30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết ( đề 22)

  • 5292 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

20/07/2024

Mở quang chủ động là phản ứng:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở cây trung sinh, khí khổng mở vào ban ngày hoặc đem cây từ tối ra sáng


Câu 5:

22/07/2024

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:

1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.

2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khí trời lạnh.

3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.

4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Do cây thấp, lá gần mặt đất, dễ xảy ra bão hòa hơi nước

STUDY TIP

Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì gặp độ ẩm không khí bão hòa và đọng lại thành các giọt ở mép lá. Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá


Câu 6:

21/07/2024

Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Trong giảm phân II:

+ Nếu một nhiễm sắc thể A.A của tế bào 1 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ tạo ra 3 loại giao tử: AAA, OA, Aa.

+ Nếu một nhiễm sắc thể A.A của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ cho 3 loại giao tử: AA, AAa, Oa.

+ Nếu một nhiễm sắc thể a.a của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ cho 3 loại giao tử: AA, Aaa, OA.

Vậy chỉ có trường hợp của đáp án A là không xảy ra.


Câu 8:

22/07/2024

Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình giảm phân

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tế bào I đang ở kì giữa của giảm phân I, kết thúc quá trình giảm phân bình thường sẽ hình thành nên 2 loại giao tử là AB, ab.


Câu 12:

20/07/2024

Khi nói về hậu quả của đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

1. Xét ở mức độ phân tử thì phần nhiều đột biến gen là trung tính.

2. Mọi đột biến gen khi đã biểu hiện ra ngoài kiểu hình đều gây hại cho sinh vật.

3. Các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì hậu quả để lại cho sinh vật là như nhau.

4. Các đột biến câm thường là kết quả của đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác.

5. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác tại vị trí thứ 3 của một mã bộ ba thì thường tạo nên đột biến vô nghĩa.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các phát biểu không đúng là: 2, 3, 5

2 sai, các đột biến gen thì phần lớn là có hại hoặc trung tính, vẫn có một tỉ lệ nhỏ các đột biến là có lợi. Đây là cơ sở để cho các loài tiến hóa, hoàn thiện cơ chế thích nghỉ riêng của từng loài.

3 sai, các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì biểu hiện ra bên ngoài là khác nhau.

5 sai, đột biến vô nghĩa là dạng đột biến là xuất hiện sớm mã kết thúc, khiến cho chuỗi acid amin tổng hợp ra bị ngắn đi.


Câu 13:

20/07/2024

Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 15:

20/07/2024

Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì cho hoa đỏ; khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì cho hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 50% và tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 1 cây hoa vàng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tần số alen A là 0,5 ®Cấu trúc quần thể với gen A là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa

Có tỉ lệ cây hoa trắng là 0,1225 = aabb

® Tỉ lệ bb = 0,1225 : 0,25 = 0,49 = (0,7)2

®Tần số alen b là 0,7

® Cấu trúc quần thể với gen B là: 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb

Tỉ lệ cây hoa đỏ A-B- là 0,75 x 0,51 = 0,3825

®Tỉ lệ cây hoa vàng là 1 -0,3825 -0,1225 =0,495

Lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất thu được 1 cây hoa vàng là: 0,3787 =37,87% 


Câu 16:

20/07/2024

Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong số dự đoán đưới đây theo lí thuyết, dự đoán nào không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở gia đình người chồng, bố chồng bình thường mà chị chồng bị bệnh ® gen nằm trên NST thường. Quy ước gen: A: bình thường, a: bị bệnh.

Ta xét các phương án: A. Cấu trúc di truyền của quần thể mà người bố vợ sống trước đó là:

0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa, vậy xác suất người bố vợ mang alen gây bệnh là: 2/11 ® A sai

B. Người bố vợ có kiểu gen (9AA : 2Aa), người mẹ có em trai bị bệnh nên có kiểu gen Aa, vậy người vợ có kiểu gen: (10AA : 11Aa)

Người chồng bình thường có mẹ bị bệnh ® người chồng có kiểu gen: Aa

Xác suất con gái của cặp vợ chồng (10AA : 11Aa) x Aa mang alen gây bệnh là:

(31A : 11a)(1A : 1a) Û (31AA : 42Aa : 11aa), tỷ lệ không mang alen gây bệnh là 53/84 ® B sai.

C. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai thứ 2 không bị bệnh là: 73/84

D. Kiểu gen người cậu ruột của người phụ nữ này là aa.


Câu 17:

20/07/2024

Lai giữa con đực cánh dài, mắt đỏ với cánh dài, mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ kiều hình: 14.75% con đực, mắt đỏ, cánh dài; 18.75% đực mắt hồng, cánh dài; 6.25% đực mắt hồng, cánh cụt; 4% đực mắt đỏ, cánh cụt; 4% đực mắt trắng, cánh dài; 4.5% cái mắt hồng, cánh cụt. Biết kích thước cánh 1 cặp alen quy định (D, d), con đực có cặp NST giới tính XY. Kiểu gen của P là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Kết quả phép lai:

Giới đực

14,75% mắt đỏ cánh dài

18.75% mắt hồng cánh dài

6.25% mắt hồng, cánh cụt

4% mắt đỏ cánh cụt

4% mắt trắng cánh dài

2,25% mắt trắng, cánh cụt

Giới cái:

29.5% mắt đỏ cánh dài

8% mắt đỏ cánh cụt

8% mắt hồng cánh dài

4.5% mắt hồng cánh cụt

Tỉ lệ: đỏ : hồng : trắng = 9:6:1 ®1 trong 2 gen phải nằm trên NST giới tính

Cánh dài : cánh cụt : 3:1 ® P dị hợp về 3 cặp gen

Nếu 3 gen này PLĐL thì đời con phải có tỷ lệ kiểu hình (9:6:1)(3:1)  đề bài.

Quy ước gen: A-B- mắt đỏ, aaB-/A-bb: mắt hồng, aabb mắt trắng. D : cánh dài, d cánh cụt.

Giả sử A và D cùng nằm trên 1 NST thường, B nằm trên NST X.

Ta có kiểu gen của P về gen B: XBY x XBXb ®3XB -:1XbY

Tỉ lệ con đực mắt trắng, cánh cụt (ad/adbb)=2.25%

®ad/ad = 0,0225 : 0,25 = 0,09

®ad = 0,3 là giao tử liên kết.


Câu 18:

20/07/2024

Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai: P: ABabDHdhXEXe×AbaBDHdhXEY. Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở F1 chiếm 8,75%. Cho biết không có đột biến xảy ra, không có đột biến xảy ra, hãy chọn kết luận đúng?


Câu 21:

23/07/2024

Cho các trường hợp sau:

1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.

2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.

3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.

4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.

5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin

6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen là những biến đổi liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit.

Xét các trường hợp đề bài cho:

- Trường hợp 1: Phân tử ADN bị mất một đoạn, đoạn mất chứa 5 cặp nucleotit. Trường hợp này đúng. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 5 cặp nucleotit. Đây là đột biến gen dạng mất

- Trường hợp 2: Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit. Trường hợp này đúng. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 cặp nucleotit. Đây là đột biến gen dạng thay thế

- Trường hợp 3: mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của ARN, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.

- Trường hợp 4: mARN tạo ra sau quá trình phiên mã bị thay thế 1 nucleotit. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của ARN, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.

- Trường hợp 5: Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của chuỗi polipeptit, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.

- Trường hợp 6: Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế ở 1 axit amin. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của chuỗi polipeptit, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.

Vậy có 2 trường hợp được xếp vào đột biến gen.


Câu 22:

20/07/2024

Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra. Nguyên nhân là vì pha sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối. Chất A chính là

Xem đáp án

Chọn đáp án A                                                

Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, carôten và xanthôphyl. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sáng nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hoá). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH


Câu 23:

20/07/2024

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có chất cảm ứng lactozo thì diễn ra các sự kiện nào?

(1)Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein ức chế gắn vào vùng vận hành.

(2)Chất cảm ứng kết hợp với chất ức chế, protein ức chế không gắn được vào vùng vận hành.

(3)Các gen cấu trúc không thực hiện phiên mã được.

(4)ARN polimeraza liên kết với khởi động, các gen cấu trúc hoạt động thưc hiện phiên mã tạo mARN và mARN tiến hành dịch mã tổng hợp protein.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khi môi trường có Lactose: Lactozo đã liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian nên protein ức chế bất hoạt và không gắn với vùng vận hành. Enzim ARN polimeraza có thể liên kết vào vùng khởi động để tiến hành quá trình phiên mã. Các phân tử mARN tiếp tục dịch mã tổng hợp các enzim thủy phân Lactozo.

Vậy trong các kết luận trên, các kết luận 2, 4 đúng


Câu 24:

20/07/2024

Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nuclêôtit của gen bình thường và các kết luận:

5’ -ATG –TTA –XGA –GGT –ATX –GAA –XTA –GTT –TGA –AXT –XXX –ATA –AAA -3’

(1)Các protêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protêin bình thường.

(2)Các protêin đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protêin bình thường.

(3)Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.

Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trình tự nu của gen bình thường:

5’ -ATG -TTA -XGA -GGT -ATX -GAA- XTA -GTT -TGA -AXT -XXX -ATA -AAA -3’

Trình tự mARN do alen trên quy định:

5’-AUG-UUA-XGA-GGU-AUX-GAA-XUA-GUU-UGA-AXU-XXX-AUA-AAA-3’

Đoạn mARN trên quy định 8 acid amin tính cả acid amin mở đầu

Do alen bị đột biến bị mất T ở vị trí thứ 25. Trình tự alen đột biến trên gen sẽ là:

5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT- GA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’

Trình tự mARN do alen đột biến quy định:

5’ -AUG-UUA-XGA-GGU-AUX-GAA-XUA-GUU- GAA-XUX-XXA-UAA-AA-3’

Đoạn mARN trên quy định 12 acid amin tính cả acid amin mở đầu

Vậy (1) đúng.

(2) sai.

(3) đúng vì alen gây bệnh nằm trên NST giới tính X, là alen lặn nên tỉ lệ biểu hiện kiểu hình ở nam giới là cao hơn.


Câu 26:

20/07/2024

Gen D bị đột biến thành gen d. Cặp alen Dd cùng nhân đôi một số lần đã lấy từ môi trường nội bào tổng số nuclêotit loại A và G là 93.000, trong đó số nuclêotit loại A môi trường cung cấp cho alen D là 21.731, còn số nuclêotit loại G môi trường cung cấp cho alen d là 24.800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 510 nm, đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêotit. Khẳng định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số lượng nucleotit trong gen D và d là: 5100/3,4 x2 =3000

Số phân tử AND được tạo ra từ quá trình nhân đôi là: 93000/3000 =31

Số lần nhân đôi là 31+1=25 ® phân tử ADN nhân đôi 5 lần

Số lượng T của gen D là 21731/31=701

Lượng G của gen D là X = G = 799

Số lượng G của gen d là: 24800/31=800

® Đột biến D thành d là đột biến thay thế cặp T-A thành cặp G-X ® A sai


Câu 29:

20/07/2024

Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân không bình thường khi có một nhiễm sắc thể kép không phân li, kết thúc quá trình nguyên phân này sẽ tạo ra:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Khi nguyên phân thì ở kì sau nếu 1 chiếc NST kép không phân  li thì sẽ dẫn đến hình  thành hai tế bào con có bộ NST 2n + 1 và 2n - 1.


Câu 30:

21/07/2024

Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương án A sai vì đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.

Phương án B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ được phát sinh ở đại Cổ sinh.

Phương án C sai vì thú và chim được phát sinh ở đại Tân sinh.


Câu 31:

20/07/2024

Nồng độ hooc môn aldosteron trong máu cao thì sẽ dẫn tới bao nhiêu hiện tượng sau đây?

I. Huyết áp cao.

II. Độ pH máu giảm.

III. Nồng độ K+ trong máu giảm.

IV. Thể tích địch ngoại bào giảm.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III đúng ® Chọn D. Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: dẫn tới bị bệnh cao huyết áp, độ pH của máu tăng, nồng độ K+  giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin


Câu 32:

20/07/2024

Cho các bằng chứng tiến hóa sau:

(1)Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

(2)Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.

(3)ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

(4)Protein của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

(5)Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

Số bằng chứng tiến hóa là bằng chứng sinh học phân tử:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bằng chứng sinh học phân tử liên quan đến mã di truyền, ADN, protein,... Chọn 1, 3, 4.

STUDY TIP

- Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử: ADN, ARN và protein.

- Tất cả các loại có vật chất di truyền là ADN trừ một số loại virut có vật chất di truyền là ARN. ADN có vai trò là vật chất mang thông tin di truyền. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền.

ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Chính các yếu tố này tạo nên tính đặc trưng cho phân tử ADN của mỗi loài. Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần số lượng và đặc biệt trật tự sắp xếp của các nucleotit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài


Câu 35:

20/07/2024

Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 37:

20/07/2024

Trong những cơ chế hình thành loài sau:

(1) Hình thành loài bằng cách li địa lí.

(2) Hình thành loài bằng cách li tập tính.

(3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

(4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa.

Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các cơ chế xảy ra ở cả động vật và thực vật là (1) (3) (4).

Lai xa và đa bộ hóa có thể xảy ra ở những động vật sinh sản theo hình thức trinh sản.

Cách li tập tính chỉ diễn ra ở động vật


Câu 38:

20/07/2024

Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nguyên nhân hiện tượng này là C

Khi loài cây cảnh bị tiêu diệt, chim sáo bị mất nguồn thức ăn chính nên nhanh chóng suy giảm.

® Điều này tạo thuận lợi cho sâu săn mía phát triển


Câu 39:

22/07/2024

Khi nói về nhóm tuổi, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phát biểu đúng là: A

B sai vì khi nguồn sống giảm, các cá thể non và già có xu hướng chết trước, các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình còn tồn tại nhiều hơn.

C sai, người ta không dựa vào tuổi sinh lý khi xây dựng tháp tuổi.

D sai cấu trúc tuổi còn phụ thuộc vào môi trường vì môi trường càng thuận lợi, cá thể càng có thể đạt đến gần hơn tuổi sinh lí của mình.


Câu 40:

20/07/2024

Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Có 5 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen.

(2) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp.

(3) Có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội.

(4) Xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng  III.13 -  III. 14 là 25%.

(5) Cặp vợ chồng I.3 - I.4 không mang alen gây bệnh.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Xét sự quy định bệnh:

Ta có I1, I2 bình thường sinh con bệnh II6, 8 nên gen gây bệnh là gen lặn.

Gen bị bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ nên gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.

Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.

Xét kiểu gen trong từng thế hệ ta có:

I6 bệnh có kiểu gen aa ® Kiểu gen của I1, I2 dị hợp; tương tự với II9, I10 mang kiểu gen Aa.

II8 và III13 có kiểu gen aa; III13 nhận a của II8 và 1 alen a của II7 mà II7 có kiểu hình bình thường nên kiểu gen của II7 là Aa. III15 bị bệnh nên mang kiểu gen aa.

Các cá thể có thể xác định chính xác kiểu gen với quy luật trên: I1, I2; II6, 7, 8, 9, 10; III13, 15 ®1 sai vì có 6 người trong phả hệ không xác định chính xác kiểu gen.

Người bị bệnh kiểu gen aa (đồng hợp) ® 2 đúng. I3 hoặc I4 có thể có kiểu gen đồng hợp trội AA hoặc cả hai đều mang kiểu gen dị hợp Aa vì sinh ra II10 mang kiểu gen Aa.

Số người có kiểu gen đồng hợp trội tối đa: II5, 11, 12, I3 hoặc I4 ®3 sai.

II9, II10 mang kiểu gen Aa nên sinh ra con II14 có khả năng mang thành phần kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa

Xác suất sinh con bị bệnh của cặp III.13 - III. 14: (1/3AA : 2/3Aa) x aa ®aa = 2/3 x 1/2 =1/3

Xác suất sinh con trai bệnh: 1/6 ® 4 sai

Cặp vợ chồng I3, 4 phải có 1 trong 2 người có alen gây bệnh mới sinh ra con II10 mang kiểu Aa ® 5 Sai.


Bắt đầu thi ngay