26 đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay (Đề 17)

  • 4683 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

11/07/2024

Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, gây Chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu chống chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trải qua các đời Tổng thống, mục tiêu này vẫn được quán triệt nghiêm túc và thực thi một cách rõ ràng với hàng loạt các hành động như: tiến hành chiến tranh Đông Dương, chạy đua vũ trang can thiệp vào Cu Ba và các nước xã hội chủ nghĩa...Mặc dù, Mĩ đã thất bại trước phong trào cách mạng ở nhiều quốc gia nhưng Mĩ lại thành công trong việc Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô. Và như vậy, trong một chừng mực nào đó Mĩ đã thực hiện


Câu 2:

14/07/2024

Sự kiện nào sau đây báo hiệu một nguy cơ đe dọa an ninh và vị thế của Mĩ trong giai đoạn hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án D

Với sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học - kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội tan rã, Mĩ có tham vọng vươn lên thành một lực lượng sen đầm quốc tế, thiết lập thế giới đơn cực mà Mĩ sẽ lãnh đạo trật tự thế giới đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế với rất nhiều cuộc suy thoái, Mĩ vẫn tiếp tục can thiệp vào khu vực Trung Đông nhưng có phần giảm sút hơn về mức độ. Hiện nay, sự vươn lên mạnh mẽ của các nước lớn đã mở ra xu thế phát triển đa cực của trật tự thế giới mới. Vụ khủng bố ngày 11 - 9- 2001, thực sự trở thành bóng ma thường trực đe dọa an ninh nước Mĩ trong giai đoạn hiện nay khiến Mĩ phải thay đổi lại chính sách đối nội và đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


Câu 3:

18/07/2024

"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, Hoa Kì vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.. Tuy nhiên, với tham vọng làm bá chủ toàn cầu, giới cầm quyền Mĩ đã cho thực thi chính sách đối ngoại chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới với rất nhiều học thuyết và biện pháp khác nhau hòng thiết lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. Chính giới Mĩ luôn cho rằng sứ mệnh của Mĩ là lãnh đạo thế giới tự do và Mĩ cần phải ra tay hành động và để làm được điều này phải dựa vào chính sức mạnh nội tại mà Mĩ đang có đó là tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự. Đó là bản chất của "chính sách thực lực".


Câu 4:

21/07/2024

Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế của các nước Tây Âu kể cả các nước bại trận và thắng trận. Theo quy định của hội nghị Ianta, vùng Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai thuộc phạm vi cai quản của Mĩ. Lúc này, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và nguy cơ " Tây Âu bị cộng sản thôn tính " đang đến gần, Mĩ đã nhanh tay phát động chiến tranh lạnh để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng việc các nước Tây Âu đang cần vốn để phát triển kinh tế Mĩ đã thông qua kế hoạch Mác - san viện trợ cho các nước Tây Âu từ đó lôi kéo họ vào các mưu đồ quân sự. Vì thế mối quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới hai là Các nước Tây Âu phải liên minh chặt chẽ với Mĩ


Câu 5:

16/12/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, Anh nhanh chóng trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu và đứng đầu thế giới. Từ cuối thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu lần lượt hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì địa vị kinh tế của Anh bắt đầu giảm sút nhất là sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Đức. Từ đó đến những năm sau chiến tranh thế giới hai, mặc dù là nước đồng minh thắng trận nhưng kinh tế Anh cũng không thể vượt qua được các nước tư bản như Tây Đức, Mĩ và Nhật Bản và Pháp. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật, Pháp và Tây Đức xuất phát từ việc các nước này đã nhận được nguồn viện trợ khổng lồ của Mĩ sau kế hoạch Mác - san để phát triển kinh tế. Vị trí của Anh trên bàn cờ kinh tế thế giới chỉ còn đứng thứ 4 sau Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.

→ B đúng 

- A sai vì Anh vẫn thuộc nhóm nước tư bản hàng đầu nhưng suy yếu hơn so với Mỹ và dần bị Nhật vượt qua. Tuy nhiên, so với Hà Lan và Pháp, Anh vẫn giữ vị trí kinh tế vượt trội hơn.

- C sai vì Liên Xô không thuộc khối tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Do đó, kinh tế Anh chỉ xếp sau Mỹ, Nhật, và Pháp trong khối tư bản chủ nghĩa, nhưng không bao gồm Liên Xô.

- D sai vì là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa từ năm 1949. Vì vậy, kinh tế Anh chỉ xếp sau Mỹ, Nhật, và Tây Đức trong khối tư bản chủ nghĩa, không bao gồm Trung Quốc.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước trong khối tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Nhật, Tây Đức, và Pháp do những nguyên nhân chính sau:

  1. Thiệt hại từ chiến tranh:

    • Anh bị tàn phá nặng nề bởi Chiến tranh thế giới thứ hai, với nền kinh tế kiệt quệ, cơ sở hạ tầng hư hại nghiêm trọng, và nguồn lực cạn kiệt.
  2. Suy giảm vai trò kinh tế toàn cầu:

    • Sau chiến tranh, vị thế là trung tâm tài chính toàn cầu của Anh bị suy giảm, nhường chỗ cho Mỹ, đồng thời mất dần các thuộc địa và thị trường truyền thống.
  3. Cạnh tranh từ các nước khác:

    • Các nước như Nhật, Tây Đức và Pháp nhanh chóng phục hồi nhờ viện trợ từ Kế hoạch Marshall và áp dụng các chính sách kinh tế hiệu quả, trong khi Anh tụt lại phía sau.
  4. Chậm đổi mới công nghệ:

    • Anh không tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật như các nước khác, dẫn đến năng suất lao động thấp hơn.
  5. Chi phí quốc phòng và duy trì đế chế thuộc địa cao:

    • Anh vẫn phải chi tiêu lớn cho quân sự và quản lý thuộc địa, gây áp lực lên ngân sách quốc gia và làm chậm quá trình phục hồi kinh tế.

Những yếu tố này khiến kinh tế Anh không đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như Mỹ, Nhật, Tây Đức và Pháp trong khối tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh.


Câu 6:

23/07/2024

Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô (8 - 9 - 1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952)


Câu 7:

18/07/2024

Kế hoạch nào của Mĩ nhằm phục hưng các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án C

Kế hoạch Mácsan (6/1947), với kế hoạch này Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời cũng nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu


Câu 8:

11/07/2024

Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?

Xem đáp án

Đáp án C

11 - 7 - 1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước


Câu 9:

14/07/2024

Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với

Xem đáp án

Đáp án C

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật bản đã tiến hành những chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Cùng với sự phát triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng cao vị trí của Nhật bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được bắt đầu với Học thuyết Yoshida theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ để phòng thủ đất nước và tập trung sức phát triển kinh tế. Theo đó, Nhật Bản phải chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với Mĩ.


Câu 10:

26/11/2024

Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ Suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới

Theo SGK Lịch sử 12 trang 45

- Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. 

→ A,B sai.

- Kinh tế Mỹ mất vị trí đứng đầu thế giới vào năm 2014, khi nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP).

→ D sai.

* Tình hình chung

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu đuợc nhiều lợi nhuận nhất

-Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

2. Về kinh tế

- Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đí lại trên biển là của Mĩ.

-  Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.

*Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ

+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật...

+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 ti USD trong chiến tranh).

+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

- Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đổi.

*Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm

+ Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.

+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

+ Do theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi nhiều những khoản lớn.

+ Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ


Câu 11:

14/07/2024

Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn

Xem đáp án

Đáp án B 

Theo SGK Lịch sử 12 trang 49, về kinh tế, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90


Câu 12:

19/07/2024

Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới. Nguyên nhân của sự phát triển này là do Mĩ đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh tế, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và Nhà nước phát huy tốt vai trò điều tiết của mình. Chi phí cho quốc phòng thấp không phải nguyên nhân, thậm chí Mĩ còn đầu tư rất nhiều cho quốc phòng


Câu 13:

11/07/2024

Khối quân sự NATO là tên viết tắt của 

Xem đáp án

Đáp án A

Để tiến thêm một bước trong việc thực hiện âm mưu thống trị thế giới và chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã tiến hành lập ra các khối quân sự xâm lược ở khắp nơi trên thế giới, tập hợp các lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mĩ. Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ đã lập ra khối CENTO ở Trung Cận Đông, khối SEATO ở Đông Nam Á, khối ANZUS ở Nam Thái Bình Dương, Hiệp định an ninh Mĩ - Nhật va trên 2000 căn cứ quân sự rải rác khắp toàn cầu và đưa quân Mĩ đến đóng ở đó. Trong đó, điển hình là khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)- coi đây là công cụ chính trong việc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu


Câu 14:

19/07/2024

Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án

Đáp án A

Kể từ khi Hợp chúng quốc Hoa Kì tuyên bố tách khỏi vương quốc Anh đã mở ra một thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ nhất là sau hai cuộc đại chiến thế giới. Lịch sử ghi nhận Hoa Kì luôn giữ vị trí độc tôn trong phát triển kinh tế vượt xa các nước tư bản già hơn như Anh và Pháp. Trong khoảng 2 thập kỉ sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 và duy nhất của thế giới. Tuy nhiên, với việc chạy đua vũ trang và thực hiện kế hoạch Mác - san, kinh tế Mĩ đã bị giảm sút và chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hai trung tâm kinh tế - tài chính mới là Tây Âu và Nhật Bản. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng vào những năm 70 (thế kỉ XX), kinh tế Mĩ đã không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới.


Câu 15:

25/10/2024

Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới hai, việc chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới thực sự trở thành mối nguy hại đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu của Mĩ.

=> B sai

Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu với rất nhiều biện pháp và học thuyết khác nhau. Khởi đầu là việc Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, phát động "chiến tranh lạnh" sau đó là những hoạt động can thiệp vũ trang hoặc gây chiến tranh xâm lược và thiết lập các khối quân sự tập hợp các lực lượng phản cách mạng dưới sự chỉ huy của Mĩ trên khắp các châu lục

=> C sai

Như vậy, qua các hành động cụ thể cho thấy mục tiêu của chiến lược toàn cầu đã quá rõ ràng là nhằm Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa; Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ; Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

=> D sai

*Tìm hiểu thêm: "NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1991."

1. Kinh tế:

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), từ 1973 – 1982 kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .

2. Đối ngoại:

- Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.

- Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên; giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảng đo, tháng 12/1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” .

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ

 


Câu 16:

12/07/2024

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu bị thiệt hại nặng nề. Lúc này, để lôi kéo đồng minh Mĩ đã đề ra kế hoạch Mác - san cho các nước Tây Âu vay vốn phát triển kinh tế từ đó sẽ thao túng các nước này phục vụ cho những mưu đồ của Mĩ. Do đó, nền kinh tế các nước Tây Âu nhanh chóng phục hồi và các nước này cũng liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại. Cho đến những năm 50, xu thế hòa bình ngày càng phổ biến trong các mối quan hệ quốc tế và phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa lên cao thì các nước Tây Âu đã có những thay đổi trong quan hệ đối ngoại Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ đó đến nay, ở Tây Âu Anh là nước duy nhất luôn luôn ủng hộ Mĩ trong các hoạt động quân sự và can thiệp vũ trang.


Câu 17:

14/07/2024

Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới ?

Xem đáp án

Đáp án B

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu bị thiệt hại nặng nề. Lúc này, để lôi kéo đồng minh Mĩ đã đề ra kế hoạch Mác - san cho các nước Tây Âu vay vốn phát triển kinh tế từ đó sẽ thao túng các nước này phục vụ cho những mưu đồ của Mĩ. Do đó, nền kinh tế các nước Tây Âu nhanh chóng phục hồi và các nước này cũng liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại. Cho đến những năm 50, xu thế hòa bình ngày càng phổ biến trong các mối quan hệ quốc tế và phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa lên cao thì các nước Tây Âu đã có những thay đổi trong quan hệ đối ngoại Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ đó đến nay, ở Tây Âu Anh là nước duy nhất luôn luôn ủng hộ Mĩ trong các hoạt động quân sự và can thiệp vũ trang


Câu 18:

19/07/2024

Sự liên kết đầu tiên giữa một số nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Tổ chức liên kết đầu tiên của các nước Tây Âu là "Cộng đồng than - thép châu Âu". Tổ chức này được thành lập ngày 18 - 4 - 1951 gốm sáu nước Tây Âu là :Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua).


Câu 19:

14/07/2024

Nhân vật nào của nước Mĩ đã đề ra kế hoạch góp phần giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án C

Kế hoạch Mácsan do Ngoại trưởng Mĩ Mácsan đề ra (6/1947), với kế hoạch này Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời cũng nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa


Câu 20:

13/07/2024

Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12, khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới


Câu 21:

21/07/2024

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? 

Xem đáp án

Đáp án C

Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 – 1949), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.


Câu 22:

22/07/2024

Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ bước sang giai đoạn phát triển mới và trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Nguyên nhân của việc kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng xuất phát từ những lợi thế sẵn có cũng như việc tận dụng tối đa nhưng ưu thế bên ngoài mang lại như: Mĩ là quốc gia tham chiến muộn lại xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có nguồn nhân lực dồi dào, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí...Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất chính là việc Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai và nhanh chóng áp dụng nó vào sản xuất. Nhờ đó mà Mĩ luôn là nước đi đầu trong cuộc chạy đua về phát triển kinh tế sau chiến tranh.


Câu 23:

29/10/2024

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là  Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra các cuộc suy thoái.

Vào cuối thế kỉ XIX, Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và nhanh chóng trở thành nước có nền kinh tế tư bản phát triển nhất thế giới. Sau hai cuộc đại chiến thế giới, kinh tế Mĩ vốn đã phát triển lại càng trở nên giàu có nhờ nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển từ sau chiến tranh thế giới hai, những biến động của tình hình thế giới cũng như việc quá chú trọng chạy đua vũ trang thực hiện chiến tranh lạnh đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với toàn bộ nền kinh tế. Có thế thấy, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ lúc này là kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. Hiện tượng này kéo dài đã làm sút giảm vị thế của Mĩ trên bàn cờ kinh tế thế giới.

→ C đúng.A,B,D sai.

* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.

1. kinh tế :

a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:

+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:

1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

4 – Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

2. Khoa học kỹ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

3. Chính trị - xã hội.

a. Chính sách đối nội:

- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...

- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...

b. Chính sách đối ngoại:

- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...

- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:

+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.

+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:

+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới ( ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).

+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ


Câu 24:

20/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ là 

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12, Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9 - 1949) đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ


Câu 25:

13/07/2024

Sự kiện nào ở Tây Âu đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Mĩ và Liên Xô?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Để triển khai, Mĩ đã tăng cường chạy đua vũ trang và can thiệp vào các hoạt động chính trị và quân sự vào các nước khác. Trước sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, mối nguy hiểm bị cộng sản thôn tính toàn bộ châu Âu làm cho chính giới Mĩ hết sức lo ngại và Mĩ đã phải nhanh chóng hoạt động mà trước tiên là ở châu Âu với hành động giúp đỡ thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (9 - 1949) đi theo con đường tư bản chủ nghĩa từ đó lôi kéo Tây Đức vào khối NATO biến nơi đây trở thành tiền đồn chống Cộng ở châu Âu


Câu 26:

13/07/2024

Những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án A

Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước Nhật Bản. Là nước phát xít bại trận lại bị sự tàn phá của hai quả bom nguyên tử của Mĩ làm cho nền kinh tế Nhật Bản càng trở nên kiệt quệ. Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam và hội nghị Ianta, Mĩ sẽ đóng vai trò quản chế Nhật để xây dựng chế độ dân chủ ở Nhật sau chiến tranh. Do vậy, từ năm 1945 đến năm 1952, Mĩ đã chiếm đóng trên đất Nhật và chính phủ Nhật vẫn được duy trì hoạt động. Ngay sau chiến tranh, chính phủ Nhật và Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc ban hành những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tấn công vào thể chế chính trị và hiến pháp cũ của Thiên hoàng đưa Nhật Bản sớm hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Vì vậy, những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới cho nhân dân, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.


Câu 27:

11/07/2024

Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau công cuộc khôi phục kinh tế, Nhật bản nhanh chóng ổn định sản xuất và vươn lên. Giai đoạn 1960 -1973 được coi là "giai đoạn phát triển thần kì " của Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và trở thành trung tâm kinh tế -tài chính thứ hai thế giới sau Hoa Kì. Nguyên nhân của thành công này bắt nguồn từ những cải cách về kinh tế của Nhật thời kì lực lượng đồng minh chiếm đóng đồng thời nó cũng vạch ra những phương hướng và chính sách phát triển kinh tế cho thời kì sau, chuẩn bị "mảnh đất màu mỡ" cho sự nở rộ kì diệu của nền kinh tế Nhật Bản thời kì 1960 -1973. Theo các nhà sử học và các chuyên gia kinh tế, làm nên hiện tượng "thần kì" đó là nhờ : Tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế giới và khả năng tự cường của con người Nhật Bản cũng như việc buôn bán vũ khí làm giàu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam


Câu 28:

11/07/2024

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

Xem đáp án

Đáp án D

Từ năm 1945 trở đi chính sách đối ngoại của Nhật Bản tuy có những đổi mới qua từng giai đoạn, nhưng chính sách ngoại giao cốt lõi và xuyên suốt vẫn là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhật Bản sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư vào quân đội để tập trung phát triển kinh tế


Câu 29:

22/07/2024

Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với Nhật Bản, các nước Tây Âu không có lợi thế từ yếu tố nào dưới đây ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Nhật Bản và Tây Âu đều chịu những hậu quả nặng nề. Cả Nhật Bản và Tây Âu đều áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, tận dụng các yếu tố từ bên ngoài để phát triển kinh tế và phát huy tốt vai trò quản lí của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhật Bản không được thành lập quân đội, mặt khác lại được đặt dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ nên chi phí cho quốc phòng thấp, hầu như không có. Trong khi đó các nước Tây Âu do vẫn phải đầu tư cho quốc phòng để chiếm đóng những thuộc địa, vùng thuộc phạm vi ảnh hưởng được phân chia sau Hội nghị Ianta nên các nước Tây Âu không có được lợi thế này như Nhật Bản


Câu 30:

12/07/2024

Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu" là 

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến lược toàn cầu của Mĩ với tham vọng bá chủ thế giới, được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi của các học thuyết khác nhau. Ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng Mĩ đã thử nghiệm qua hầu hết các học thuyết đó ứng với từng thời kì. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết của chiến lược toàn cầu hóa của Mĩ đều bị thất bại ở Việt Nam. Vì vậy, có thể nói thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 chính là thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu".


Bắt đầu thi ngay