Giải Lịch sử 9 Bài 1 (Kết nối tri thức): Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9 Bài 1.

1 2,604 10/08/2024


Giải Lịch sử 9 Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

Mở đầu trang 7 Bài 1 Lịch Sử 9: Hình bên là nhà máy thuỷ điện lớn nhất của châu Âu vào những năm 30 của thế kỉ XX-một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô. Không chỉ vậy, Liên Xô còn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực khác. Hãy chia sẻ thêm một số thành tựu của Liên Xô mà em biết.

Hình bên là nhà máy thuỷ điện lớn nhất của châu Âu vào những năm 30 của thế kỉ XX

Trả lời:

- Một số thành tựu khác của Liên Xô:

+ Hoàn thành khôi phục kinh tế trong những năm 1921-1925 nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP).

+ Tới khoảng năm 1937, Liên Xô vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ).

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

+ Liên Xô là quốc gia đầu tiên phóng tàu vũ trụ vào quỹ đạo Trái Đất.

+ …

1. Nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922

Câu hỏi trang 8 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922.

Trả lời:

- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, quân đội 14 đế quốc đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.

- Trong những năm 1918-1920, nước Nga phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện khó khăn. Từ năm 1919, với việc thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, Nhà nước Xô viết đã kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt như: ngân hàng, đường sắt, ngoại thương, hầm mỏ,...

- Cuối năm 1920, Hồng quân đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhà nước Xô viết đã xoá bộ những bất công trong xã hội, thực hiện quyền tự do dân chủ, quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, với những nội dung cơ bản như:

+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thể bằng chính sách thu thuế lương thực;

+ Thực hiện tự do buôn bán;

+ Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,…

=> Nhờ thực hiện Chính sách kinh tế mới, nước Nga Xô viết đã từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân được cải thiện.

2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945

Câu hỏi 1 trang 9 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941).

Trả lời:

- Thành tựu về kinh tế:

+ Từ tháng 12/1925, Liên Xô thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng. Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1928-1932, 1933-1937), Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

+ Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn.

- Thành tựu về xã hội, văn hoá, giáo dục:

+ Cơ cấu giai cấp trong xã hội có sự thay đổi căn bản. Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

+ Liên Xô đã xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố.

+ Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Câu hỏi 2 trang 9 Lịch Sử 9: Hãy cho biết một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).

Trả lời:

- Một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941) là:

+ Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp;

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,..

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 9 Lịch Sử 9: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những thành tựu tiêu biểu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Hạn chế

Chính trị

Kinh tế

Xã hội, văn hóa, giáo dục

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Hạn chế

Chính trị

- Thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

- Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp;

- Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,..

Kinh tế

- Năm 1937, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn.

Xã hội, văn hóa, giáo dục

- Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

- Xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố.

- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật…

Vận dụng trang 9 Lịch Sử 9: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Bài viết giới thiệu về tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Otrovsky

Chắc hẳn những độc giả yêu thích văn học Nga đều biết đến tác phẩm nổi tiếng: “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Otrovsky. Cuốn tiểu thuyết này được xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1932 sau đó đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam. Cho tới thời điểm này, cuốn sách đã được tái bản 772 lần với tổng ấn lượng lên đến 74 triệu bản.

“Thép đã tôi thế đấy” là một câu chuyện cảm động và sâu sắc về chàng thanh niên Pavel Kochagin – hiện thân của tác giả Otrovsky. Cuốn tiểu thuyết này ra đời khi Otrovsky trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, gian khổ: bị bại liệt, bị mù và bệnh tật không ngừng tàn phá cơ thể. Có thể nói, mỗi trang viết chính là một sự trải nghiệm; đồng thời thể hiện sự cố gắng nỗ lực không ngừng của Otrovsky trong cuộc sống.

Tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” được chia làm 18 chương nói về cuộc đời của một người chiến sĩ Cách mạng: Pavel Korchagin. Anh là một thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước, mang trong mình lòng yêu Tổ quốc cao cả, lí tưởng cống hiến sức trẻ của mình cho Cách Mạng, Đảng cộng sản. Rồi Pavel bị mắc bệnh thương hàn, bại liệt, mù, vôi hóa cuộc sống và phải ngồi xe lăn... Tưởng chừng như những lúc đó, cuộc đời anh đã đặt ra một dấu chấm hết thì anh vẫn không lùi bước trước khó khăn và thách thức, không ngừng tin tưởng và hi vọng. Cuối cùng thì anh cũng tìm ra một cuộc sống mới, một bước ngoặt mới trong cuộc đời: viết sách. Anh lại phấn chấn, giống như được cầm vũ khí mới và quay trở về hàng ngũ chiến đấu. Pavel đã để lại một bài học vô cùng sâu sắc về cuộc sống dành cho biết bao thế hệ độc giả sau này: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”

Có những con người sẽ còn sống mãi với lịch sử, có những trang sách sẽ còn được lưu truyền mãi tới các thế hệ độc giả mai sau, có những bài học về cuộc đời sẽ không bao giờ cũ. Hãy cầm trên tay và thưởng thức “Thép đã tôi thế đấy”

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Lịch sử 9 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 - 1930

Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1 2,604 10/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: