Hội thoại. Khi thảo luận về pháp luật hình sự, hai bạn Nam và Dũng trao đổi với nhau

Trả lời Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 157 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự 

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc hội thoại, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hội thoại. Khi thảo luận về pháp luật hình sự, hai bạn Nam và Dũng trao đổi với nhau:

Nam: Mình thấy trên ti vi các cô chú hay nói về tội phạm, vậy có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là tội phạm không?

Dũng: Theo mình thì, tội phạm là hành vi như trộm cắp, buôn bán ma tuý, buồn bản người. Tội phạm có nhiều loại lãm!

Nam: Vậy, tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho mọi người phải không? Dũng: Dùng, nên hình phạt dành cho tội phạm là nặng nhất.

Nam: Mình thấy trên 18 tuổi là người thanh niên, vậy người 14 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm thì có bị xử lí hình sự không?

Dũng: Có trường hợp người 14 tuổi cũng bị Toà án xét xử đấy, nên chắc là có bị xử lý hình sự.

Trường hợp. K đã đủ 16 tuổi, sử dụng xe đạp điện đi trên đường. Do phóng nhanh, vượt ẩu và không quan sát xung quanh nên đã đâm xe vào chị A làm chị A bị thương nặng phải điều trị trong bệnh viện, tỉ lệ tổn thương cơ thể tới 40%.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét ý kiến của Nam và Dũng về tội phạm, hình phạt trong đoạn hội thoại trên.

b) Trong trường hợp trên, K có lỗi không? Vì sao?

c) K có thể bị xử lí hình sự không? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nhận xét

- Ý kiến của Nam và Dũng về tội phạm đúng nhưng chưa đủ. Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu hình phạt. Tội phạm có nhiều loại và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho mọi người và xã hội.

- Ý kiến của Nam và Dũng về hình phạt rất đúng khi cho rằng hình phạt là dành cho tội phạm là nặng nhất, nó là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án quyết định.

- Ý kiến của Dũng khi cho rằng 14 tuổi cũng bị Tòa án xét xử và bị xử lí hình sự là sai. Vì người dưới 14 tuổi không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội.

Yêu cầu b) Trong trường hợp trên, K có lỗi. Vì K có hành vi đi xe đạp điện phóng nhanh, vượt ẩu, không quan sát xung quanh và đâm xe vào chị A làm chị A bị thương nặng phải điều trị trong bệnh viện, tỉ lệ tổn thương cơ thể tới 40%.

Yêu cầu c) K có thể bị xử lí hình sự vì K đã đủ 16 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi của mình gây ra.

 

1 157 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: