(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án
-
481 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú. Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì. Ngay cả những công việc tưởng chừng nhỏ bé vụn vặt như quét rác, như lau nhà, như bưng bê, như cọ toilet.
Một lần trong kỳ nghỉ của mình, từ ban công phòng khách sạn, tôi nhìn ra bên ngoài ngắm cảnh. Phía đối diện, một khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được xây dựng. Tôi quan sát nhiều người thợ đang làm công việc thường ngày của họ. Người đặt gạch, người hàn sắt, người chuyển vật liệu. Mỗi người một việc. Và tôi nhớ về Yu Pang-lin, một trong những tỉ phú giàu nhất Hồng Kông. Ông từng nói rằng: “Kể cả khi cọ toilet, tôi vẫn cố gắng là người cọ sạch nhất”. Và tôi nghĩ: Sẽ như thế nào nếu mỗi người đều chăm chú làm việc, cẩn thận với từng viên gạch, chú ý đến từng nước sơn? Sẽ như thế nào nếu mỗi người thợ đặt tất cả tình yêu của mình vào công việc, làm việc với tất cả sự say mê yêu thích? Nếu vậy, chắc chắn khách sạn được xây dựng lên sẽ đẹp đẽ, hoàn hảo và bền vững biết bao.
Chúng ta dành trung bình từ tám đến mười hai giờ đồng hồ mỗi ngày cho công việc của mình. Tại sao không lựa chọn thái độ tích cực đối với công việc? Như Jiro, như Yu Pang-lin, như những người thợ xây nhìn thấy khách sạn đẹp đẽ từ viên gạch mình cầm. Cuộc sống của chúng ta, sự nghiệp của ta sẽ như thế nào nếu ta đặt tất cả tình yêu của mình vào đó.
Dốc hết tình yêu cho việc ta làm, từng ngày một, lo gì không đạt thành tựu.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018, tr. 97-98)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
21/07/2024Vì sao tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú bởi: Khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó ta sẽ thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.
Câu 3:
21/07/2024Việc tác giả dẫn Yu Pang Lin cùng câu nói của ông có tác dụng như thế nào?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú bởi: Khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó ta sẽ thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.
Câu 4:
23/07/2024Anh/chị có đồng ý với quan niệm Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nghề, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm không? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình. Chú ý lý giải:
Gợi ý:
- Đồng tình với quan điểm được đưa ra.
- Lý giải:
+ Khi hiểu sâu, biết rõ về việc mình đang làm đồng nghĩa với việc chúng ta có kiến thức nền tảng về lĩnh vực đang làm.
+ Từ kiến thức nền tảng đó, chúng ta mới có thể tiến tới nghiên cứu, tìm hiểu mở rộng thêm về công việc đó.
+ Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện ra cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa mà công việc đó mang lại.
Câu 5:
19/07/2024Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày về ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.
* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.
* Giải quyết vấn đề
- Dốc hết tình yêu cho việc mình làm được hiểu là làm việc hết sức, chuyên tâm và không bỏ cuộc giữa chừng.
=> Đây là một đức tính mà tất cả chúng ta cần làm bất cứ một công việc nào. Bởi nếu không dốc sức hết mình chúng ta sẽ không thể nào đi đến đích cuối cùng.
- Chúng ta cần phải dốc sức hết mình vào việc làm bởi:
+ Mỗi một việc luôn tồn tại vô vàn khó khăn, nếu không dốc hết sức mình ta sẽ không bao giờ đạt được thành công.
+ Đem tình yêu vào mỗi công việc mình làm sẽ giúp ta có động lực làm việc.
+ Đem tình yêu vào công việc cũng sẽ giúp ta phấn chấn, hứng khởi làm việc, vượt qua được mọi khó khăn, rào cản.
+ …
- Phê phán những người làm việc nửa vời, làm việc như một cái máy.
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 6:
21/07/2024Đọc đoạn thơ dưới đây:
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong đoạn thơ.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại. Nội dung thơ Tố Hữu hướng tới những sự kiện cách mạng của dân tộc trong thế kỉ XX.
- Bài thơ Việt Bắc ra đời sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954; được coi là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong đoạn thơ.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
- Con đường ra mặt trận – hình ảnh tiêu biểu của thơ ca kháng chiến, đó là con đường vui, đẹp, khí phách anh hùng, sức mạnh. Tố Hữu viết “Những đường Việt Bắc của ta”:
+ Từ những chỉ sự khác biệt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, từ thế bị bao vây chúng ta chuyển sang thế phản công. Lực lượng lớn mạnh để chiếm lĩnh những mặt trận lớn nữa.
+ Việt Bắc: Được đặt vị trí trung tâm, mọi ngả đường ra mặt trận, ngả đường vui, ngả đường lịch sử đều bắt nguồn từ Việt Bắc -> Việt Bắc là cơ quan đầu não.
+ Cụm từ “của ta”: Thể hiện sự sở hữu, sự khẳng định trời và đất của ta. -> Tổ quốc, giang sơn, gấm vóc này sẽ là của ta.
- Hình ảnh đại đoàn quân:
+ Tố Hữu đã sử dụng bút pháp sử thi – nhấn mạnh, tô đậm đến mức thần thoại hóa “Đêm đêm… đất rung”; sử dụng nghệ thuật hài thanh “r” – tạo nên độ rung ngân, cộng hưởng – bước chân của hào khí Đông A, bước chân thần tốc của Nguyễn Huệ và giờ thời đại Hồ Chí Minh đang tiến bước.
+ Hình ảnh “điệp điệp trùng trùng” kết hợp với các từ láy gợi sức mạnh của gió, của nước. Từ láy không chỉ nhấn mạnh sự lớn về lực lượng mà còn thể hiện sự đồng lòng, chung ý chí, chung lí tưởng tạo nên sức mạnh rung trời lở đất.
+ Hình ảnh “ánh sao đầu súng” – hình ảnh có thật “trong những đêm dài hành quân, đầu súng như treo một ánh sao trên bầu trời. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng “ánh sao trên mũ”, ánh sáng của lí tưởng “ánh sao trên lá quốc kì” => Vẻ đẹp tâm hồn của chiến sĩ cách mạng.
- Dân công: Những người cống hiến âm thầm cho Tổ quốc “Dân công… lửa bay”.
- Đỏ đuốc: Nhấn mạnh ý chí như một của dân tộc trong những năm kháng chiến.
- Niềm vui chiến thắng:
+ Thơ Tố Hữu lúc nào cũng lấp lánh ánh sáng “ánh sao”, “đuốc đỏ”, “lửa bay”, “đèn pha”, “ngày mai lên” -> Tố Hữu là nhà thơ của niềm vui lớn.
+ Chiến thắng: điệp từ “vui” lặp lại.
+ Liệt kê nhiều chiến công, niềm vui từ bắc chí nam, từ con người tỏa ra đất trời.
=> Việt Bắc là một khúc hùng ca, Tố Hữu là nhà thơ dân tộc trong việc sử dụng thể thơ lục bát. Ông không chỉ sử dụng thể thơ để thể hiện ân tình, ngọt ngào mà còn diễn tả được sự hừng hực, không khí chiến đấu,… -> Ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ là tình yêu mà còn là khát vọng chiến thắng.
2. Nhận xét về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong đoạn thơ.
- Khuynh hướng sử thi:
+ Đoạn trích đề cập đến những sự kiện, địa danh mang tính lịch sử gợi nhớ đến chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
+ Hình ảnh đoàn quan ra trận với ý thơ phô trương sức mạnh hùng hậu của quân đội ta. Hình ảnh những người lính cũng vì thế mà được hình tượng hóa, mang trong mình sức mạnh có thể đánh tan mọi kẻ thù, đất trời thiên nhiên cũng phải khiếp sợ.
- Cảm hứng lãng mạn được thể hiện qua đoạn trích:
+ Tâm hồn, ý chí, lí tưởng của những người chiến sĩ cách mạng.
+ Ý chí đồng lòng, sức mạnh của tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến.
+ Niềm vui chiến thắng của dân tộc tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người đọc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đoạn trích còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào ánh sáng Cách mạng, tin vào một kỉ nguyên độc lập của dân tộc, không còn áp bức, chỉ còn niềm vui chiến thắng.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (930 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàn Thuyên , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (822 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ninh Giang , Hải Dương (Lần 1) có đáp án (647 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án (451 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (480 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào, Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án (543 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (515 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (1243 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án (757 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (722 lượt thi)