(2023) Đề thi thử Sinh học Trường đại học Sư phạm Hà Nội có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học Trường đại học Sư phạm Hà Nội có đáp án
-
198 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Ở tế bào động vật, loại bào quan nào sau đây chứa các enzim thủy phân giúp ngăn chặn sự phá hủy các thành phần của tế bào?
Phương pháp:
Dựa vào chức năng của các bào quan:
Lục lạp: Quang hợp
Lizoxom: Chứa các enzyme thủy phân.
Không bào trung tâm: chứa chất phế thải, muối khoáng,..
Thể Golgi: Đóng gói sản phẩm.
Cách giải:
Ở tế bào động vật, lizoxom chứa các enzim thủy phân giúp ngăn chặn sự phá hủy các thành phần của tế bào.
Chọn B.
Câu 2:
23/07/2024Khi nói về sự khác nhau giữa cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
Khác nhau:
|
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
Kích thước |
Có kích thước rất nhỏ ,bằng tế bào nhân thực |
Có kích thước lớn hơn , gấp 10 lần tế bào nhân sơ |
Cấu tạo |
Có cấu trúc đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh |
Có nhân điển hình hoàn chỉnh.
|
Được tìm thấy ở những sinh vật đơn bào, ví dụ như các loại vi khuẩn. |
Được tìm thấy ở các sinh vật đa bào như động vật, thực vật, nấm,… |
|
Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi, màng nhân.. |
Cách giải:
Sự khác nhau giữa cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Tế bào nhân sơ có vùng nhân, tế bào nhân thực có nhân.
A sai, tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực.
B sai, tế bào nhân sơ không có hệ thống nội màng.
D sai, tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng như tế bào nhân thực mà chỉ có riboxom.
Chọn C.
Câu 3:
19/07/2024Quan sát hình vẽ tế bào đang thực hiện quá trình nguyên phân và cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
Cách giải:
Tế bào có 1 hàng NST kép ở mặt phẳng xích đạo → đang ở kì giữa của nguyên phân.
Xét các phát biểu:
A: Sai, tế bào đang ở kì giữa
B: đúng.
C: sai, tế bào có 4 NST kép, mỗi NST kép có 2 cromatit → có tất cả 8 cromatit.
D: sai, 2n = 4
Chọn B.Câu 4:
25/12/2024Khi nói về miễn dịch, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: A đúng.
B sai, da và niêm mạch thuộc miễn dịch không đặc hiệu.
C sai, đại thực bào và bạch cầu trung tính giết chết vi sinh vật theo cơ chế thực bào.
D sai, miễn dịch dịch thể thuộc hệ thống miễn dịch đặc hiệu.
*Tìm hiểu thêm: "Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thủ phát"
- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát (gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào). Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn nhờ tế bào nhớ, với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, giúp chống lại mầm bệnh hiệu quả.
- Vaccine: Vaccine là biện pháp chủ động để tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa kháng nguyên đã được xử lí, không gây bệnh. Tiêm chủng vaccine giúp phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Câu 5:
22/07/2024Khi trời mưa nhiều ngày làm cho mặt đất bị úng nước. Sau đó, mưa tạnh và nắng xuất hiện, những cây cà tím trồng trên ruộng bị héo. Để cứu sống những cây cà tím, người trồng cà có thể thực hiện những giải pháp sau:
1. Bón thêm phân 2. Xới đất
3. Tạo đường thoát nước cho đồng ruộng 4. Vun luống
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế tưới tiêu hợp lí.
Cách giải:
Mưa nhiều ngày làm mặt đất bị úng → đây là môi trường thiếu oxi làm cho lông hút ở rễ bị tiêu biến, khi nắng lên cây thiếu nước sẽ bị héo.
Để cứu sống cà tím cần:
2. Xới đất
3. Tạo đường thoát nước cho đồng ruộng
4. Vun luống
Chọn B.
Câu 6:
22/07/2024Hãy cho biết nồng độ chất tan nào dưới đây đóng góp vai trò nhiều nhất tạo ra áp suất thẩm thấu của máu?
Phương pháp:
Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất tan trong máu, đặc biệt là nồng độ Na+.
Cách giải:
NaCl là thành phần chủ yếu tạo ra áp suất thẩm thấu của máu.
Chọn CCâu 7:
23/07/2024Trật tự nào dưới đây là đúng khi mô tả sự phân bố các mạch máu trong hệ tuần hoàn theo chiều máu chảy từ tâm thất trái về tâm nhĩ phải của tim?
Phương pháp:
Dựa vào đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn
Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
Cách giải:
Đường đi của máu từ tâm thất trái về tâm nhĩ phải của tim:
Động mạch → Tiểu động mạch → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch.
Chọn A.
Câu 8:
23/07/2024pH máu là một chỉ số nội môi quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tế bào cơ thể. Giá trị pH máu phụ thuộc vào nồng độ H+ trong máu, pH giảm khi H+ máu tăng và ngược lại. H+ máu chủ yếu bắt nguồn từ CO2 máu phản ứng:
CO2 +H2O→H2CO3 → H+ +HCO3-
Hãy cho biết trường hợp nào sau đây làm cho giá trị pH máu tăng lên trong máu?
Cách giải:
A: người bị nôn ói liên tục → Mất nước. Cơ thể bị mất nước có thể làm tăng độ pH của máu. Nguyên nhân là vì khi mất nước, bạn đồng thời cũng bị mất các chất điện giải (như muối và các khoáng chất như natri, kali).
B: vận động thể thao → cơ sản sinh ra axit lactic, CO2 → giảm pH máu.
C: thuốc có tính axit → giảm pH máu.
D: Tắc nghẽn đường dẫn khí → Tồn dư CO2 → giảm pH máu.
Chọn A.
Câu 9:
22/07/2024Khi nói về quá trình nhân đôi ADN có những phát biểu sau:
1. Nhờ tác dụng của enzim, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần để lộ ra 2 mạch khuôn.
2. Enzim ADN-polimeraza chỉ sử dụng một mạch của ADN làm khuôn để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
3. Trên mạch khuôn có chiều 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn okazaki.
4. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành có 1 mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu.
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết: Nhân đôi ADN
Cách giải:
Xét các phát biểu:
(1) đúng, nhờ các enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
(2) sai, nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của ADN.
(3) đúng, do enzyme ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ nên trên mạch khuôn có chiều 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn okazaki.
(4) đúng, đây là nguyên tắc bán bảo tồn.
Chọn B.
Câu 10:
22/07/2024Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào là quan trọng nhất đảm bảo cho các tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập?
Phương pháp:
Các gen phân li độc lập khi nằm trên các NST khác nhau.11
Cách giải:
Các cặp gen quy định các tính trạng tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho các tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
Chọn B.
Câu 11:
22/07/2024Khi nói về sự di truyền của những tính trạng do gen nằm trên vùng tương đồng giữa hai NST X và Y quy định, sự di truyền các tính trạng có thể tuân theo các quy luật di truyền sau:
1. Liên kết gen 2. Hoán vị gen
3. Di truyền liên kết giới tính 4. Phân li độc lập
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Gen nằm trên vùng tương đồng giữa hai NST X và Y → trên X, Y đều có các alen tương ứng.
Cách giải:
Sự di truyền của những tính trạng do gen nằm trên vùng tương đồng giữa hai NST X và Y quy định, sự di truyền các tính trạng có thể tuân theo các quy luật di truyền sau:
1. Liên kết gen
2. Hoán vị gen
3. Di truyền liên kết giới tính
Chọn C.
Câu 12:
22/07/2024Để có thể lựa chọn các cây đậu Hà Lan thuần chủng dùng làm bố mẹ trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành phương pháp nào sau đây?
Phương pháp:
Dựa vào nghiên cứu di truyền của Menđen.
Cách giải:
Đậu Hà lan là loại cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, Menđen đã cho cây đậu Hà Lan tự thụ qua nhiều thế hệ và lựa chọn những cây đậu có tính trạng ổn định.
Chọn D.
Câu 13:
22/07/2024Kiểu giao phối nào dưới đây đảm bảo tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể giao phối
Phương pháp:
Những kiểu giao phối gần, giao phối có chọn lọc và tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử
Cách giải:
Ở quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể giao phối không thay đổi qua các thế hệ.
Chọn CCâu 14:
22/07/2024Khi nói về bệnh ung thư, có những phát biểu sau:
1. Do đột biến trội ở gen tiền ung thư làm cơ thể không kiểm soát được quá trình phân bào.
2. Do đột biến lặn ở gen ức chế khối u dẫn đến cơ thể mất khả năng kiểm soát khối u.
3. Đột biến gen làm phá hủy cơ chế điều hòa quá trình phân bào dẫn đến ung thư.
4. Bệnh ung thư không di truyền do các đột biến chỉ xuất hiện ở tế bào xôma.
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của bệnh ung thư.
Cách giải:
(1) đúng, gen tiền ung thư là gen lặn nếu đột biến thành gen trội sẽ gây ra bệnh ung thư.
(2) đúng, gen ức chế khối u là gen trội nếu đột biến thành gen lặn sẽ gây ra bệnh ung thư.
(3) sai, đột biến gen tế bào tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào dẫn đến hình thành các khối u có thể gây bệnh ung thư .
(4) đúng.
Chọn D.
Câu 15:
14/09/2024Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: A đúng, người ta nuôi cấy mô thực vật để nhân nhanh 1 giống cây quý hiếm.
B đúng, lai sinh dưỡng tạo tế bào lai mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài → thể song nhị bội.
C sai, lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng thuần.
D đúng, dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật.
*Tìm hiểu thêm: "Công nghệ tế bào thực vật"
- Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm → cây mới: Nhân nhanh các giống cây quý, tạo sự đồng nhất kiểu gen của quần thể cây trồng.
- Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp hai tế bào trần) → tạo giống lai khác loài ở thực vật.
- Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm → cây đơn bội (n) cây lưỡng bội (2n).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Câu 16:
22/07/2024Ý nào sau đây là đặc điểm chung của kĩ thuật lai tế bào xôma và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp trong công nghệ gen?
Phương pháp:
Lai tế bào xôma: dung hợp 2 tế bào trần khác loài.
Tạo ADN tái tổ hợp: Đưa ADN của loài khác vào tế bào nhận.
Cách giải:
Đặc điểm chúng của kĩ thuật lai tế bào xôma và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp trong công nghệ gen là tạo sinh vật mang gen từ hai loài khác nhau.
Chọn A.
Câu 17:
23/07/2024Khi nói về vai trò của di - nhập gen đối với sự tiến hoá của quần thể, phát biểu nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Di nhập gen được thể hiện qua:
+ Sự di cư – nhập cư
+ Trao đổi giao tử
Di nhập gen làm thay đổi vốn gen của quần thể (làm phong phú hoặc làm nghèo vốn gen)13
Cách giải:
A đúng, các cá thể nhập cư có thể mang tới các alen mới cho quần thể.
B sai, di nhập gen có thể làm phong phú hoặc làm nghèo vốn gen.
C sai, do thành phần kiểu gen của nhóm nhập cư và xuất cư là khác nhau.
D sai, xuất cư làm thay đổi cả tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Chọn A.
Câu 18:
22/07/2024Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá, có những phát biểu sau:
1. Làm xuất hiện alen mới
2. Làm thay đổi tần số các alen ban đầu
3. Định hướng cho quá trình tiến hoá
4. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa:
- Làm xuất hiện alen mới
- Làm thay đổi tần số các alen ban đầu
- Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá
Cách giải:
Tổ hợp trả lời đúng là: 1, 2, 4
Chọn B.
Câu 19:
22/07/2024Loại đột biến làm thay đổi trình tự gen trước đột biến ABCDE*FGH thành trình tự gen sau đột biến ABCDCDE*FGH thường gây ra hậu quả nào dưới đây? (Dấu * thể hiện vị trí của tâm động)
Phương pháp:
So sánh trình tự gen → dạng đột biến.
Xét các phát biểu.
Cách giải:
Trước đột biến: ABCDE*FGH
Sau đột biến: ABCDCDE*FGH
→ đột biến lặp đoạn CD.
Đột biến lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Chọn B.
Câu 20:
22/07/2024Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai dưới đây tạo ra đời con có số loại kiểu gen nhiều hơn số loại kiểu hình?
I. Aabb x Aabb II. Aabb x aaBb III. aabb x Aabb IV. AaBb x Aabb
Phương pháp:
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng → Tính tích số KG, KH
Cách giải:
Aa x Aa → 3KG, 2KH
bb x bb → 1KG, 1KH
→ Phép lai I đúng
Aa x aa → 2KG, 2KH
bb x Bb → 2KH, 2KG
→ Phép lai II sai
aabb x AAbb → 1KG, 1KH
→ Phép lai 3 sai
Aa x Aa → 3KG, 2KH
bb x Bb → 2KH, 2KG
→ Phép lai 4 đúng
Chọn B.
Câu 21:
22/07/2024Ở một loài hoa, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng thu được F1 phân ly theo tỷ lệ 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cho những cây F1 hoa đỏ giao phấn với nhau, theo lí thuyết F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây?
Cách giải:
A- đỏ; a- trắng.
Đỏ × trắng → 1:1 → P: Aa × aa → F1: 1Aa : 1aa
Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa
Kiểu hình: 3 đỏ: 1 trắng.
Chọn A.
Câu 22:
06/09/2024Cấu trúc di truyền của một quần thể là 0,2AA: 0,3Aa: 0,5aa bị biến đổi thành 100%aa sau một thế hệ. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
* Phương pháp
- Đột biến làm thay đổi tần số alen rất chậm.
- Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen.
- Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi.
- Các yếu tố ngẫu nhiên: Loại bỏ bất kỳ alen nào.
- Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
* Lời giải
- Ta thấy cấu trúc di truyền bị biến đổi mạnh, tất cả các cá thể có kiểu hình trội đều bị loại bỏ.
→ Quần thể này chịu tác động của yếu tố chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội.
→ Chọn C.
* Tìm hiểu "Các nhân tố tiến hóa"
1. Đột biến
- Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.
- Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.
- Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.
- Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
2. Di – nhập gen
- Di – nhập gen hay dòng gen là hiện tượng lan truyền gen từ quân ftheer này qua quần thể khác.
- Di – nhập gen được thực hiện qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, phát tán quả và hạt; ở động vật là hiện tượng di cư.
- Di – nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào số cá thể vào – ra khỏi quần thể
3. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm giao phối có chọn lựa, giao phối gần và tự phối.
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần số kiểu gen đồng hợp.
- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.
4. Chọn lọc tự nhiên
- CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó là niến đổi tần số alen của quần thể.
- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác định.
- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá.
-Tốc độ làm thay đổi tần số alen của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- Chọn lọc chống lại alen lặn: tốc độ đào thải chậm hơn và không thể đào thải hết được alen lặn ra khỏi quần thể.
5. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Trong trường hợp không có đột biến hoặc CLTN hay di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể vẫn có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra.
- Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đối với các quần thể có kích thước nhỏ, không có hướng xác định
- Yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 23:
22/07/2024Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian.
Cách giải:
A sai, giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
B sai, ổ sinh thái gồm giới hạn sinh thái về tất cả các nhân tố sinh thái (gồm cả khoảng thuận lợi, chống chịu).
C đúng.
D sai, chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng nơi ở.
Chọn CCâu 24:
21/07/2024Khi nói về trạng thái cân bằng của quần thể, phát biểu nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi trường.
Cách giải:
Trạng thái cân bằng của quần thể xảy ra khi quần thể sử dụng hết một lượng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường.
Chọn D.
Câu 25:
23/07/2024Kiến đen là loài động vật thường sống trong các vườn cây. Kiến giúp rệp di chuyển từ các lá già lên các lá non và chồi ngọn. Kiến sử dụng đường do rệp bài tiết làm thức ăn. Mối quan hệ giữa kiến và rệp là gì?
Cách giải:
Mối quan hệ giữa kiến và rệp là hợp tác, cả 2 cùng có lợi.
Chọn A.
Câu 26:
22/07/2024Sơ đồ dưới đây thể hiện lưới thức ăn giả định. Các mũi tên thể hiện sự truyền năng lượng qua các bậc dinh dưỡng khác nhau.
Những loài nào vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 1 vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2?
Cách giải:
Các loài vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 1 vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 gồm: I, IV
SVSX |
SVTT 1 |
SVTT 2 |
II |
IV |
I |
II |
I |
|
II |
III |
IV |
Chọn C.
Câu 27:
23/07/2024Khi nói về sự tăng trưởng của quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, có những phát biểu sau đây:
1. Nguồn sống từ môi trường rất dồi dào
2. Không gian cư trú của quần thể không hạn chế
3. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
4. Tiềm năng sinh học là hoàn toàn thuận lợi cho mức độ sinh sản cao của loài.
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Sự tăng trưởng của quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:
- Nguồn sống từ môi trường rất dồi dào
- Không gian cư trú của quần thể không hạn chế
- Tiềm năng sinh học là hoàn toàn thuận lợi cho mức độ sinh sản cao của loài.
Cách giải:
Tổ hợp trả lời đúng là: 1, 2, 4
Chọn D.
Câu 28:
20/07/2024Khi nói về đặc điểm của cây ưa sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Lá nhỏ và dày
2. Lá màu nhạt và mặt lá sáng bóng
3. Lá có tầng cuticun mỏng và ít khí khổng
4. Lá thường xếp nghiêng so với mặt đất
Tổ hợp trả lời nào sau đây là đúng?
Phương pháp:
Đặc điểm của cây ưa sáng gồm:
- Lá nhỏ và dày
- Lá màu nhạt và mặt lá sáng bóng
- Lá thường xếp nghiêng so với mặt đất
Cách giải:
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 4
Chọn A.
Câu 29:
22/07/2024Trình tự của các anticodon trên tARN lần lượt tham gia vào quá trình dịch mã cho 9 codon của một mARN ở một loài sinh vật theo thứ tự sau:
3’-UAX-UGA-GXA-UXA-XGX-GXU-XXA-XXX-*-5’ (Trong đó, dấu * thể hiện vị trí của codon kết thúc)
a) Hãy xác định:
- Trình tự các nuclêôtit của phân tử mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã nói trên. - Trình tự các nucleotit trên hai mạch của gen đó.
b) Một gen đột biến thay thế một cặp nuclêôtit tạo ra từ gen trên quy định chuỗi polipeptit đột biến ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit kiểu dại. Hãy xác định:
- Loại đột biến đã xảy ra, vị trí xảy ra đột biến đó.
- Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit kiểu dại và đột biến.
Cho biết các mã di truyền tương ứng với các axit amin sau: AUG - Met, XGU/XGA - Arg, GXG - Ala, UAG
- bộ ba kết thúc, AGU - Ser, AXU - Thr, GGU/ GGA - Gly.
Cách giải:
a)
Trình tự nucleotit mARN làm khuôn:
tARN: 3’-UAX-UGA-GXA-UXA-XGX-GXU-XXA-XXX-*-5’
mARN: 5’-AUG-AXU-XGU-AGU-GXG-XGA-GGU-GGG-*3’
Trình tự trên ADN:
Mạch gốc: 3’-TAX-TGA-GXA-TXA-XGX-GXT-XXA-XXX-*-5’
Mạch bổ sung: 5’-ATG-AXT-XGT-AGT-GXG-XGA-GGT-GGG-*3’
b)
Đột biến làm số axit amin trong chuỗi polipeptit ít đi → đột biến làm xuất hiện codon kết thúc sớm.
Trên mARN: 5’-AUG-AXU-XGU-AGU-GXG-XGA-GGU-GGG-*3’
Đột biến có thể xảy ra ở codon XGA → UGA (mã kết thúc).
Trình tự axit amin:
Chuỗi pôlipeptit kiểu dại: Met – Thr – Arg – Ser – Ala – Arg – Gly – Gly
Chuỗi polipeptit đột biến: Met – Thr – Arg – Ser – Ala
Câu 30:
22/07/2024Một nghiên cứu được thực hiện ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đánh giá vai trò của thực vật với hàm lượng nitơ có trong đất. Thí nghiệm được tiến hành ở nơi cây rừng đã bị chặt hết, bỏ hoang trong thời gian 2 năm, rừng cây chưa phục hồi. Kết quả nghiên cứu được so sánh với đối chứng là nơi còn rừng và được thể hiện trong biểu đồ sau:
Dựa vào biểu đồ và các thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) So sánh lượng nitơ trong đất giữa nơi có rừng và nơi mất rừng theo thời gian.
b) Nêu ít nhất 3 nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hàm lượng nitơ trong đất ở nơi mất rừng.
Phương pháp:
Quan sát sơ đồ ta thấy ở nơi mất rừng lượng nitơ giảm nhanh chóng theo tháng, còn nơi có rừng thì lượng nitơ trong đất ổn định khoảng 30kg/ha
Cách giải:
a)
Lương nitơ ở nơi có rừng cao hơn nơi mất rừng, cụ thể là:
Trong khoảng thời gian 24 tháng
Nơi mất rừng: lượng nitơ giảm dần từ: 30kg/ha → khoảng 10kg/ha.
Nơi có rừng: lượng nitơ được duy trì ổn định ở mức 30kg/ha.
b. 3 nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hàm lượng nitơ trong đất ở nơi mất rừng:
- Mất rừng làm tốc độ chảy của nước mưa lớn → rửa trôi các chất khoáng trong đất, trong đó có nitơ.
- Nguồn nitơ trong đất một phần là do xác động, thực vật cung cấp, ở nơi không có rừng thì lượng xác động thực vật thấp → nitơ trong đất cũng giảm.
- Một phần nitơ trong không khí được vi khuẩn cố định nitơ trong đất cố định. Các vi khuẩn cố định nitơ có thể sống tự do hoặc cộng sinh với thực vật. Ở nơi mất rừng thì môi trường sống của vi khuẩn cố định nitơ cũng bị giảm → giảm lượng nitơ trong đất.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (377 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Uông Bí (Lần 1) có đáp án- Đề 1 (320 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Uông Bí (Lần 1) có đáp án- Đề 2 (420 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Chuyên Hoàng Thụ, Hòa Bình (Lần 1) có đáp án (402 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (339 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Lương Băc Bằng (Lần 1) có đáp án (313 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Như Xuân, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (234 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (250 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Hoàng Diệu Nguyễn Hiền - Phạm Phú Thứ Lương Thế Vinh (Lần 1) có đáp án (319 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Hàm Long, Bắc Ninh có đáp án (271 lượt thi)