Giải Lịch sử 9 Bài 11 (Kết nối tri thức): Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 594 10/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Mở đầu trang 49 Bài 11 Lịch Sử 9: Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em có liên hệ đến sự phát triển của quốc gia và khu vực nào? Tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật? Hãy chia sẻ những điều mà em biết.

Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em có liên hệ đến sự phát triển của quốc gia và khu vực nào

Trả lời:

- Hình 11.1 và hình 11.2 gợi cho em biết thông tin về sự phát triển của nước Mĩ và khu vực Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Từ năm 1945 đến năm 1991, Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một giới.

+ Ở Tây Âu, sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, trong những năm 1950 – 1973, các nước Tây Âu đã đạt tốc độ tăng trươgr cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

+ Hiện nay, mặc dù tỉ trọng kinh tế của Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế thế giới giảm dần; song, Mĩ và Tây Âu vẫn là những trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.

1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 9: Khai thác thông tin trong mục, hãy nêu nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Khai thác thông tin trong mục, hãy nêu nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ

Trả lời:

♦ Chính trị

- Đối nội:

+ Nước Mỹ vẫn duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà).

+ Mỹ thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội; đồng thời, ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở trong nước.

- Đối ngoại:

+ Mỹ tập trung triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

+ Lôi kéo các nước nhận viên trợ, thành lập các khối quân sự và thiết lập chính quyền tay sai thân Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Mỹ tìm cách cải thiện quan hệ với Liên Xô bằng việc hạn chế chạy đua vũ trang, với Trung Quốc.

+ Năm 1989, Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

♦ Kinh tế: Từ năm 1945 đến năm 1991, Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần:

- Những năm 1945-1950, kinh tế Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới;

- Từ năm 1950-1991, kinh tế Mỹ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối do sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản.

2. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi trang 51 Lịch Sử 9: Trình bày nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

Trả lời:

♦ Tình hình chính trị

- Giai đoạn 1945-1950:

+ Củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản.

+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ, tham gia khối NATO

+ Khôi phục sự thống trị tại các thuộc địa cũ

- Giai đoạn 1950-1973:

+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh)

+ Tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp)

- Giai đoạn 1973-1991: Thúc đẩy liên kết chính trị, đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu với thoả thuận về việc thành lập Liên minh châu Âu-EU (1991).

♦ Tình hình kinh tế

- Giai đoạn 1945-1950:

+ Khôi phục kinh tế, nhận viện trợ của Mỹ (khoảng 13 tỉ USD) theo kế hoạch Mác-san; năm 1950, kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

+ Lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ

- Giai đoạn 1950-1973:

+ Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

+ Xuất hiện xu hướng liên kết: thành lập Cộng đồng Than-Thép châu Âu (1951) Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (1957)…

- Giai đoạn 1973-1991:

+ Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.

+ Thông qua quyết định xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (Ơ-rô) (1991)

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 51 Lịch Sử 9: Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu và Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về chính trị, kinh tế

Trả lời:

Lĩnh vực

Tóm tắt tình hình

Các nước Tây Âu

Nước Mỹ

Chính trị

- Giai đoạn 1945-1950:

+ Củng cố chính quyền của tư sản.

+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ

+ Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ

- Giai đoạn 1950-1973:

+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ

+ Tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ

- Giai đoạn 1973-1991: Thúc đẩy liên kết chính trị.

- Đối nội:

+ Duy trì nền dân chủ tư sản

+ Ổn định xã hội; ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở trong nước.

- Đối ngoại:

+ Triển khai Chiến lược toàn cầu.

+ Lập các khối quân sự và thiết lập chính quyền tay sai ở nhiều nơi.

+ Năm 1989, Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Kinh tế

- 1945-1950: Khôi phục kinh tế, nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Mác-san

- 1950-1973:

+ Phát triển, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

+ Xuất hiện xu hướng liên kết khu vực.

- 1973-1991:

+ Tăng trưởng chậm lại.

+ Xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (Ơ-rô)

- 1945-1950, kinh tế Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới;

- 1950-1991, kinh tế Mỹ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối do sự vươn lên của các nước Tây Âu và Nhật Bản.

Vận dụng trang 51 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu hoặc Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 và giới thiệu với bạn.

Trả lời:

(*) Tư liệu tham khảo: Quá trình liên kết khu vực ở châu Âu

- Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu".

- Ngày 25- 3-1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. EU ra đời không chỉ nhầm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

- Cơ cấu tổ chức của EU gồm năm cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Toà án châu Âu và một số uỷ ban chuyên môn khác.

- Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3-1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) đã được phát hành, và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.

- Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới. Năm 1990, quan hệ EU-Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Lịch sử 9 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965

1 594 10/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: