Giáo án Sinh học 10 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành: Quan sát tế bào

Với Giáo án Bài 9: Thực hành: Quan sát tế bào Sinh học lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 9.

1 625 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 Bài 9 (Kết nối tri thức): Thực hành: Quan sát tế bào (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Thực hành làm được tiêu bản tạm thời và quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn).

- Làm được tiêu bản tạm thời tế bào nhân thực và quan sát hình dạng nhân và một số bào quan trên tiêu bản đó.

- Sử dụng được kính hiển vi thành thạo để quan sát tế bào và vẽ được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Phát triển kĩ năng tự đọc, kĩ năng làm tiêu bản quan sát tế bào và sử dụng kính hiển vi.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, phân chia nhiệm vụ để tiến hành các thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và hoàn thiện nội dung bản báo cáo thu hoạch.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (hoặc nhân viên phòng thí nghiệm chuẩn bị)

- Dụng cụ, thiết bị

+ Lam kính, la men, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet hoặc bình rửa có vòi, giấy lọc cắt nhỏ( cỡ 2 cm x 3 cm), dao nhỏ, kim mũi mác, giấy thấm.

+ Kính hiển vi quang học ( vật kính 10 x, 40 x, và 100x).

- Nguyên liệu

+ Nước cất; 12 g xanh methylene (có thể thay xanh methylene bằng màu xanh vitorian, xanh toludine hoặc các thuốc kiềm màu đỏ như fuchsin, safranin); `00 mL ethanol 90%.

+ Các thuốc nhuộm cần được pha với ethanol thành dung dịch gốc nồng độ 10% (tỉ lệ 1:12), lọc kĩ và giữ trong lọ thuỷ tinh màu tối có nút mài. Trước buổi thí nghiệm cần pha dung dịch gốc với nước cất vô trùng (thường pha theo tỉ lệ 1 mL dung dịch gốc và 100 mL nước cất).

+ Nước dưa muối (nước dưa chua, không bị khú), lá thài lài tia hoặc củ hành tây, tế bào niêm mạc trong khoang miệng.

2. Học sinh

- Học kỹ kiến thức cốt lõi các bài 7,8.

- Đọc kỹ nội dung bài 9.

- SGK Sinh học 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Học sinh xác định được nội dung bài học là thực hành là làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Phân biệt được các dụng cụ, hóa chất sử dụng trong giờ thực hành.

b) Nội dung:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về kính hiển vi, và cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào bằng kính hiển vi.

- Học sinh kiểm tra các dụng cụ, hoá chất, mẫu vật cần thiết cho buổi thực hành.

- Học sinh nêu nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm.

- Giáo viên nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập có thể gợi cho ta những điểm khác nhau giữa cách làm tiêu bản.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ khi cần.

- Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên. Hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi học sinh trình bày một nội dung trong phiếu, những học sinh trình bày sau không trùng nội dung với học sinh trình bày trước. Giáo viên liệt kê đáp án của học sinh trên bảng.

- HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Tiến hành thí nghiệm)

Hoạt động 2.1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn)

a) Mục tiêu:

- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ.

- Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.

b) Nội dung:

● Học sinh làm việc nhóm:

- Nhận dụng cụ thí nghiệm, nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu cách làm tiêu bản tạm thời và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu các bước làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào nhân sơ?

+ Nêu cách quan sát tiêu bản tế bào nhân sơ bằng kính hiển vi.

● HS hoạt động nhóm quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn trong khoang miệng) vẽ hình quan sát được và chú thích các thành phần cấu tạo chính.

● HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và qua hoạt động quan sát tế bào nhân sơ.

+ Mô tả kết quả quan sát tế bào nhân sơ, vẽ vào vở hình tế bào quan sát được.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời về cách tiến hành làm tiêu bản và các câu hỏi thảo luận GV yêu cầu.

- Câu trả lời của HS về các câu hỏi ở phần nội dung.

- Hình vẽ trong báo cáo thực hành.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 9 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 8: Tế bào nhân thực

Giáo án Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Giáo án Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Giáo án Bài 12: Truyền tin tế bào

Giáo án Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng

1 625 06/01/2024
Mua tài liệu