câu 26:

13/07/2024

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp cao hơn tia xanh tím.

II. Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.

III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.

IV. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

S I sai vì tia xanh lục tthường không được cây sử dụng để quang hợp.

S II sai vì các loài cây khác nhau thì thường có cường độ quang hợp khác nhau.

R III đúng vì pha sáng và pha tối đều có sự tham gia xúc tác của enzim nên đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

R IV đúng vì các loài cây khác nhau thì có nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại cho quang hợp thường khác nhau.


Câu 27:

19/08/2024

Khi nói về trao đổi nước ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Trong tự nhiên, có thể quan sát thấy một số hiện tượng chứng minh cho vai trò của áp suất rễ như hiện tượng rỉ nhựa khi cắt ngang thân cây hay các giọt nước đọng quanh mép lá (hiện tượng ứ giọt) vào buổi sáng hoặc trong điều kiện độ ẩm không khí cao.

Phát biểu A đúng.

- Dòng mạch gỗ được chuyển theo chiều từ rễ lên lá.

Phát biểu B sai.

Chọn B.

- Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.

Phát biểu C đúng.

- Thoát hơi nước ở lá tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá hay chính là động lực kéo dòng mạch gỗ.

Phát biểu D đúng.

a) Tìm hiểu "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ"

- Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

- Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

- Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất (ảnh 2)

Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (ảnh 3)

 (ảnh 4)

b) Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra như thế nào?

Thoát hơi nước là sự bay hơi của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển. Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường:

Thoát hơi nước qua bề mặt lá:

- Phụ thuộc độ dày tầng cutin và diện tích lá

- Lớp cutin ở cây trưởng thành dày hơn cây non

Thoát hơi nước qua khí khổng:

- Phụ thuộc số lượng, hoạt động đóng mở khí khổng  

- Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá được tạo nên giữa 2 tế bào khí khổng

 (ảnh 5)

Vai trò của thoát hơi nước:

- Thoát hơi nước tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá

- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở để tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt là những ngày nắng nóng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật


Câu 29:

14/07/2024

Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ không thể hấp thụ thụ động ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Rễ cây sẽ hút khoáng thụ động nếu nồng độ ion khoáng ở trong dung dịch đất cao hơn nồng độ ion khoáng ở trong tế bào lông hút. Do vậy, các nồng độ thấp hơn nồng độ ion khoáng trong cây thì cây sẽ không hấp thụ thụ động được.


Câu 30:

17/07/2024

Khi nói về quang hợp ở thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

þ A đúng. Vì NADPH là chất được sử dụng để khử APG thành AlPG.

þ B đúng. Vì pha sáng sử dụng NADP+ và ADP để tạo ra NADPH và ATP.

þ C đúng. Vì ở thực vật CAM, giai đoạn cố định CO2 tạm thời theo chu trình C4 được diễn ra ở tế bào chất, vào ban đêm.

ý D sai. Vì AlPG không được sử dụng để tổng hợp APG.


Câu 31:

19/07/2024

Ở cây xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì lá bị tiêu giảm và biến thành gai cho nên ở xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua thân.


Câu 33:

20/07/2024

Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống. Một số nguyên tố vi lượng có thể kể đến như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I,…

A. Sai. K không phải là nguyên tố vi lượng.

C. Sai. C, H không phải là nguyên tố vi lượng.

D. Sai. Ca, S không phải là nguyên tố vi lượng.


Câu 34:

21/07/2024

Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.

II.Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

III.Phân giải kị khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong hô hấp.

Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucozơ thành axit piruvic đều diễn ra trong ti thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

þ I đúng vì hạt đang nảy mầm thì hô hấp mạnh còn hạt khô thì có cường độ hô hấp yếu.

þ II đúng vì hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian như axit pyruvic; NADH, FADH2,... để cung cấp cho quá trình đồng hóa các chất.

ý III sai vì phân giải kị khí không trải qua giai đoạn chu trình Crep, không trải qua giai đoạn chuỗi truyền electron.

ý IV sai vì phân giải kị khí chỉ diễn ra ở tế bào chất, không diễn ra ở ti thể.


Câu 35:

22/07/2024

Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau:

Cây

A

B

C

D

Lượng nước hút vào

25 gam

31 gam

32 gam

30 gam

Lượng nước thoát ra

27 gam

29 gam

34 gam

33 gam

Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khi lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.

Trong 4 phương án nêu trên thì ở cây B, lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. Do đó, cây B không bị héo. Còn các cây A, C, D đều bị héo.


Câu 36:

27/08/2024

Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- AlPG được sử dụng để tổng hợp glucozơ.

D đúng.

- AlPG được sử dụng để tổng hợp glucozơ và tái tạo Ri1, 5diP.

A sai.

- Không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó không tạo ra APG.

B sai.

- Không có ánh sáng thì không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử APG thành AlPG.

C sai.

* Tìm hiểu "Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?"

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp). (ảnh 3)

Pha sáng:

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

Pha tối: sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:

  (ảnh 4)

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:

 (ảnh 5) 

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

 (ảnh 6) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật


Câu 37:

14/07/2024

Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Vì ứ giọt là do áp suất rễ đẩy nước từ rễ lên lá.


Câu 38:

22/07/2024

Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

x A và B sai vì hai pha phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của pha này là nguyên liệu của pha kia.

x C sai vì pha sáng phụ thuộc pha tối nên quá trình quang phân li nước cũng phụ thuộc pha tối.

þ D đúng vì hai pha có quan hệ biện chứng với nhau. Pha sáng cung cấp NADPH và ATP cho pha tối; pha tối cung cấp NADP+ và ADP, Pi cho pha sáng. Do đó, chất độc làm ức chế pha tối sẽ không có NADP+ để cung cấp cho pha sáng, do đó pha sáng cũng bị ức chế.


Câu 39:

23/07/2024

Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan. Vì vậy, trong các chất nói trên, chỉ có ion Ca2+ thì cây mới hấp thụ được.


Câu 40:

14/07/2024

Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 41:

18/07/2024

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Enzim nitrogenaza là loại enzim xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3. Loại enzim này chỉ có ở các vi khuẩn cố định đạm


Câu 42:

21/07/2024

Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.

II. Diễn ra ở màng tilacoit.

III. Chỉ cần có ánh sáng và có nước thì sẽ diễn ra pha sáng.

IV. Diễn ra trước pha tối và không sử dụng sản phẩm của pha tối.

Xem đáp án

Chọn đáp án A. Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II.

x III sai vì pha sáng sử dụng NADP+; ADP và cần sự xúc tác của enzim. Do đó, có ánh sáng và có nước nhưng không có NADP+ thì pha sáng cũng không diễn ra.

x IV sai vì pha sáng sử dụng các sản phẩm NADP+ và ADP của pha tối.


Câu 43:

19/07/2024

Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cây hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3-  và NH4+


Câu 44:

31/07/2024

Khi nói về quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng độ CO2 quá thấp.

II. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp.

III. Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp sẽ diễn ra mạnh hơn so với hạt thô.

IV. Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp, hiện tượng làm đục nước vôi trong là minh chứng chứng tỏ hô hấp sử dụng khí O2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- I sai vì nồng độ CO2 sẽ kích thích hô hấp.

- II đúng. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ức chế hô hấp.

- III đúng. Khi hạt đang nảy mầm hoặc khi quả đang chín thì quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ.

- IV sai vì làm đục nước vôi trong là do CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo nên kết tủa CaCO3.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

D đúng.

* Tìm hiểu con đường hô hấp ở thực vật

1. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở… khi có đủ oxi.

* Đường phân:

Diễn ra ở tế bào chất.

1 Glucozo → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH

* Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:

2 Axit piruvic → 6CO2 + 2ATP + 8NADH + 2FADH2

  • Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể, khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể, chuyển hoá theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.
chu trình Crep
  • Chuỗi truyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể, hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi truyền electron đến oxi để tạo ra nước.

- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 36 hoặc 38 ATP (tùy tài liệu) và nhiệt lượng.

2. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

  • Đường phân: Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic.
  • Lên men: axit piruvic lên men tạo thành rượu etilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng 2 phân tử ATP.


Câu 45:

14/07/2024

Khi nói về quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì phôtpho tham gia vào cấu trúc của nhiều đại phân tử sinh học cho nên phôtpho có hàm lượng lớn " Là nguyên tố đại lượng


Câu 46:

14/07/2024

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) thực vật C3 thấp hơn nhiều so với hiệu suất quang hợp của thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

v Trong môi trường có khí hậu khô nóng của vùng nhiệt đới thì thực C3 có năng suất thấp hơn rất nhiều so với thực vật C4 là vì những lí do sau:

• Thực vật C3 có điểm bão hoà ánh sáng thấp (chỉ bằng 1/3 ánh sáng toàn phần) nên khi môi trường có cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp của cây C3 càng giảm. Trong khi đó cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp của cây C4 càng tăng (Cây C4 chưa xác định được điểm bão hoà ánh sáng).

• Điểm bão hoà nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3. Khi môi trường có nhiệt độ trên 25Cthì cường độ quang hợp của cây C3 giảm dần trong khi cây C4 lại quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 35C.

• Thực vật C3 có hô hấp sáng làm tiêu phí mất 30 đến 50% sản phẩm quang hợp, còn thực vật C4 không có hô hấp sáng.

" Vì vậy ở môi trường nhiệt đới thì cường độ quang hợp của cây C4 luôn cao hơn rất nhiều lần so với cường độ quang hợp của cây C3.


Câu 47:

17/07/2024

Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

A sai vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng.

B đúng vì dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

C sai vì héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị héo, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại.

D sai vì cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất


Câu 48:

22/07/2024

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có diệp lục a nhưng vẫn có diệp lục b và các sắc tố khác thì cây vẫn quang hợp nhưng hiệu suất quang hợp thấp hơn so với trường hợp có diệp lục a.

II. Chỉ cần có ánh sáng, có nước và có CO2 thì quá trình quang hợp luôn diễn ra.

III. Nếu không có CO2 thì không xảy ra quá trình quang phân li nước.

IV. Quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng.

Xem đáp án

Chọn đáp án A. Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

I sai vì diệp lục b và sắc tố carotenoit (gồm carôten và xantôphin) có chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển cho diệp lục a. Chỉ có diệp lục a trực tiếp tham gia chuyển nó năng lượng trong các phản ứng quang hợp.

II sai vì quang hợp phụ thuộc vào nguyên tố khoáng, nhiệt độ,...

III đúng vì không có CO2 thì không diễn ra chu trình Canvin nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng. Trong quá trình quang phân nước, NADP+ là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử. Do đó, không có NADP+ thì sẽ không diễn ra quang phân li nước.

IV đúng vì quang hợp tạo ra 90% đến 95% lượng chất khô trong cơ thể thực vật (gồm 3 loại nguyên tố là C, H, O).


Câu 50:

23/07/2024

Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Q A sai vì giai đoạn khử thì sẽ chuyển hóa APG thành AlPG.

R B đúng vì giai đoạn tái tạo chất nhận là giai đoạn biến A1PG thành Ri1,5diP.

R C đúng vì chỉ cần có CO2 thì Ri1,5diP sẽ phản ứng với CO2 để tạo thành APG. Do đó, không có ánh sáng thì phản ứng này vẫn diễn ra.

R D đúng vì giai đoạn khử cần chất NADPH từ pha sáng.


Bắt đầu thi ngay