Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

  • 624 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

21/07/2024

Nêu tên biện pháp tu từ trong dòng thơ: Sông trầm tư suy nghĩ dưới chân cầu. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

Biện pháp tu từ nhân hóa “Sông trầm tư suy ngẫm”. 


Câu 3:

23/07/2024

Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau? 

Giản dị thay qua mỗi khúc sông 

Lại có những nhịp cầu như khúc hát 

Ta tưởng như trong cuộc đời dân tộc. 

Không thể thiếu những khúc sông và những nhịp cầu. 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

Gợi ý: 

- Vẻ đẹp giản dị của dòng sông vốn dĩ đã trở thành huyền thoại trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược  (nhịp cầu như khúc hát); sự gắn bó máu thịt của cầu Hàm Rồng và dòng sông Mã đối với lịch sử dân tộc.

- Tình yêu cảu tác giả đối với cây cầu Hàm Rồng và dòng sông Mã. 


Câu 4:

17/07/2024

Những dòng thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? 

Từ nghìn xưa đã có trang thơ 

Trong trận đánh hôm nay cầu đứng vào lịch sử 

Chất thép rung trong nghìn độ lửa 

Của hàng nghìn anh hùng giữ cầu mà ta chưa biết hết tên 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

- Học sinh có thể đưa ra suy nghĩ của bản thân, có lý giải. 

- Suy ngẫm về sức mạnh của con người gắn với bản trường ca hào hùng Hàm Rồng – Sông Mã trong cuộc  kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 

- Trân trọng, tự hào vẻ đẹp giản dị, lạc quan; tinh thần dũng cảm, kiên cường của những người anh hùng “ta  chưa biết tên”. 


Câu 5:

23/07/2024

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày  suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: Trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc. 

2. Giải quyết vấn đề 

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác  nhau miễn là hợp lí, thể hiện rõ về mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước.Có thể theo hướng sau: 

- Trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc giúp mỗi người có nhận thức đúng đắn về đất nước,  con người. 

- Có niềm tin tươi sáng và khát vọng vươn lên đóng góp cho sự phát triển của đất nước. - Sống trung thực, nhân hậu, vị tha, có bản lĩnh vững vàng; chống lại những cám dỗ và luận điệu xuyên tạc,  giả dối,… 

3. Tổng kết vấn đề. 


Câu 6:

18/07/2024

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đẩy nhìn mọi người  nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày  trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay  như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cử ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. 

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau  Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi  Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới  trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.  Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với  nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy  nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 7-8) 

Anh/chị hay phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cảm hứng  nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong  tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.

- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của ông cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

- Khái quát vấn đề: Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cảm hứng  nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài trong đoạn trích. 

II. Phân tích 

1. Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích. 

*) Khái quát hoàn cảnh sống của nhân vật Mị. 

*) Tâm trạng của nhân vật Mị: 

- Mị “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”, tình trạng sống  mà như chết đã được cởi trói. Lần đầu tiên sau những tháng ngày mất ý niệm về thời gian, không gian và bản  thân, Mị có được cảm giác vui sướng khi mùa xuân đến. 

- Trong lòng Mị trỗi dậy khát vọng hạnh phúc: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người  có chồng cũng muốn đi chơi ngày Tết”. 

- Trong men rượu, trong tiếng sáo tha thiết, sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần, thôi thúc Mị vượt thoát khỏi  hoàn cảnh, tìm lại chính mình. 

- Nỗi buồn không buông xuôi → sự phản ứng, không chấp nhận (Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra).

* Hành động

- Mị uống rượu, “lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát” thể hiện sự uất hận, cay đắng của thân phận nô lệ. Cách  Mị uống rượu khiến cho người đọc có chút ngạc nhiên nhưng không thấy vô lí bởi sau bao ngày tháng đau  đớn tủi nhục giờ là lúc Mị được sống lại với chính mình. Cô uống như để quên đi cái phần đời cay đắng vừa qua; như nuốt hờn tủi, như dồn nén căm giận trong lòng. Trong Mị lúc này đang sống lại những kỉ niệm của ngày xưa tươi đẹp, hạnh phúc, (Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay  như thổi sáo...). 

- Muốn đi chơi tết, nhận thức sự tồn tại của bản thân “còn rất trẻ”. Đây là nền tảng nhóm lên ngọn lửa sức  sống trong Mị, để sức sống không lụi tắt 

hẳn, chuẩn bị tiếp cho một sự phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. 

*) Nghệ thuật 

- Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ gần gũi, sinh động, giàu tính biểu cảm,  đậm sắc thải dân tộc; giọng điệu tha thiết... 

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: quá trình chuyển hóa tâm lí nhân vật diễn ra tự nhiên, sinh động phù hợp  với quy luật tình cảm của con người. 

2. Nhận xét cảm hứng nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài trong đoạn trích 

- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích đã thể hiện cảm hứng nhân đạo của ngòi bút Tô  Hoài. Đó là tỉnh yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người luôn biết vươn lên thoát khổ bằng nghị lực, bằng  sự phản kháng mãnh liệt; thể hiện niềm tin vào sức sống bất diệt ở những người lao động bị vùi dập tàn nhẫn  bởi cưởng quyền và thần quyền. 

- Với cảm hứng nhân đạo mới mẻ, có thể xem đoạn trích này nói riêng và Vợ chồng A Phủ nói chung là bài  ca, ca ngợi sự sống con người. 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay