Giáo án Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức 2024): Công nghệ tế bào

Với Giáo án Bài 19: Công nghệ tế bào Sinh học lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 19.

1 962 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thực tiễn trong trồng trọt.

- Tìm hiểu được công nghệ tế bào động vật đặc biệt là nhân bản vô tính áp dụng trong y học hiện nay.

- Vận dụng kiến thức về công nghệ tế bào để tìm hiểu về công nghệ tế bào gốc.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin trên internet, thông tin trong sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào thực vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ, biết cách phân công công việc của nhóm.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về công nghệ tế bào.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, giáo án, powerpoint.

- Một số hình ảnh về thành tựu tạo giống bằng công nghệ tế bào.

- Thông tin bổ sung về tạo giống bằng phương pháp công nghệ tế bào.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Tìm hiểu trước ở nhà về công nghệ tế bào.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về công nghệ tế bào.

b) Nội dung:

GV chiếu hình ảnh về món ăn khoai tây chiên chấm tương cà, hình ảnh về cây cà chua, cây khoai tây. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Có cây trồng nào đáp ứng cả hai yếu tố: vừa cho quả cà chua và vừa cho củ khoai tây không?

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở phần Nội dung.

- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Định hướng, giám sát:

+ Quan sát giúp đỡ HS, khơi gợi trí tưởng tượng cho học sinh.

- Cá nhân HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra ý kiến.

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học.

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

* Kết luận:

Cà chua lai khoai tây có tên tiếng Anh là pomato (là một loại cây nhân tạo do người tạo ra) bằng cách lai ghép khoai tây (potato) với cà chua (tomato). Cây này có quả cà chua mọc trên thân, còn củ khoai tây hình thành từ rễ của cùng cây đó mọc trong đất.

Năm 1994, Viện nghiên cứu nhân giống cây trồng Max Planck ở Cologne tại Đức (Max Planck Institute for Plant Breeding Research) đã tạo thành công loại cây có đủ hai loại sản phẩm mong đợi này là quả cà chua và củ khoai tây. Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống này theo phương pháp kinh điển khó và lâu, nên có nhiều nhà khoa học đã tạo sản phẩm tương tự bằng công nghệ tế bào hiện đại, gọi là phép lai soma.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, và trả lời các câu hỏi sau:

1. Em đã biết những thông tin gì về công nghệ tế bào?

2. Công nghệ tế bào động vật là gì?

3. Nguyên lí công nghệ tế bào động vật?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu thông tin và hoàn thành phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 1: Công nghệ tế bào động vật

Đặc điểm

Ý nghĩa

Nhân bản vô tính ở động vật

Liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp gene

c) Sản phẩm học tập:

Dự kiến câu trả lời:

1. Khái niệm:

Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

2. Nguyên lí:

Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hoá thành các loại tế bào khác nhau.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 19 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Giáo án Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Giáo án Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Giáo án Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật

Giáo án Bài 24: Khái quát về virus

1 962 lượt xem
Mua tài liệu