Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trả lời Mở đầu trang 14 Bài 3 Lịch Sử 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 220 01/04/2024


Giải Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Mở đầu trang 14 Bài 3 Lịch Sử 9: Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Trong khi Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược thì ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì sao như vậy? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?

Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến sự của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 là:

+ Ảnh hưởng từ cách mạng tháng Mười Nga.

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược ngày càng gay gắt;

+ Lực lượng cách mạng ở các nước đã từng bước trường thành

- Những biểu hiện cho thấy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 là:

+ Nhân dân Ấn Độ thực hiện tẩy chay hàng hóa của Anh và phát triển nền kinh tế dân tộc

+ Ở Trung Quốc đã diễn ra phong trào Ngũ Tứ (1919)

+ Ở Việt Nam, trong những năm 1919 – 1930 đã diễn ra nhiều hoạt động đấu tranh của các giai cấp: tư sản dân tộc; tiểu tư sản; công nhân,… Từ năm 1930 – 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động đấu tranh mới, tiêu biểu là: phong trào cách mạng 1930 – 1931; phong trào dân chủ 1936 – 1939…

1 220 01/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: