26 đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay (Đề 24)

  • 4682 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954 quân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến hành tiếp quản thủ đô. Ngày 16/5/1955, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.


Câu 2:

11/07/2024

Ba biện pháp chiến lược được Mĩ thực hiện trong thời gian tiến hành "chiến tranh đặc biệt" là:

Xem đáp án

Đáp án C

Để tránh thất bại hoàn toàn ở miền Nam Việt Nam sau cuộc "Đồng khởi" (1959-1960), Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, từ chiến lược "Chiến tranh đơn phương" (l954-1960) sang chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965). Chiến tranh đặc biệt nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ toàn cầu. Với âm mưu cơ bản là "dùng người Việt trị người Việt", để thực hiện kế hoạch chiến lược trên, Mỹ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam số lượng ngày càng lớn "cố vấn" quân sự và lực lượng hỗ trợ chiến đấu. Đồng thời, dựa vào lực lượng quân sự và bằng những cuộc hành quân càn quét, chính quyền Sài Gòn đã ráo riết dồn dân, lập “Ấp chiến lược”. "Ấp chiến lược" được coi là "quốc sách" và gần như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình "bình định" miền Nam. Như vậy, đáp án của câu hỏi phải là xây dựng hệ thống ấp chiến lược - tăng cường cố vấn Mỹ - củng cố ngụy quyền


Câu 3:

18/07/2024

Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ xảy ra vào năm nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo các tác giả SGK Lịch sử lớp 12 thì cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mĩ xảy ra vào năm 1965 - 1966


Câu 4:

14/07/2024

Mỹ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 nhằm hai hướng chiến lược chính là:

Xem đáp án

Đáp án B

Bước vào thứ nhất (đông xuân 1965-1966) với 720000 quân, địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng. (SGK Lịch sử 12)


Câu 5:

13/07/2024

Cuộc hành quân Gian-xơn Ci-ty của Mĩ đánh vào đâu? Vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: Át-tơn-bo-rơ, Xê-đa-phôn, Gian-xơn-ci-ty. Trong đó, cuộc hành quân Gian-xơn-ci-ty là cuộc hành quân lớn nhất và dài ngày nhất được bắt đầu từ ngày tháng 2 đến tháng 4/1967. Trong cuộc hành quân này, Mĩ đã tập trung lực lượng cơ động vô cùng mạnh tấn công vào khu vực Bắc Tây Ninh hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến (Trung ương Cục, Bộ chỉ huy quân giải phóng, Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam) và quân chủ lực của ta, phá kho tàng dự trữ...Như vậy, đáp án của câu hỏi là Chiến khu Dương Minh Châu - tháng 2 đến 19/4/1967.


Câu 6:

11/07/2024

"Phong trào hòa bình" bắt đầu bùng lên ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau năm 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tư do, dân sinh, dân chủ, vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", chống trò hề "trưng cầu dân ý", "bầu cử quốc hội" của Ngô Đình Diệm. Mở đầu là "Phong trào hòa bình" của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn vào tháng 8 - 1954


Câu 7:

14/07/2024

Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12 trang 159: Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất ở 3 314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực.


Câu 8:

21/07/2024

Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất (1954 – 1957) là 

Xem đáp án

Đáp án D

Theo SGK Lịch sử 12 trang 158: Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất"


Câu 9:

14/07/2024

Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân trong khi tình hình thực hiện Hiệp định Giơnevơ thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo SGK Lịch sử 12 trang 157, giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ


Câu 10:

17/07/2024

Miền Bắc đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất trong thời gian nào ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến - tàn dư của chế độ cũ nhằm giải phóng nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ. Công việc này đã được Đảng và chính phủ cho phép triển khai từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954) thì tiếp tục hoàn thành. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cải cách ruộng đất trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân và dân miền Bắc nhằm chuẩn bị để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1956, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Như vậy, đáp án của câu hỏi phải là 1953 - 1956


Câu 11:

19/07/2024

“Chiến tranh đặc biệt “ thuộc hình thức nào trong chiến lược toàn cầu của Mỹ?

Xem đáp án

Đáp án B

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến - tàn dư của chế độ cũ nhằm giải phóng nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ. Công việc này đã được Đảng và chính phủ cho phép triển khai từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954) thì tiếp tục hoàn thành. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cải cách ruộng đất trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân và dân miền Bắc nhằm chuẩn bị để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1956, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Như vậy, đáp án của câu hỏi phải là 1953 - 1956.


Câu 12:

22/07/2024

Từ 1953 - 1957, nước ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?

Xem đáp án

Đáp án B 

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến - tàn dư của chế độ cũ nhằm giải phóng nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ. Công việc này đã được Đảng và chính phủ cho phép triển khai từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954) thì tiếp tục hoàn thành. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cải cách ruộng đất trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân và dân miền Bắc nhằm chuẩn bị để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1956, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất với kết quả là chúng ta đã hoàn thành 5 đợt cải cách ruộng đất

 


Câu 13:

14/07/2024

Năm 1954, Ngô Đình Diệm thành lập "Đảng Cần lao nhân vị" và "Phong trào cách mạng quốc gia" nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau: miền Bắc được hòa bình và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam chưa được hòa bình và phải tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong điều kiện Pháp đã rút khỏi Việt Nam, Mĩ đã từng bước thế chân Pháp để độc chiếm nơi đây bằng việc câu kết với chính quyền Ngô Đình Diệm thiết lập ở miền Nam Việt Nam một chính quyền tay sai thân Mĩ nhằm biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á. Ngô Đình Diệm nhanh chóng tiến hành hàng loạt các hoạt động chống phá cách mạng, ngăn trở việc thực hiện những điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ. Năm 1954, Ngô Đình Diệm đã thành lập "Đảng Cần lao nhân vị" và "Phong trào cách mạng quốc gia" nhằm đả thực - bài phong - chống cộng và thiết lập chính quyền có lợi cho mình.


Câu 14:

16/07/2024

Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa của công cuộc cải cách ruộng đất ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến - tàn dư của chế độ cũ nhằm giải phóng nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ. Công việc này đã được Đảng và chính phủ cho phép triển khai từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954) thì tiếp tục hoàn thành. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cải cách ruộng đất trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân và dân miền Bắc nhằm chuẩn bị để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1956, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Mặc dù còn những sai lầm thiếu sót nhưng việc hoàn thành cải cách ruộng đất đã đưa nông dân lên địa vị người chủ ở nông thôn, giai cấp địa chủ, phong kiến bị đánh đổ và làm cho khối liên minh công nông được củng cố


Câu 15:

18/07/2024

Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong "Chiến tranh cục bộ"?

Xem đáp án

Đáp án B

Thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã làm cho chính giới Hoa Kì lo ngại và phải thay đổi phương thức tác chiến sang "Chiến tranh cục bộ" từ giữa những năm 1965. Khác với Chiến tranh đặc biệt là sử dụng chủ yếu quân đội Ngụy và tay sai, thì sang Chiến tranh cục bộ Mĩ đã tăng cường đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam Việt Nam hòng thay đổi cục diện và nhanh chóng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Do đó, từ năm 1965, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị. Do đó, đáp án của câu hỏi phải là lực lượng quân viễn chinh Mỹ


Câu 16:

14/07/2024

Nội dung của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo các tác giả SGK Lịch sử 12, năm 1969, Ních-xơn lên nắm chính quyền và đề ra chiến lược toàn cầu " Ngăn đe thực tế" và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần ủa Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Do đó, đáp án của câu hỏi phải là quân Ngụy là chủ yếu, quân Mỹ yểm trợ bằng hỏa lực.


Câu 17:

19/07/2024

Trong 3 cuộc hành quân At-tơ-bo-rơ, Xê-đa phôn, Gian-xơn Ci-ty, cuộc hành quân nào lớn nhất ?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: Át-tơn-bo-rơ, Xê-đa-phôn, Gian-xơn-ci-ty. Trong đó, cuộc hành quân Gian-xơn-ci-ty là cuộc hành quân lớn nhất và dài ngày nhất được bắt đầu từ ngày tháng 2 đến tháng 4/1967. Trong cuộc hành quân này, Mĩ đã tập trung lực lượng cơ động vô cùng mạnh tấn công vào khu vực Bắc Tây Ninh hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến (Trung ương Cục, Bộ chỉ huy quân giải phóng, Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam) và quân chủ lực của ta, phá kho tàng dự trữ.


Câu 18:

14/07/2024

Mục đích cuộc hành quân Xê-đa Phôn của Mỹ là gì ?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: Át-tơn-bo-rơ, Xê-đa-phôn, Gian-xơn-ci-ty. Trong đó, cuộc hành quân Xê-đa-phôn đánh vào khu "Tam giác sắt" ( là một khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn) nơi có hệ thống địa đạo mà lực lượng cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn. Cuộc hành quân này được mở ra nhằm diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định và xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc


Câu 19:

20/07/2024

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?

Xem đáp án

Đáp án D

"Ấp chiến lược" được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như xương sống của chiến tranh đặc biệt và nâng lên thành "quốc sách". Chúng coi việc lập "ấp chiến lược" như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền nam


Câu 20:

11/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phải lí do để Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất" ?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12 trang 158, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công – nông, mở rông hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất". Dù trong hoàn cảnh nào, chính quyền ta là chính quyền công – nông – binh nên không thể xây dựng chính quyền do nông dân làm chủ


Câu 21:

11/07/2024

Điểm tương đồng nào dưới đây thể hiện, trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1975 là

Xem đáp án

Đáp án A

Cả ba chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở nước ta từ năm 1961 đến 1975 : Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh đều là những cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ thực hiện nhằm chia cắt lâu dài nước ta. Sử dung quân Mĩ và quân chư hầu là đặc điểm của chiến tranh cục bộ; sử dụng quân đội Sài Gòn làm tiên phong, nòng cốt là đặc điểm của chiến tranh đặc biệt; âm mưu dùng người Việt đánh người Việt là đặc điểm của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh


Câu 22:

20/07/2024

Tháng 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam đã được thành lập với tên gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi Đảng Lao động Việt Nam ra công khai từ Đại hội II (1951), thì Trung ương Cục miền Nam ra đời, thay cho Xứ ủy Nam Bộ có từ năm 1946. Bí thư Trung ương Cục là Lê Duẩn, vốn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và lập lại Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng 10 năm 1954. Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam


Câu 23:

16/07/2024

Cách mạng đã lấy từ tay địa chủ 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ chia cho nông dân nghèo. Là kết quả của

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 3/1955, tại kì họp thứ 4 của Quốc hội đã thông qua nghị quyết tán thành những biện pháp bổ sung cải cách ruộng đất của chính phủ nhằm đặt cơ sở pháp lí cho việc triển khai cải cách ruộng đất trong tình hình mới. Tháng 7/1956, chúng ta đã tiến hành được 5 đợt cải cách ruộng đất và hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ của công cuộc cải cách ruộng đất với kết quả cụ thể như sau: tịch thu 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ của địa chủ chia cho dân cày nghèo. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là cải cách ruộng đất (1953-1956).


Câu 24:

11/07/2024

Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền Bắc nước ta là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong thời gian triển khai chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất Mĩ đã tăng cường ném bom vào các đô thị, khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng, đầu mối giao thông hòng phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng của ta nhưng ác độc hơn chúng còn cho máy bay ném bom vào các khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng từ đó tàn sát đồng bào ta, làm cho ta không đủ nhân lực để tiến hành kháng chiến.


Câu 25:

14/07/2024

Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pa-ri so với Hiệp định Giơ-ne-vơ?

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu như trong Hiệp định Giơnevơ, các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, Mĩ chỉ cam kết tôn trọng Hiệp định mà không chịu sự ràng buộc của Hiệp định, đây là cơ sở để Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Đến Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải "cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Như vậy, điểm hơn hẳn của Hiệp định Pari là lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam


Câu 26:

15/07/2024

Tinh thần "Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng" và khí thế "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:

Xem đáp án

Đáp án C

Ngay từ ngày 25/3/1975, Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã khẳng định thời cơ chiến lược đã đến, phải tập trung nhanh nhất lực lượng, phương tiện để giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ đầu tháng 4 năm 1975, quân dân ta sống trong những ngày hào hùng và sôi động nhất của lịch sử dân tộc. Cả dân tộc ta ra quân trong một mùa Xuân lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.


Câu 27:

20/07/2024

Về quy mô, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) có điểm gì khác so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965)?

Xem đáp án

Đáp án B

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" chỉ diễn ra ở chiến trường miền Nam. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" quy mô mở rộng hơn ra cả miền Bắc thông qua cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là phạm vi chiến trường rộng hơn, ở cả hai miền Nam, Bắc.


Câu 28:

17/07/2024

Nội dung nào dưới đây là điểm mới của chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh so với các loại hình chiến tranh trước đó? 

Xem đáp án

Đáp án B

Sự khác biệt rõ rệt nhất của Việt Nam hóa chiến tranh so với loại hình chiến tranh trước đó: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Từ đó, tạo sự chia rẽ, ngăn cách Việt Nam với các nước XHCN


Câu 29:

15/07/2024

Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo Hiệp định Giơnevơ, các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong Hiệp định Pari, Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam. Như vậy, trong cả hai văn bản, các nước đều cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - là những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, không phải văn bản ghi nhận quyền tự do cơ bản; Cả hai hội nghị đều không có sự tham gia của Trung Quốc và Liên Xô nên phương án hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đúng. Thỏa thuận các bên ngừng bắn đề thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyên giao khu vực chỉ có ở Hiệp định Giơnevơ nên không phải điểm tương đồng


Câu 30:

20/07/2024

Mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam Bắc sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo SGK Lịch sử 12 trang 165, cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước


Bắt đầu thi ngay