30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 21)
-
5432 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
20/07/2024Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh mù màu.
(2) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện do đột biến ở cấp độ phân tử gây nên?
Đáp án C
Các bệnh do đột biến cấp độ phân tử (đột biến gen): 1, 2, 3, 6.
Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây ra.
Tật có túm lông ở vành tai do đột biến gen nằm trên NST giới tính Y gây ra.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen gây ra và dẫn đến hàng loạt các bệnh lý trong cơ thể.
Các đột biến trên NST là ở cấp độ tế bào.
Hội chứng Đao: đột biến số lượng NST thể lệch bội ba nhiễm (3 NST số 21).
Hội chứng Tocno: đột biến số lượng NST thể đột biến một nhiễm (bộ NST mang XO).
Câu 3:
20/07/2024Bảng dưới đây cho biết một số ví dụ về ứng dụng của di truyền học trong chọn giống:
Cột A |
Cột B |
1. Sinh vật chuyển gen |
a. Giống lúa lùn có năng suất cao được tạo ra từ giống lúa Peta của Indonexia và giống lúa của Đài Loan |
2. Công nghệ tế bào thực vật |
b. Trong sinh đôi cùng trứng: hợp tử trong những lần nguyên phân đầu tiên bị tách ra thành nhiều phôi riêng biệt và phát triển thành các cá thể giống nhau |
3. Phương pháp gây đột biến |
c. Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra từ giống dâu tằm lưỡng bội |
4. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp |
d. Nuôi cấy hạt phần chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội, sau đó xử lý hóa chất tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh |
5. Nhân bản vô tính trong tự nhiên |
e. Cừu sản sinh protein người trong sữa |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới dây, phương án nào đúng?
Đáp án A
Câu 4:
20/07/2024Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:
(1) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết.
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng khác nhau rồi phân tích kết quả ở đời F1, F2, F3
(3) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa giả thuyết giải thích kết quả.
Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
Đáp án C
Câu 6:
20/07/2024Nhiệt độ có ảnh hưởng:
Đáp án D
Nhiệt độ ảnh hưởng đến 2 quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. Khi nhiệt độ tăng cao quá trình thoát hơi nước tăng cường sẽ khiến quá trình hấp thụ nước ở rễ tăng
Câu 7:
20/07/2024Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?
Đáp án D
Phương pháp được sử dụng phổ biến trong tạo giống mới vật nuôi và cây trồng là phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 8:
20/07/2024Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST thường qua vùng chín để thực hiện giảm phân. Trong số 1800 tinh trùng tạo ra có 256 tinh trùng được xác định là có gen bị hoán vị. Cho rằng không có đột biến xảy ra, về mặt lý thuyết, trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số tế bào sinh tinh không xảy ra sự hoán vị gen là:
Đáp án C
1 tế bào sinh tinh khi giảm phân xảy ra hoán vị tạo ra 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại liên kết và hai loại hoán vị.
Số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị = (số tinh trùng có hoán vị)/2 =256/2 = 128.
Số tế bào sinh tinh ban đầu = số tinh trùng/ 4 = 1800/4 = 450.
Do vậy, số tế bào sinh tinh không xảy ra hoán vị = 450-128 = 332
Câu 9:
21/07/2024Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
1. Chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh p của 2 người trong phả hệ này.
2. Có tối đa 4 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.
3. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P là 11/144.
4. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/2592
Số pháp biểu đúng là:
Đáp án A.
(1) đúng
Xét tính trạng bệnh P:
Bố I1 bình thường x mẹ I2 bình thường sinh con gái II6 bệnh P ¸ bệnh P do gen lặn thuộc NST thường quy định và bố I1 và mẹ I2 đều mang kiểu gen dị hợp (Aa) ¸ con trai II7 và con gái II5 có kiểu hình A- có thể xảy ra 2 trường hợp với tỉ lệ: 1/3AA : 2/3Aa; con gái II6 bị bệnh có kiểu gen aa.
Bố 13 bệnh P (aa) x mẹ 14 bình thường (A-) sinh con II9 bệnh P (aa) nên mẹ II4 có kiểu gen Aa và con gái II8 bình thường có kiểu gen Aa.
Do vậy, chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của 2 người trong phả hệ này là II7 và II5.
(2) sai
- Xét tính trạng nhóm máu:
Bố I1 x mẹ I2 sinh con II5 máu O (I°I°) và con gái II6 máu AB ¸ bố I2 có kiểu gen IAI° x mẹ I2 có kiểu gen IBI° hoặc ngược lại ¸ con II7 máu A có kiểu gen IAI°.
Bố I3 máu B x mẹ I4 máu B sinh con II9 máu O (I°I°) ¸ bố I3 x mẹ I4 đều có kiểu gen IBI° ¸ con II8 máu B có thể xảy ra 2 trường hợp: 1/3IBIB : 2/3IBIo
Có tối đa 3 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu là: II5, II8 và II9.
(3) sai. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A
- Cặp vợ chồng II7(IAIO) x II8(1/3IBIB hoặc 2/3IBIo) sinh con máu A là : 2/3 x 1/4 =1/6
- Cặp vợ chồng II7 (1/3AA : 2/3Aa)x II8 (Aa) nên xác suất sinh con không bị bệnh là 1 – 1/6 =5/6
Vậy xác suất sinh con trai máu A và không bị bệnh là: 5/72
(4) sai. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là.
Xác suất để cặp vợ chồng II7 (IAIo) x II8 (1/3IBIB hoặc 2/3IBIo) sinh 2 con máu A là: 1/24
Xác suất để cặp vợ chồng II7 (1/3AA : 2/3Aa) x II8 (Aa) sinh con bệnh P là: 1/24
Vậy, xác suất cặp vợ chồng II7 x II8 sinh sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là: 1/1152
Câu 11:
20/07/2024Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây
Đáp án B
Để xác định được quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa nào thì ta phải dựa vào tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua từng thế hệ:
Qua các thế hệ từ F1 đến F4 ta thấy:
+ Tần số alen từ F1 đến F4 không thay đổi (đều có A = 0,5; a = 0,5).
+ Tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
Quần thể trên đang chịu sự tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12:
20/07/2024Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?
(1). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt
(2). Củ khoai lang và củ khoai tây
(3). Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng
(4). Chân chuột chũi và chân dế dũi
(5). Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi
(6). Cánh doi, cánh chim.
Đáp án B
Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng nguồn gốc ở loài tổ tiên ban đầu.
Các cặp cơ quan tương đồng gồm có 1 và 6.
Củ khoai lang (rễ) và khoai tây (thân củ) là cơ quan tương tự.
3 là cơ quan tương tự vì gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và cây hoa hồng lại do sự phát triển của biểu bì thân.
Các cặp còn lại là cơ quan tương tự.
Câu 13:
20/07/2024Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức co bản nào?
Đáp án C
Câu 14:
20/07/2024Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh học, một học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm đã lập bảng tổng kết sau
Số thông tin mà học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết là:
Đáp án C
Phương án (4) sai, tất cả các gen đều có khả năng bị đột biến.
Phương án (6) sai, gen nằm trên NST giới tính ở giới XX hoặc gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng của giới XY đều tồn tại thành từng cặp gen alen.
Phương án (7) sai, trên NST thường không mang gen quy định giới tính.
Phương án (10) sai, các gen nằm trong nhân tế bào đều phân chia đồng đều trong phân bào.
Câu 15:
23/07/2024Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:
Cho các nhận xét sau:
1. Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
2. Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
3. Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
4. Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án B
(1) sai, từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng thực tế trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
(2) đúng, tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) đúng, ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Lúc này, tỉ lệ tử vong bằng tỉ lệ sinh sản.
(4) sai, vì số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong
Câu 16:
20/07/2024Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?
Đáp án A
Đột biến gen và đột biến NST đều là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, tuy nhiên đột biến gen được coi là chủ yếu vì:
+ So với đột biến NST thì đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.
Phương án A sai vì đột biến ở các gen đa hiệu vẫn có thể ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
STUDY TIP
Đột biến gen phô biến hơn đột biến NST.
Giá trị thích nghi của alen đột biến thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.
Câu 17:
20/07/2024Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
Đáp án B
* Cấu tạo khí khổng:
Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:
Khi tế bào khí khổng trương nước => mở nhanh.
Khi tế bào khí khổng mất nước => đóng nhanh.
Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:
Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy, nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng
Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do sự thay đổi nông độ axit abxixic (AAB) trong cây
* Cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng:
+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO và pH
+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng => tăng áp suất thẩm thấu => 2 tế bào khí khổng trương nước => khí khổng mở.
- Cơ chế axit abxixic (AAB):
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng => kích thích các bơm ion hoạt động => các kênh ion mở => các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng => áp suất thẩm thấu giảm => sức trương nước mạnh => khí khổng đóng.
Vậy B sai
Câu 18:
20/07/2024Cho P: 9 AaBbDd x AabbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội - lặn hoàn toàn. Giả sử, trong quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp còn lại phân li bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường.
1. Theo lý thuyết, có tối đa kiểu gen đột biến được hình thành ở F1 là 80.
2. Có tối đa loại hợp tử thể ba được hình thành ở F1 là 24.
3. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaaBbdd ở F1 là: 0,525%.
4. Theo lý thuyết, tỉ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là: 96.8%
Số đáp án đúng là:
Đáp án C
Ta có: ♀ AaBbDd x ♂AabbDd
1. Xét cặp Aa:
- Cái giảm phân (GP) bình thường sinh ra 2 loại giao tử là 1/2 A và 1/2 a.
- Đực GP không bình thường ở lần 1 nên sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là:
- 40% A: 40% a : 10% Aa : 10% o
- Suy ra: Số kiểu gen được tạo ra là 7 loại KG là AA. Aa, aa, Aaa, AAa, AO, aO trong đó có 3 KG bình thường, 4 KG đột biến, tỉ lệ Aaa = 0.1 x 0.5= 0.05
2. Xét cặp Bb : cho đời con 2 kiểu gen bình thường (Bb, bb).
3. Xét cặp Dd:
Đực GP không bình thường sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 42%D: 42%d: 8%Dd: 8% O.
Cái GP bình thường sinh ra 2 loại giao tử là 1/2 D: 1/2 d.
Suy ra F1 có 7 KG (3 KG bình thường, 4 KG đột biến), tỉ lệ dd = 42% x 1/2 = 21% = 0.21.
Tỉ lệ hợp tử bình thường = 84% (do có 16% đột biến)
4.(1) Số KG đột biến = tổng KG - số KG bình thường = 7x2x7-3x2x3 = 80 ® (1) đúng
(2) Số loại hợp tử thể ba
= 2 (Aaa, AAa) x 2(Bb, bb) x 3(DD, Dd, dd) + 3(AA, Aa, aa) x 2(Bb,bb) x 2(DDd, Ddd) = 24 ® (2) đúng
(3) Tỉ lệ kiểu gen AaaBbdd = 0.05 x 1/2 x 21% = 0,525% ® (3) đúng
(4) Tỉ lệ hợp tử bình thường = 80% x l00% x 84% = 67,2% ® (4) sai
Câu 20:
23/07/2024Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây p đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
1. Tần số hoán vị gen là 30%.
2. Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F2 là thân thấp, hoa vàng, quả dài.
3. Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen dị hợp là 15%.
4. Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%.
Đáp án D
P thuần chủng
F1 (Aa,Bb) Dd
F1 x F1
F2: A-bbD- = 12%
Có D- = 75%
A-bb = 16%
Vậy aabb = 25% - 16% = 9%
Mà hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau
F1 cho giao tử ab = 0,3 > 0,25 Vậy giao tử ab là giao tử mang gen liên kết.
F1: AB/ab Dd và tần số hoán vị gen f = 40%
F1: aabb = 9%
A-bb = aaB- = 16%
A-B- = 59%
Vậy kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F2 là thân thấp, hoa vàng, quả dài (aabbdd)
Tỉ kệ cây cai, hoa đỏ đồng hợp (AB/AB) là: 0,3 x 0,3 = 0,09
Tỉ lệ cao, đỏ dị hợp là 59% - 9% = 50%
Tỉ lệ cao, tròn đỏ dị hợp là 50% x 50% = 25%
Tỉ lệ kiểu hình mang đúng 2 tính trạng trội (A-B-dd + A-bbD- + aaB-D-) là
0,59 x 0,25 + 0,16 x 0,75 x 2 = 0,3875 = 38,75%
Vậy các phát biểu đúng là (2) và (4)
Câu 22:
20/07/2024Ở một loài động vật, cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối vói nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: Giới đực: 6 lông xám: 2 lông vàng; Giới cái: 3 lông xám: 5 lông vàng. Cho rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường. Nếu cho các con lông xám F2 giao phối với nhau, xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là bao nhiêu % ?
Đáp án B
Ta có tỉ lệ xám/vàng = 9 : 7 ® Có 2 cặp gen quy định màu lông
Phân li kiểu hình ở 2 giới là khác nhau nên 1 trong 2 gen nằm trên 1 NST giới tính X.
Ta thấy ở P: cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám ® P thuần chủng và con đực có bộ NST giới tính là XX (Vì nếu là XY thì F1 không thể đồng hình)
Quy ước gen: A-B- lông xám; A-bb; aaB-, aabb lông vàng.
Ta có P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbXb
® F1: Aa (xBXb :Xby)
F1 giao phối: ♂AaXBXb : ♀ AaXBY
= (3A-: 1aa)(XBXB : XBXb : XBY: XbY)
F2: giới đực: 3A - XBXB : 3A - XBXb : 1aaXBXb) hay 6 lông xám: 2 lông vàng
Giới cái: 3A - XBY: 3A - XbY: 1aaXBY hay 3 lông xám: 5 lông vàng.
Cho con lông xám ở F2 giao phối ♂( A - XBXB : A - XBXb) x ♀ A - XB Y con mang toàn gen lặn là: aaXbY
Xác suất F3 xuất hiện 1 con mang toàn gen lặn là: 1/72
Câu 23:
02/12/2024Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: C sai, Poliriboxom là hiện tượng các riboxom cùng trượt trên "khuôn" mARN trong quá trình tổng hợp protein. Mà các sản phẩm được tổng hợp từ cùng một "khuôn" thì các sản phẩm đó (protein) sinh ra phải giống nhau.
*Tìm hiểu thêm: " Diễn biến của cơ chế dịch mã."
a. Hoạt hóa aa.
Sơ đồ hóa:
aa + ATP ---- enzim →aa-ATP (aa hoạt hóa)--------enzim →phức hợp aa -tARN.
b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Mở đầu(hình 2.3a )
- Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit(hình 2.3b)
- Kết thúc (Hình 2.3c)
* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Câu 24:
20/07/2024Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
1. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
2. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
3. Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
4. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
5. Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật có xương sống.
Đáp án C
- Trong hệ sinh thái, quần xã sinh vật gồm:
+ Sinh vật sản xuất: Chủ yếu là thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp.
+ Sinh vật phân giải: Vi sinh vật phân giải, nấm và một số động vật đa bào bậc thấp (ví dụ: giun...).
Ý (1), (2), (4), (5) phát biểu không đúng về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
Câu 25:
20/07/2024Cho các thông tin về hóa thạch:
1. Loài cá Phổi có hình dạng gần như không thay đổi trong suốt hàng triệu năm tiến hóa nên chúng được xem như là "hóa thạch sống".
2. Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài.
3. Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.
4. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp cho ta thây mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.
Các thông tin đúng về hóa thạch là:
Đáp án A
4 sai vì hóa thạch là bằng chứng tiến hóa trực tiếp
Câu 26:
22/07/2024Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì dòng vận chuyển trong mạch rây là vận chuyển chủ động.
B sai. Vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là những chất được rễ cây tổng hợp để vận chuyển lên cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ đi lên để nuôi hoa, nuôi hạt.
C sai. Vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường gluco.
D đúng.
Câu 27:
20/07/2024Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là:
Đáp án C
Nhận xét không đúng là: C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Do hệ sinh thái nhân tạo có cấu trúc đơn điệu: ví dụ 1 cánh đồng lúa, chỉ có 1 loài thực vật là chính, các loài khác bị con người loại bỏ đi để tăng năng suất cho lúa
Câu 28:
20/07/2024Để sản xuất hoocmon insulin với số lượng lớn nhằm trong điều trị bệnh tiểu đường, người ta sử dụng một plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin để tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển vào các tế bào vi khuẩn E.coli vốn không có khả năng kháng chất kháng sinh ampixilin. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
1. Gen mã hóa insulin có thể được lấy trực tiếp từ tế bào người.
2. Các vi khuẩn E. coli được nhận ADN tái tổ hợp được xem là sinh vật chuyển gen.
3. Gen kháng chất kháng sinh được sử dụng nhằm giúp vi khuẩn E. coli tăng sức đề kháng để có thể thu được nhiều sản phẩm hơn.
4. Phương pháp chuyển gen vào tế bào E. coli là phương pháp biến nạp.
Đáp án C
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) sai: Người ta sử dụng plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin (dấu chuẩn) là để sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli, đem các vi khuẩn E. coli vào nuôi trong môi trường có chất kháng sinh ampixilin thì tế bào E. coli nào không nhận được ADN tái tổ hợp sẽ bị chết, từ đó phân lập được dòng E. coli có chứa ADN tái tổ hợp.
(4) đúng: Nếu dùng thể truyền là plasmit thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng phương pháp biến nạp (biến dạng màng sinh chất), còn nếu dùng thể truyền là virut thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp
Câu 29:
20/07/2024Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp; màu hoa là tính trạng khác nhóm gen liên kết, trong đó hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết đời F1 có thể có những tỉ lệ phân ly kiểu hình nào sau đây?
1. 3 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng
2. 1 thấp, đỏ: 3 thấp, vàng
3. 1 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng
4. 5 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng
5. 3 cao, đỏ: 5 thấp, vàng
6. 11 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng
7. 11 thấp, vàng: 1 thấp, đỏ
8. 100% thấp, đỏ
Đáp án C
A cao » a thấp
B đỏ » b vàng
2 tính trạng nằm trên 2 nhóm gen liên kết khác nhau có 2 tính trạng di truyền độc lập.
3 cây thân thấp hóa đỏ aaB- tự thụ
TH1: 3 aaBB
F1: 100% aaBB
Ta có 100% thấp đỏ (8)
TH2: 2aaBB : laaBb
F1: 3/4aaBB : 1/6aaBb : 1/12aabb
Ta có 11/12 thấp đỏ : 1/12 thấp vàng (6)
TH3: 1aaBB : 2aaBb
F1: 1/2aaBB : l/3aaBb : l/6aabb
Ta có 5/6 thấp đỏ : 1/6 thấp vàng (4)
TH4 3aaBb
F1: 1/4 aaBB : 2/4aaBb : 1/4aabb
Ta có 3/4 thấp đỏ : 1/4 thấp vàng (1)
Câu 30:
20/07/2024Chu kì hoạt động của tim gồm các pha:
1. pha giãn chung
2. pha co tâm thất
3. pha co tâm nhĩ
Thứ tự hoạt động của các pha trong mỗi chu kì hoạt động của tim là
Đáp án A
Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ ® pha co tâm thất ® pha giãn chung
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha - 0,8 s:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ ® Hai tâm nhĩ co ® Van bán nguyệt đóng lại ® Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng ® van nhĩ thất mở ® Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất.
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puockin ® Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại ® Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên ®Van bán nguyệt mở ® Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4 s
Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng ® Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất
Câu 31:
22/07/2024Xét các kết luận sau:
1.Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
2.Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
3.Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến.
4.Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kết với nhau.
5.Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án C
Ý (2) sai vì các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thi tần số hoán vị gen càng nhỏ.
Ý (5) sai vì trong tế bào 2n, số nhóm gen liên kết bằng n (bằng số nhiễm sắc thể đơn trong tế bào giao tử).
STUDY TIP
Ví dụ: Ở người, trong tế bào sinh dưỡng có 2n = 46 (có 46 nhiễm sắc thể đơn), số nhóm gen liên kết bằng n = 23
Câu 33:
20/07/2024Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là
Đáp án A
Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.
Câu 34:
22/07/2024Hệ đệm bicácbônát (NaHCCb / Na2CO3) có vai trò nào sau đây?
Đáp án C
Hệ đệm bicácbônát là hệ đệm do NaHCO3 / Na2CO3 thực hiện. Hệ đệm này thực hiện đệm ion HCO3 - và ion H+ ở phổi. Hệ đệm này sẽ điều chỉnh độ pH của máu ở mức ổn định là vì:
Khi dư H+ (độ pH thấp) thì Na2CO3 sẽ phản ứng với H+ để tạo thành
NaHCO3 làm giảm nồng độ H+ trong máu (tăng độ pH).
Khi thiếu H+ (độ pH cao) thì NaHCO3 sẽ phân li để giải phóng H+ làm tăng nồng độ H+ trong máu (giảm độ pH).
Câu 35:
28/08/2024Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
1. Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
2. Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
3. Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
4. Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
5. Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
6. Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
Đáp án đúng là: B
- (1), (4), (5) là cách li trước hợp tử (không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng để tạo hợp tử).
- (2), (3), (6) là cách li sau hợp tử vì đã có sự thụ tinh tạo hợp tử, tuy nhiên hợp tử bị chết hoặc hợp tử tạo con lai nhưng con lai có sức sống yếu, hoặc là con lai khỏe mạnh nhưng bất thụ.
B đúng.
* Tìm hiểu "Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài"
1. Cách li trước hợp tử
- Khái niệm: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử. Đây thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
- Các kiểu cách li trước hợp tử:
+ Cách li nơi ở (sinh cảnh): Do sống ở những nơi khác nhau nên không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính: Do các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
Mỗi loài ruồi khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau.
+ Cách li thời vụ: Do các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên không có điều kiện giao phối với nhau.
Chồn hôi có đốm miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè, còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đông.
+ Cách li cơ học: Do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp.
2. Cách li sau hợp tử
- Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
+ Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết. Ví dụ: Lai cừu với dê tạo được hợp tử nhưng hợp tử chết ngay.
+ Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản: Con lai khác loài có quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ. Ví dụ: Lai ngựa cái với lừa đực tạo được con la (con lai bất thụ).
* Sơ đồ các cơ chế cách li:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 36:
20/07/2024Tính trạng thân xám (A) cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b), 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi cái Ab/aB XDXd với ruồi đực AB/ab XdY được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, dài trắng. Cho rằng tất các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%, 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử
Đáp án B
P: ♀ Ab/aB XDXd ´ ♂ AB/ab XdY
F1: aaB- XdXd = 6/160
XDXd X XdY cho Fi: XdXd = 1/4
—> Vậy F1: aaB- = 6/160 : 1/4 = 0,15
—> Vậy F1: aabb = 0,25 - 0,15 = 0,1
Mà ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái
Vậy ruồi cái cho ab = 0,1: 0,5 = 0,2
Vậy tần số hoán vị gen là f = 40%
—> Số tế bào trứng tham gia giảm phân có hoán vị gen là 80%
—> Số tế bào trứng tham gia giảm phân không có hoán vị gen là 20%
Có hiệu suất thụ tinh là 80% và 100% số trứng thụ tinh phát triển thành cá thể
—> Tổng số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân là 160:1: 0,8 = 200
Vậy SỐ tế bào không xảy ra hoán vị gen là 200 X 0,2 = 40
Câu 37:
20/07/2024Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Vì O2 được tạo ra ở pha sáng, thông qua quá trình quang phân li nước. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nên không tái tạo được NADP+, do đó pha sáng bị ức chế nên không xảy ra quang phân li nước, dẫn tới không giải phóng O2.
STUDY TIP
Bản chất hai pha quang hợp:
-Pha sáng: gồm quá trình oxi hóa nước và các phản ứng cần ánh sáng của giai đoạn quang hóa. Pha sáng tạo ra ATP, NADPH và giải phóng oxi.
-Pha tối: là các phản ứng khử CO2, không cần ánh sáng, ATP và NADPH do pha sáng cung cấp được sử dụng để khử CO2 tạo chất hữu cơ bắt đầu từ đường glucozo
Câu 38:
20/07/2024Trong quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn. Cá thể mang đột biến gen lặn này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây có thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
Đáp án A
Câu 39:
20/07/2024Ở một loài thực vật tứ bội có tính trạng quả ngọt trội hoàn toàn so với quả chua, gen quy định nằm trên NST thường. Biết rằng thể tứ bội chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng về loài này?
1. 1 cơ thể giảm phân tối đa cho 3 loại giao tử.
2. 1 tế bào sinh hạt phấn giảm phân tối đa cho 2 loại giao tử.
3. Giao phấn cây quả ngọt với cây quả chua, ở F1 thu được kiểu hình quả ngọt chiếm tỉ lệ 100% nên cây quả ngọt đem lai chỉ có 1 kiểu gen.
4. Số phép lai tối đa để F1 xuất hiện đồng loạt quả ngọt là 9 nếu không kể vị trí cây đực, cây cái.
Đáp án D
A ngọt » a chua
Các kết luận đúng là (1) (2) (4)
1. Đúng, gen do hai alen quy định thì tạo ra tối đa 3 loại alen AA; Aa; aa
2. Đúng, vì không có hoán vị gen và không đột biến nên giảm phân cho ra 2 loại giao tử
3. Sai, để F1 có 100% quả ngọt thì cây đem lai có 2 trường hợp là AAAA x aaaa; AAAa x aaaa
4. Đúng. Có 9 phép lai có thể xảy ra để F1 xuất hiện đồng loạt quả ngọt:
AAAA x (AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa) AAAa x (AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa)
Câu 40:
20/07/2024Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2:
Đáp án B
F1 đỏ tự thụ —> F2: 7 trắng : 9 đỏ —> tương tác gen 9:7 (A-B-: đỏ; A-bb + aaB- + aabb: trắng) và F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.
F1 x F1: AaBb x AaBb
F2: 1AABB; 2AaBB; 2AABb; 4AaBb; 1AAbb; 1aaBB; 2Aabb; 2aaBb; 1aabb.
đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong dó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ và 5 kiểu gen quy định hoa trắng
Bài thi liên quan
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
60 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
60 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-