Trắc nghiệm Góc nội tiếp có đáp án (Thông hiểu)

  • 1485 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D). Cặp góc nào sau đây bằng nhau?

Xem đáp án

Xét (O) có ACD^ là góc nội tiếp chắn cung AD (Chứa điểm B); ABD^ là góc nội tiếp chắn cung AD (chứa điểm C) nên

ACD^+ABD^=12 . 360o = 180o

Lại có ACD^+ACI^ = 180o nên ACI^=IBD^

Tương tự ta có  IAC^=IDB^

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

17/07/2024

Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D). Tích IA. IB bằng?

Xem đáp án

Xét (O) có ACD^ là góc nội tiếp chắn cung AD (Chứa điểm B); ABD^ là góc nội tiếp chắn cung AD (chứa điểm C) nên

ACD^+ABD^=12 . 360o = 180o

Lại có ACD^+ACI^ = 180o nên  ACI^=IBD^

Xét ΔIAC và ΔIDB có I^ chung và ACI^=IBD^ (cmt) nên ΔIAC đồng dạng ΔIDB (g-g)

=> IAID=ICIB IB = IC. ID

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

17/07/2024

Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D) sao cho CAB^ = 120o. Chọn câu đúng

Xem đáp án

Xét (O) có CAB^ là góc nội tiếp chắn cung BC (chứa điểm D); DBC^ là góc nội tiếp chắn cung BC (chứa điểm A) nên

CAB^+CDB^=12. 360o = 180o

CAB^ = 120o (gt)

=> CDB^ = 180oCAB^ = 180o – 120o = 60o

Lại có CAB^+CAI^ = 180o (kề bù) nên IAC^ = 180oCAB^ = 60o

Từ đó ta có IAC^=IDB^ = 60o

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

17/07/2024

Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D) sao cho CAB^ = 120o. Hai tam giác nào sau đây đồng dạng?

Xem đáp án

Xét (O) có CAB^ là góc nội tiếp chắn cung BC (chứa điểm D); DBC^ là góc nội tiếp chắn cung BC (chứa điểm A) nên CAB^+CDB^=12.360o = 180o

CAB^ = 120o (gt) => CDB^ = 180oCAB^ = 180o – 120o = 60o

Lại có CAB^+CAI^ = 180o (kề bù) nên IAC^ = 180oCAB^ = 60o

Từ đó ta có IAC^=IDB^ = 60o

Xét IAC và  IDB có I^ chung và IAC^=IDB^ (cmt) nên IAC đồng dạng với IDB      

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

17/07/2024

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Số đo ACM^ là:

Xem đáp án

Xét (O) có ACM^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên ACM^= 90o

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

19/07/2024

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM. Số đo góc ABM^ là:

Xem đáp án

Xét (O) có ABM^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên ABM^ = 90o

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

21/07/2024

Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB, AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt (O) ở E. Khi đó AB2 bằng

Xem đáp án

Xét (O) có AEB^=ABC^ (hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau AB = AC)

Xét ABD và AEB có A^ chung và AEB^=ABC^ (cmt)

Nên ABD đồng dạng với AEB (g − g) => ABAE=ADAB AB2 = AE. AD

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

20/07/2024

Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB, AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt (O) ở E. Khi đó DA. DE bằng

Xem đáp án

Xét (O) có AEB^=ABC^ (hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau AB = AC)

Xét ADC và BDE có ADC^=BDE^ (đối đỉnh) và AEB^=ABC^ (cmt)

Nên ADC đồng dạng với BDE (g − g)    

=> ADBD=DCDE => DA. DE = DB. DC

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

19/07/2024

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF. Hai đoạn thẳng nào sau đây bằng nhau?

Xem đáp án

Xét (O) có ACF^ = 90o;  ABF^= 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra CF  AC; BF  AB mà BD  AC; CE  AB

=> BD // CF; CE // BF

 BHCF là hình bình hành  BH = CF; BF = CH

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

20/07/2024

Cho tam giác ABC có đường cao AH và nội tiếp trong đường tròn tâm (O), đường kính AD. Khi đó tích AB.AC bằng

Xem đáp án

Xét (O) có ACB^=ADB^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB); ABD^ = 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Nên ACH đồng dạng với ADB (g – g)

=> ACAD=AHAB => AH. AD = AC. AB

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay