Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng)

Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng)

Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng) (P5)

  • 1982 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Các nguyên tố vi lượng thường chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng trong cơ thể sống?

Xem đáp án

Đáp án B

- Dựa theo tỉ lệ các nguyên tố có trong các cơ thể sống, các nhà khoa học chia các nguyên tố thành 2 loại: Nguyên tố đa lượng (chiếm khối lượng lớn) và các nguyên tố vi lượng (chiếm tỉ lệ <0,01%)


Câu 2:

14/07/2024

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, chất nào sau đây vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm?

Xem đáp án

Đáp án C

C6H12O6, O2 là sản phẩm của quang hợp, CO2 được dùng làm nguyên liệu. H20 vừa là nguyên liệu (quá trình quang phân li nước) vừa là sản phẩm.


Câu 3:

14/07/2024

Ở thực vật, cây lấy được nước và các ion khoáng trong đất là nhờ:

Xem đáp án

Đáp án A

Tế bào lông hút ở rễ giúp rễ cây thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng.


Câu 4:

16/07/2024

Trong các phát biểu sau đây về quá trình thoát hơi nước ở lá, có bao nhiêu phát biểu đúng:

I. Quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu được thực hiện qua lớp vỏ cutin.

II. Quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới của lá diễn ra mạnh hơn so với mặt trên.

III. Vào những ngày trời nắng, nóng, lượng hơi nước thoát ra ở lá nhiều hơn.

IV. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra mạnh nhất vào ban đêm.

Xem đáp án

Đáp án C

I Sai. Chủ yếu qua khí khổng.

II Đúng. Mặt dưới lá có nhiều tế bào khí khổng hơn.

III Đúng.

IV Sai. Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng, độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm hé mở. Thoát hơi nước diễn ra mạnh nhất vào ban ngày.


Câu 5:

16/07/2024

Để thích nghi đối với môi trường khô hạn ở sa mạc, các loài thực vật mọng nước như xương rồng tiến hành cố định CO2 theo con đường:

Xem đáp án

Đáp án D

Để tránh mất nước, khí khổng của cây đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm, thực vật chọn cách cố định CO2 theo con đường CAM. Giai đoạn đầu cố định CO2 thực hiện vào ban đêm, khi khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 được thực hiện vào ban ngày.


Câu 6:

14/07/2024

Ở thực vật, nước được vận chuyển chủ yếu trong thân nhờ

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất trong cây được vận chuyển trong thân qua 2 loại mạch: Mạch rây và mạch gỗ. Trong đó:

- Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng.

- Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.


Câu 7:

16/07/2024

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

Xem đáp án

Đáp án C

Bào quan thực hiện hô hấp chính là ty thể


Câu 8:

17/07/2024

Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp của tế bào là?

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ (glucozo…) thành CO2 và H2O.


Câu 10:

22/07/2024

Vì sao sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước

Xem đáp án

Đáp án D

Sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước là vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.


Câu 11:

17/07/2024

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?

Xem đáp án

Đáp án A

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.


Câu 12:

14/07/2024

Quá trình thoát hơi nước qua lá là

Xem đáp án

Đáp án A

Thoát hơi nước là động lực đầu tren của quá trình hút nước, nước được vận chuyển trong mạch gỗ.


Câu 13:

22/07/2024

Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Cây C4 thích nghi với điều kiện cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp


Câu 14:

17/07/2024

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các giai đoạn trong quá trình hô hấp là: Đường phân → chu trình Crep → chuỗi chuyền electron hô hấp.

SGK Sinh học 11 – trang 52.


Câu 17:

19/12/2024

Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin đề khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Chất tách ra khỏi chu trình Calvin để tổng hợp glucose là AlPG ( Aldehit phosphogluceric).

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?"

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp).

  (ảnh 3)

Pha sáng:

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

 


Câu 18:

21/07/2024

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.

Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.

PT: CO2 + Ca(OH2 → CaCO3 + H2O


Câu 19:

16/07/2024

Những câv thuộc nhóm thực vật CAM là:

Xem đáp án

Đáp án A

Những thực vật thuộc nhóm thực vật CAM là những cây mọng nước: Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.


Câu 20:

13/08/2024

Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng.

B đúng.

- Hô hấp sáng làm giảm sản phẩm quang hợp.

A sai.

- Nhiệt lượng này tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.

C sai.

- Phân giải kị khí không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron.

D sai.

* Tìm hiểu "Các con đường hô hấp ở thực vật"

- Thực vật có 2 con đường hô hấp: hiếu khí và lên men.

- Hô hấp hiếu khí phổ biến và lên men chỉ xảy ra trong điều kiện thiếu O2 giúp cây tồn tại tạm thời.

1. Hô hấp hiếu khí ở thực vật

Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh ở tế bào đang hoạt động sinh lí mạnh. Nó bao gồm đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

- Đường phân: Glucose phân giải thành 2 pyruvate và tạo ra 2 ATP, 2 NADH.

- Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs: 2 pyruvate chuyển thành 2 acetyl-CoA, 2 NADH và 2 CO2. 2 acetyl-CoA trong chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH và 4 CO2.

- Chuỗi truyền electron: NADH và FADH truyền electron tới O để tạo ra ATP và nước. Chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp.

2. Lên men

- Lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Pyruvate được tạo ra từ đường phân, trong điều kiện không có O2 sẽ lên men tạo thành ethanol hoặc lactate. Con đường lên men chỉ thu được 2 phân tử ATP từ 1 phân tử glucose.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật


Câu 22:

13/07/2024

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

Xem đáp án

Đáp án C

Bào quan thực hiện hô hấp chính là ty thể.


Câu 23:

21/07/2024

Có mấy tác nhân ngoại cảnh sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở cây?

I. Các ion khoáng II. Ánh sáng III. Nhiệt độ IV. Gió V. Nước

Xem đáp án

Đáp án D

Tất cả các nhân tố trên đều ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở cây.

SGK Sinh 11 trang 18


Câu 24:

14/07/2024

Trong quang hợp, các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở

Xem đáp án

Đáp án D

Oxi cuối cùng của CO2 có mặt ở glucose và nước

Oxi thoát ra có nguồn gốc từ nước nên loại được A,C


Câu 26:

16/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ngược lại với cây ưa sáng, cây ưa bóng có lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.


Câu 28:

14/07/2024

Cho 60 hạt đậu xanh vào một bình thủy tinh, đổ nước ngập hạt. Sau đó ngâm hạt trong nước khoảng 2 – 3 giờ, gạn hết nước ra khỏi bình. Cắm một nhiệt kế vào khối hạt sau đó nút kín bình và đặt bình vào một hộp xốp. Nhiệt độ trong bình thay đổi như thế nào trong 24 giờ?

Xem đáp án

Đáp án A

Hạt sẽ nảy mầm làm nhiệt độ trong bình tăng dần lên


Câu 29:

14/07/2024

Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, cả ba nhóm thực vật đều có quá trình quang phân ly nước trong pha sáng của quang hợp


Câu 30:

16/07/2024

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án A

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điểu chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.


Câu 31:

15/07/2024

Hô hấp ở thực vật không có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Hô hấp ở thực vật không có vai trò tạo H2O cung cấp cho quang hợp.


Câu 32:

14/07/2024

Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:

Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?

Xem đáp án

Đáp án D

Hạt nảy mầm xảy ra sự hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 và cần khí oxi nhưng khí CO2 sẽ bị vôi xút hấp thụ, như vậy hạt nảy mầm hút khí O2 làm cho giọt nước màu di chuyển về phía trái


Câu 33:

13/07/2024

Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện giai đoạn nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình phản nitrat hóa: từ nitrat thành N2.


Câu 34:

30/12/2024

Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp.

*Tìm hiểu thêm: "Pha tối"

Sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:

  (ảnh 4)

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:

 (ảnh 5) 

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

 (ảnh 6) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

 


Câu 35:

17/07/2024

Khi thực hiện thao tác ghép cành, vì sao người ta cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

Xem đáp án

Đáp án A

Cắt bỏ hết lá ở cành ghép để hạn chế mất nước ở cành ghép


Câu 36:

17/07/2024

Quá trình thoát hơi nước qua lá là

Xem đáp án

Đáp án A

Một trong những vai trò của quá trình thoát hơi nước là tạo ra động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất.


Câu 37:

14/07/2024

Trong mô thực vật có bao nhiêu con đường liên kết NH3 với các hợp chất hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong mô thực vật có 3 con đường liên kết NH3 với các hợp chất hữu cơ : amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit


Câu 38:

14/07/2024

Cho các yếu tố sau đây

I. Áp suất rễ

II. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ các cơ quan chứa.

III. Quá trình thoát hơi nước ở lá.

IV. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Những yếu tố nào là động lực của dòng mạch gỗ

Xem đáp án

Đáp án D

Các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ bao gồm: Lực đẩy của rễ (áp suất rễ); Quá trình thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. 

Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ các cơ quan chứa là động lực của dòng mạch rây.


Câu 41:

16/07/2024

Khi nói về dinh dưỡng Nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

1. Rễ cây có thể hấp thụ được nito khoáng từ đất dưới dạng NO2; NO3- và NH4+.

2. Rễ cây họ Đậu có khả năng thực hiện quá trình cố định nito.

3. Trong mô thực vật diễn ra 2 quá trình: Khử nitrat và đồng hóa amôni.

4. Quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ được gọi là quá trình khử ntrat.

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu

1. sai, Rễ cây chỉ có thể hấp thụ được nito khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+, nito ở dạng NO2 là độc hại với cơ thể thực vật.

2. sai, Rễ cây họ Đậu không có khả năng thực hiện quá trình cố định nito, quá trình này được thực hiện nhờ vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

Quá trình đồng hóa nito trong mô thực vật gồm 2 quá trình: Khử nitrat và đồng hóa amôni.

Khử nitrat là quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+; đồng hóa amôni là quá trình liên kết NH4+ với các hợp chất hữu cơ theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.

3. đúng, vì đây là quá trình phản nitrat hóa làm giảm lượng nito trong đất

4. đúng


Câu 42:

16/07/2024

Trong quá trình quang hợp, sắc tố tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sang hấp thụ được thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các sắc tổ quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sang hấp thụ được thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.


Câu 43:

21/07/2024

Sản phẩm pha sáng quang hợp nào dưới đây được sử dụng trong chu trình Calvin ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH và O2 trong đó O2 sẽ thoát ra không khí còn ATP và NADPH tham gia vào chu trình Calvin


Câu 44:

22/07/2024

Photpho được hấp thụ dưới dạng?

Xem đáp án

Đáp án C

Photpho được hấp thụ dưới dạng PO43- , H­2PO4-


Câu 45:

20/07/2024

Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dùng chất đồng hoá từ lá

Vì kali có vai trò hoạt hoá enzyme, cân bằng nước và ion, mở khí khổng


Câu 47:

07/01/2025

Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.

Mạch rây vận chuyển các chất theo chiều từ lá xuống rễ và các cơ quan khác của cây; thành phần dịch vận chuyển là các chất hữu cơ, chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, hooc môn thực vật... và một số ion khoáng được sử dụng lại.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?

Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Trao đổi nước và khoáng ở thực vật (ảnh 3)

Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật


Câu 48:

15/07/2024

Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:

Xem đáp án

Đáp án D

Pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.

Vậy nguyên liệu là ATP, NADPH, CO2


Câu 49:

14/07/2024

Hô hấp sáng xảy ra:

Xem đáp án

Đáp án D

Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3.


Câu 50:

23/07/2024

Thực vật tự bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc bằng con đường nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực vật tự bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc bằng sự hình thành các amit.


Bắt đầu thi ngay