Giải Lịch sử 9 Bài 10 (Kết nối tri thức): Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Mở đầu trang 44 Bài 10 Lịch Sử 9: Quan sát hai hình dưới đây, em liên hệ đến quốc gia và khu vực nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có gì nổi bật? Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về điều đó.
Trả lời:
- 2 hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến đất nước Liên Xô và khu vực Đông Âu.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu
1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 9: Trình bày tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị.
- Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị. Tháng 3-1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ được tiến hành. Trong đó, cải tổ chính trị với khẩu hiệu “dân chủ hoá”, “công khai hoá” đã xác lập chế độ đa nguyên, đa đảng và hệ thống chính quyền tổng thống.
- Tháng 3-1990, Đại hội dại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ ba bầu M. Goóc-ba-chốp làm Tổng thống.
- Ngày 19-8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô dã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp, nhưng không thành công. Hệ quả là:
+ Mâu thuẫn chính trị gia tăng, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyển Liên bang bị tê liệt.
+ Các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang.
- Ngày 25-12-1991, M. Gooc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 9: Trình bày tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
- 1946 – 1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- 1950 – giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu, như:
+ Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989-1991.
Câu hỏi 1 trang 46 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, trình bày tình hình xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
♦ Xã hội:
- Cơ cấu xã hội Liên Xô có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và tri thức gia tăng. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% lực lượng lao động trong cả nước và có trên 30 triệu người làm việc trí óc.
- Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
- Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra.
♦ Văn hoá:
+ Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí-thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
+ Liên Xô cũng thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới.
- Khi công cuộc cải tổ được thực hiện, đời sống văn hoá ở Liên Xô trở nên “cởi mở" với tinh thần “dân chủ” và “công khai”. Điều này đem lại luồng không khí mới, kích thích sự sáng tạo văn hoá. Tuy nhiên, do sự buông lỏng quản lí văn hoá của Nhà nước đã thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội trong nước gia tăng.
Câu hỏi 2 trang 46 Lịch Sử 9: Nêu những biểu hiện về sự khủng hoảng và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.
Trả lời:
♦ Biểu hiện sự khủng hoảng của Liên Xô:
- Về chính trị:
+ Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị. Tháng 3-1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ được tiến hành. Trong đó, cải tổ chính trị với khẩu hiệu “dân chủ hoá”, “công khai hoá” đã xác lập chế độ đa nguyên, đa đảng và hệ thống chính quyền tổng thống.
+ Ngày 19-8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô dã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp, nhưng không thành công. Hệ quả là: Mâu thuẫn chính trị gia tăng, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyển Liên bang bị tê liệt. Các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang.
- Về kinh tế: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989-1991.
- Về xã hội:
+ Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
+ Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra.
- Về văn hóa: do sự buông lỏng quản lí văn hoá của Nhà nước đã thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội trong nước gia tăng.
♦ Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 9: Trình bày nét nổi bật về chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
- Từ năm 1944 đến năm 1946, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, đến năm 1989, ban lãnh đạo các Đông Âu phải thực hiện nguyên chính trị và tổ chức tuyển cử tự do. Kết quả là các thế lực chống chủ nghĩa hội đã thắng cử, giành được lãnh đạo đất nước, chế xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu
Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
- Sau khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản và tiến hành công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các nước hợp tác kinh tế trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),...
- Từ những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công nghiệp hoặc công-nông nghiệp.
- Từ giữa những năm 70, nền kinh tế các nước Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm. Hầu hết các nước đều tiến hành cải cách nhưng không cải thiện được tình hình.
- Từ năm 1988, tất cả các nước Đông Âu đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài tăng lên.
- Đến năm 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế bị giải thể.
Câu hỏi 1 trang 48 Lịch Sử 9: Trình bày nét nổi bật về xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Trả lời:
♦ Xã hội:
- Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, ở các nước Đông Âu, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
- Từ cuối những năm 70, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Đông Âu khó khăn. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội giảm sút và tình trạng bất bình gia tăng. Các cuộc bãi công, biểu tình của công nhân xuất hiện ở nhiều nước Đông Âu.
♦ Văn hoá:
- Văn hoá của các nước Đông Âu có bước phát triển vượt bậc. Nạn mù chữ được xoá bỏ với chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí.
- Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, ở các nước Đông Âu xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên.
Câu hỏi 2 trang 48 Lịch Sử 9: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ.
Trả lời:
- Biểu hiện:
+ Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ.
- Nguyên nhân:
+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
+ Thứ năm, chính sách “không can thiệp” của Liên Xô trước cuộc khủng hoảng và sự thỏa hiệp của ban lãnh đạo các nước Đông Âu cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước này.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 48 Lịch Sử 9: Hãy hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) tóm tắt về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991).
Trả lời:
Lĩnh vực |
Tóm tắt tình hình |
|
Liên Xô |
Các nước Đông Âu |
|
Chính trị |
- Sau 1945, Liên Xô thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị. - Chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. - Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị. - 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. |
- Từ năm 1944 đến năm 1946, nhân dân các nước Đông Âu đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. - 1946 – những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu. |
Kinh tế |
- 1946-1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế. - 1950-giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu. - Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. |
- 1945 – 1949, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách. - 1950-giữa những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế nhiều nước Đông Âu có bước phát triển. - Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Đông Âu có dấu hiệu trì trệ. |
Xã hội và văn hóa |
- Sau 1945, cơ cấu xã hội Liên Xô có những biến đổi tích cực. Từ cuối những năm 70, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; xã hội bất ổn. - Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, đạt nhiều thành tựu. |
- Sau 1945, cơ cấu xã hội Đông Âu có những biến đổi tích cực. Từ cuối những năm 70, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; xã hội bất ổn. - Sau năm 1945, văn hoá của Đông Âu phát triển, đạt nhiều thành tựu. |
Vận dụng trang 48 Lịch Sử 9: Sưu tầm và sử dụng tài liệu từ sách, tạp chí và internet, giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô hoặc một nước Đông Âu từ sau năm 1945.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất
Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” bằng việc phóng Sputnik-vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10 giờ 29 phút tối ngày 10/4/1957, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan.
Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm.
Sputnik có thể quan sát được bằng ống nhòm trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Nó truyền tín hiệu vô tuyến trở lại Trái Đất đủ mạnh để ngay cả những vật thu sóng vô tuyến nghiệp dư cũng có thể bắt được. Vào tháng 1/1958, quỹ đạo vệ tinh Sputnik dần thu hẹp như đã được tiên đoán, và con tàu vũ trụ bị đốt cháy trong bầu khí quyển.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Lịch sử 9 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức